(HBĐT) - Anh chỉ có một chân, một chân bị cụt trong chiến dịch tây nam Ninh Bình, ống quần buộc túm chỗ đầu gối, cứ lủng la, lủng lẳng.

 

Mỗi lần đi mua giày, anh rất buồn, mua một đôi giầy, trên thực tế chỉ dùng có một chiếc, còn lại một chiếc kia quẳng đi hoặc cứ để nguyên. Lòng tự ti do tàn khuyết, vào những lúc ấy đặc biệt nặng nề, anh không còn dũng khí bước chân vào cửa hiệu giày nữa.

 

Người bán hàng trẻ đẹp, đôn hậu khoảng ngoài 30 tuổi, thấy anh chống nạng cà nhắc vào cửa hàng, chị sững người, mắt chăm chăm nhìn vào bên chân cụt của anh. Anh đã quá quen với những ánh mắt khác lạ, soi mói khi người khác nhìn mình. Trước kia anh hay sửng cồ, gây gổ với những người có cái nhìn vô lễ và tò mò như thế. Bây giờ, anh đã học được đức tính lặng thinh, không to tiếng với ai.

 

Anh “nháy” mắt với chị bán hàng một cái rồi hỏi: “Nhìn chán chưa?”.

Chị bán hàng định thần lại, cúi thấp đầu, nói nhỏ: “Tôi xin lỗi...”.

 

Anh đến trước quầy hàng, lựa chọn giày, chị bán hàng đứng cạnh anh, giới thiệu các mặt hàng, kiểu dáng, cỡ số vô cùng phong phú. Anh nhìn mấy đôi thấy không hợp ý, quay sang một tủ khác. Anh và chị không ai bảo ai, cùng chỉ tay vào một đôi giày thể thao kiểu mới rồi hai người lại cùng liếc mắt, nhìn nhau.

 

Anh ngồi xuống ghế, duỗi cái  chân đơn lẻ ra phía trước. Chị bán hàng ngồi xuống, cẩn thận buộc hộ anh dây giày. Buộc xong, chị bảo anh đi thử mấy bước xem có vừa không.

Anh khó khăn đứng dậy, chống nạng đi tập tễnh mấy bước, kích cỡ, kiểu dáng thế này là ưng ý rồi.

 

Anh nói: “Tôi mua đôi này nhé!”.

 

Anh trả tiền, nghĩ ngợi một lát, đưa chiếc giày cũ và chiếc giày mới  không dùng đến vào trong hộp giấy vừa đựng giày, dùng nạng chỉ vào hộp nói với chị: “Nhờ chị vứt nó đi giúp tôi nhé!”.

 

Anh vừa ra đến cửa, nghe tiếng  chị nói:

 

- Anh có thể chỉ mua một chiếc thôi! Chị mỉm cười nói.

- Chị không nói đùa đấy chứ? Anh nghi hoặc nhìn chị.

 

 

Từ trong ngăn kéo đựng tiền, chị lấy ra một nửa số tiền vừa trả, đưa lại cho anh.

Chị thành thật, khẩn khoản nói: “Bây giờ tôi mới nghĩ ra, anh có thể  chỉ mua một chiếc, nửa giá tiền, nhớ  lần sau đi mua giày, nhất định phải  tìm tôi...”.

 

Anh liếc nhìn cái hộp dưới đất hỏi: “Chiếc này không tính là tôi mua ư?”.

- Không tính!...

 

Anh gật đầu nhìn chị, coi như cảm ơn, anh chống nạng quay người bước đi.

Chị đem vứt chiếc giày cũ, cầm chiếc giày đơn lẻ kia nói với cửa hàng trưởng:

- Chiếc giày này tôi mua đấy! Sau đó lấy trong túi ra số tiền vừa trả lại anh bỏ vào ngăn kéo tiền của cửa hàng.

 

Cửa hàng trưởng không hiểu tại sao, hài hước nói:

 

- Chị vui vẻ giúp người cũng không cần dùng đến cách này đâu. Tan tầm, chị khấp khởi mang chiếc giày thể thao đơn lẻ kia trở về nhà mình.

 

Vừa đi đường, chị vừa nghĩ:  Chàng trai kia cụt chân phải, chồng mình cụt chân trái, họ mỗi người đi một chiếc giày, cùng đứng lên chống  nạng, thế giới này, cuộc đời này vẫn lại cân bằng.

 

 

 

                                                             T.H.T

                            (Xóm Chiềng, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hoa xuyến chi

(HBĐT) - Tháng chạp. Mưa phùn gió bấc triền miên. Ngày nào cũng vậy, phải tới hơn 9 giờ sáng, ông mặt trời mới ló ra khỏi đám mây dè dặt ban tỏa ánh nắng xuống trần gian. Cánh đồng làng De lác đác vài bóng người. Một phần vì rét, phần nữa là từ ngày máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, địa phương quán triệt hạn chế tụ tập đông người. Công việc đồng áng, ai thuận giờ nào thì làm giờ ấy, bất kể sớm, trưa.

Đào thắm

(HBĐT) - Bà lặng lẽ đi ra vườn, thẫn thờ ngắm gốc đào đang mùa ủ nụ. Năm nay đào ra nhiều nụ mà nụ nào cũng to, cũng đẹp. Bà tưởng tượng đến đầu xuân một cây đào thắm nở bung, rực rỡ cả khu vườn.

Nụ cười của lính

(HBĐT) - Bến xe Chiềng Vãng một sáng mùa đông giáp Tết. Sương mù giăng giăng, người ra bến xe đều trùm đầu, đội mũ kín. Khách phương xa về xuôi ăn Tết, lỉnh kỉnh những túi xách, ba lô, vừa đi, vừa thở ra hơi như những làn khói.

Chuyện đời thường: Chuyến xe buýt chiều chủ nhật

(HBĐT) - Ông Năm đi thăm người bạn già bị ốm tận phố Lồ (Tân Lạc). Chiều khoảng 4 giờ, ông ra ngã ba đón xe về thành phố Hòa Bình. Xe đến chiều chủ nhật đông chật HS-SV từ nhà lên trường. Nhìn xe đông, ông Năm ngần ngại không muốn lên, ông nghĩ nếu không lên về chuyến sau chậm sẽ tối. Anh phụ xe thấy ông ngập ngừng đon đả mời ông lên xe.

Những cánh cửa

(HBĐT) - Minh tựa lưng vào cánh cửa, nhìn miên man ra sân. Ngoại vẫn thường ngồi ở chỗ kia, ngay dưới tán cau, bên dưới giàn hoa thiên lý đan rổ, rá. Mới đó thôi cũng đã qua một phần ba thế kỷ. Chẳng còn mấy người đan rổ, đan rá, cũng không còn mấy nhà dùng rổ, rá bằng tre nữa. Thỉnh thoảng, một ông già trong xóm ven chân núi vẫn đi ngang qua bán rổ, rá, thúng mủng. Những chiếc rổ nom hệt như những chiếc rổ ngày xưa của ngoại. Minh tì đầu vào cánh cửa, ngước nhìn lên phía tán cau. Hai thân cau dài, cao, thẳng tắp. Ở nơi bẹ lá ấy có hai tổ chim sẻ. Những thế hệ chim sẻ ra đời, lớn lên rồi bay về chân trời mới từ nơi bẹ lá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục