(HBĐT) - Ông Năm đi thăm người bạn già bị ốm tận phố Lồ (Tân Lạc). Chiều khoảng 4 giờ, ông ra ngã ba đón xe về thành phố Hòa Bình. Xe đến chiều chủ nhật đông chật HS-SV từ nhà lên trường. Nhìn xe đông, ông Năm ngần ngại không muốn lên, ông nghĩ nếu không lên về chuyến sau chậm sẽ tối. Anh phụ xe thấy ông ngập ngừng đon đả mời ông lên xe.

 

Ông Năm len người qua cửa, đứng nhìn trước, nhìn sau thì có hàng ghế có mấy cháu đứng lên niềm nở mời:

 

- Ông ơi! Mời ông ngồi vào đây!

 

Ông vui vẻ cảm ơn rồi ngồi xuống. Xe lăn bánh từ từ đến các bến đỗ khách lên xuống trật tự. Trên xe những câu chuyện của các cô, cậu sinh viên cười vui như ngô rang nhưng tuyệt nhiên không có những lời cợt nhả văng tục. Ông Năm tuổi ngoài 70 vui lây với cái vui của tuổi trẻ.

 

Xe đến Cao Phong, một bà lễ mễ xách một túi cam bước lên xe, xe vẫn đông, bà bước vào được một cháu gái xách hộ túi cam đặt vào góc hàng ghế và cũng được cháu mời bà ngồi. Thế là lại có mấy cháu nhường chỗ, mỗi lúc xe chạy xóc, các cháu va vào nhau lại cười vui vô tư như chưa hề có việc gì.

 

Chuyến xe buýt chiều chủ nhật mang niềm vui của mỗi cháu từ nhà ra trường hòa vào không khí tấp nập cuối năm của người đi, về.

 

Ông Năm thấy vui, niềm vui của người già gặp lớp HS-SV trên chuyến xe buýt chiều chủ nhật mang đậm nét đẹp văn hóa ứng xử của lớp tuổi trẻ mà mừng.

 

 

 

                                                              Văn Song (T.T.V)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sự “cạn nghĩ” không đáng có

(HBĐT) - Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, tổ dân phố tôi được các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể sáng kiến tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ nhà giáo trong tổ dân cư. Bởi lẽ những nhà giáo đã nghỉ hưu về tham gia các công tác xã hội rất tích cực, các nhà giáo đương chức về địa phương cũng hoạt động văn nghệ, thể thao, công tác khuyến học nhiệt tình. Mọi nhà giáo đều gương mẫu, đạt gia đình văn hóa.

Nghĩ về người thầy

(HBĐT) - Lời nói dứt khoát của người xưa: “Không thầy đố mày làm nên” là sự khẳng định về vai trò người thầy. Đã đi học là phải có hai đối tượng: người dạy (thầy, cô giáo) và người học (học sinh), dù có sách trong tay học sinh vẫn rất cần sư chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắm của thầy. Thầy đâu chỉ thực hiện chức năng “cầm tay chỉ việc” mà phải chỉ ra đường hướng, cách thức, kỹ năng. Tôn sư trọng đạo là bài học đạo lý và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta.

Ngày mưa lũ, con tựu trường

(HBĐT) - Nhận được giấy báo nhập trường, ngày mai, Hoa phải đi rồi. Đúng ngày, dù trong mưa lũ, Hoa vẫn quyết định đi - cầm tờ giấy báo nhập học của trường Cao đẳng Sư phạm, Hoa mừng lắm vì đã thỏa niềm mong ước của 12 năm đèn sách ở bậc phổ thông. Hoa thầm nghĩ, chỉ hai, ba năm sau Hoa sẽ trở thành cô giáo. Hoa sẽ mang con chữ về cho bọn trẻ quê hương mình.

Cùng chia sẻ

(HBĐT) - Ngay sau cơn bão số 11 đi qua, chương trình truyền hình liên tục cập nhật những thông tin mất mát, đau thương tàn khốc do thiên tai gây ra. Bữa cơm tối được dọn ra đúng lúc những cảnh quay ngập lụt. Nhà cửa đổ nát, cây cối, hoa màu do lũ quét đổ gẫy tơi tả...

Bạn cũ

(HBĐT) - Nghe tin ông Hà ốm nặng phải vào viện cấp cứu. ông Đồng vội bán đàn gà và hai chú lợn choai đang hay ăn chóng lớn để lấy tiền đi thăm. Vợ con ông Đồng biết tính chồng, tính cha, không một lời ca thán, phàn nàn. Bà vào trong buồng đong thêm mấy bò gạo tẻ và một ít gạo nếp mới, cho vào cái bao nhỏ để chồng mang theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục