(HBĐT) - Tạm biệt em dưới giàn thiên lý vàng đượm nắng, tôi cứ nhớ mãi ánh mắt em. Những chiều lộng gió, tôi và Linh thường chạy dọc triền đê. Con đê làng ngoằn ngoèo, hai bờ lau lách, có đôi chim sơn ca làm tổ. Mỗi sáng đi học qua lại có con sơn ca bay vút lên trời xanh, vừa bay, vừa hót. Giọng hót mềm mại, ngọt ngào, ấm áp và trong vắt trên nền trời xanh vào mỗi sớm mai. Giọng hót tuyệt vời, thánh thót khó loài chim nào bì kịp. Tiếng hót hay thế mà cái vẻ bề ngoài nâu xỉn của sơn ca trông đến là tội.
Tôi biết Linh rất yêu và say mê với giọng ca tuyệt vời vào mỗi buổi sớm ấy. Linh bảo:
- Trời đã yêu quý mà ban tặng cho Linh và Hải được thưởng thức giọng hót trong trẻo nhất của sơn ca đấy Linh rất thích loài chim này.
Tôi hăng hái, nếu Linh thích vậy nhất định Hải sẽ bẫy đôi sơn ca này cho Linh. Chuyện này đơn giản thôi, Hải làm được, miễn là Linh thích. Linh giãy nảy:
- Ôi đừng, Hải đừng làm vậy, sơn ca phải bay lên cao thế mới hót hay được, nếu Hải bắt được cho Linh về nhốt nó lại thì tội lắm. Hải nhớ đừng có bẫy chúng đấy, chúng còn có đàn con nữa chứ.
- Thì người ta vẫn nhốt trong lồng và nó vẫn hót đấy thôi nhưng nếu Linh không thích thì thôi, Hải sẽ không bắt nữa.
- Hải nghe thấy không? Tiếng sơn ca nghe hay nhất vào buổi sáng, những hôm trời trong xanh, chúng bay vút lên trời xanh, tiếng hót lẫn vào những tầng mây và tan vào trong gió.
Tuổi thơ tôi ngoài những buổi đến trường còn có cả những ký ức ngọt ngào, trong trẻo như giọng hót của loài chim mà Linh yêu thích.
Rồi bố mẹ Linh chuyển ra thành phố. Linh đi để lại khoảng trống mênh mông trong tâm hồn non trẻ của tôi. Chúng tôi vẫn viết thư cho nhau đều đặn, mỗi mùa hè, em về thăm ngoại chúng tôi lại có dịp ôn lại những kỷ niệm. Bẵng đi mấy năm, chúng tôi mất liên lạc của nhau. Cứ ngỡ Linh đã trở thành nhà báo như Linh vẫn hằng mơ ước, em không trở thành cô phóng viên nhỏ như tôi vẫn nghĩ, điều gì đã khiến Linh thay đổi quyết định như vậy. Trong chuyến công tác vào miền
- Ôi, Hải đến đây từ khi nào vậy? Sao Hải biết Linh ở đây?
- Cũng là tình cờ thôi.
- Vậy Hải ở đây lâu không?
- Ngày mai Hải về rồi.
- Cuộc sống của Hải bây giờ ra sao? Lâu lắm chúng mình không có dịp trò chuyện, không ngờ chúng ta lại mất liên lạc lâu đến vậy. Từ ngày bà mất, Linh cũng ít về quê nên không biết được địa chỉ của Hải.
Cứ vậy, Linh huyên thuyên và hỏi tôi đủ thứ chuyện, tại sao Linh lại hài lòng với công việc này thì tôi không dám hỏi. Dường như có một điều gì đó trong thẳm sâu mà Linh không nói ra nhưng tôi biết ẩn đằng sau nụ cười và câu chuyện rôm rả với tôi là một khoảng trống vắng nào đó.
- Thôi, nhất định Hải phải ở lại đây, chưa về ngay được nhé, khách họ yêu cầu rồi, cuối buổi mình nói chuyện tiếp nhé!
Tôi lặng lẽ nghe Linh hát, nhóm hát của Linh gồm 3 cô gái, Linh hát bài đầu tiên là một làn điệu quan họ. Giọng hát vang rền, day dứt, nuối tiếc của Linh làm tôi nhớ lại ký ức tuổi thơ của tôi và Linh. Đang say sưa với dòng ký ức ngọt ngào Linh chuyển sang một bài hát khác. Nhìn dáng mong manh, yểu điệu của Linh tôi đã không ngờ lúc là giọng trầm ấm của một nam cao, lúc chuyển sang giọng nữ ngọt ngào da diết. Giọng ca cứ hòa quyện mà chỉ là của mình Linh, tôi thực sự bất ngờ thì ra Linh có biệt tài vậy mà đến giờ tôi mới biết. Giọng hát của Linh không kém bất cứ một ca sĩ chuyên nghiệp nào. Linh chuyển sang một bài hát ca trù réo rắt. Khi xuống ngồi bên tôi trong ánh điện lấp lánh tôi thấy những giọt mồ hôi tấm tấm của Linh dù trời hôm nay mát mẻ. Vừa hát, Linh vừa kiêm luôn cả việc bưng bê nước cho khách. Tôi nhìn dáng nhỏ mong manh của Linh mà lòng thấy xót xa.
- Sao Linh lại chọn công việc này trong khi cậu hoàn toàn có thể làm những công việc đỡ vất vả hơn?
- Linh cười, nụ cười giống như mười mấy năm về trước...
Trong câu chuyện dài của Linh, dù rất buồn nhưng tôi vẫn thấy thấp thoáng một niềm tin tưởng vào cuộc sống và cô đã làm được điều đó. Từ khi bố mẹ Linh chia tay, cuộc sống của Linh đã bước sang một ngã rẽ khác. Mẹ không cam chịu cuộc sống nghèo khổ và đã theo một người đàn ông giàu có, bây giờ mẹ đã theo ông ấy sang một phương trời khác rất xa. Chỉ được 3 năm thì mẹ và dượng bị tai nạn giao thông và mẹ ra đi. Một nghệ sĩ đàn bầu như bố chật vật vẫn không đủ sống, bố đã mang chị em Linh đi khắp nơi và phiêu dạt đến thành phố ven sông này. Linh đã bỏ dở ước mơ và không theo học tiếp đại học. Bây giờ, nhóm của Linh là ba cô gái và cả những em bé mồ côi. Cô bạn gái thời ấu thơ với bao kỷ niệm ngọt ngào, bao hy vọng trong lần gặp lại này bất chợt đã làm tôi thất vọng. ước mong tìm lại được Linh, được bày tỏ nỗi niềm sâu kín trong tôi đã không có cơ hội vì Linh đã có một con đường riêng. Cuộc sống của Linh có lúc tưởng chừng như bế tắc. Khi Linh biết được giới tính của mình không bình thường bởi càng lớn cô càng cảm nhận rõ được điều đó... Trải qua bao sóng gió của cuộc sống Linh đã gặp được hai người bạn cùng cảnh ngộ. Họ có chung niềm đam mê đi hát và có một ngôi nhà chung cho những đứa trẻ mồ côi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Hải à. Lúc đầu khi Linh lựa chon công việc này, bố buồn lắm. Bố bảo dù khó khăn thế nào cũng lo cho Linh học hành tử tế. Nhưng đây là do Linh lựa chọn và thấy hài lòng với sự lựa chọn này. Tôi theo Linh ra ngồi trong một quán ven đường lại nghe tiếng hát trong trẻo của một em bé, Linh giới thiệu đó là Mai, bé có năng khiếu nhất trong nhóm của cô. Cô bé có bố mẹ mới mất vì bệnh HIV, may sao em lại không bị, sống với bà ngoại nhưng bà ngoại cũng mới mất, em vừa đi hát, vừa đi học. Giọng hát trong trẻo cất lên, em bé hát bài “Xin làm người hát rong” làm tôi thấy nghẹn lòng. Giọng ca trong trẻo nhưng cũng chất chứa những nỗi buồn mà tuổi các em chưa đáng có. Linh như hiểu được tâm trạng tôi, cô cười.
- Sau đợt thực tế này chắc Hải lại có một loạt bài hay chứ?
- Nhất định rồi Linh à, Hải vẫn muốn một lần Linh trở về quê cùng Hải để lại được chạy trên con đê làng mỗi chiều hè, được nghe tiếng sáo diều vi vu, được cùng nhau nhặt những bông hoa cỏ may găm đầy quần áo. Mới đó mà đã cách xa...
- Linh cũng vậy, Linh lại nhớ, nhà Hải có giàn thiên lý hoa vàng núp trong những chùm lá xanh mà bà vẫn hay hái về nấu cho Linh ăn. Ngày xưa bà vẫn thường bảo sau này xe duyên cho hai đứa Hải - Linh này, chúng cùng lớn lên, cùng ăn hoa thiên lý của bà. Bây giờ Linh vẫn như còn thấy hương thơm dịu dàng của mùi thiên lý năm nào.
Tôi quay về thành phố, lại miên man nhớ ánh mắt trong veo của Linh, nhớ giàn thiên lý hoa vàng năm xưa, nhớ giọng hát trong trẻo sáng nay Linh vừa hát. Nhớ đôi sơn ca hốt hoảng bay vút lên trời xanh vào mỗi sớm mai khi tôi và Linh đến trường qua con đê làng... Giờ về quê, tôi không thấy loài chim ấy nữa. Đôi lần đi làm tôi bắt gặp chúng được nuôi trong những chiếc lồng cao. Nhưng đó là cả một khoảng cách và không thể là bầu trời xanh rộng lớn của những ban mai miền quê yên ả. Dù không bày tỏ được nỗi lòng nhớ thương của tôi với Linh, dù tôi không nói nhưng tôi biết Linh đã hiểu. Trong chặng đường tiếp theo, bài hát sáng nay, khúc vĩ thanh hè phố còn mãi theo tôi trên những dặm đường.
(Trung tâm GDTX Tứ Kỳ, Hải Dương)
(HBĐT) - Ngày Nam lên 6 tuổi, giặc Mỹ kéo hàng đàn máy bay ra đánh phá miền Bắc. Bất kể ngày đêm, tiếng bom nổ, tiếng máy bay rít trên bầu trời vốn lâu nay bình yên giữa núi rừng chỉ nghe tiếng mõ trâu, tiếng tù và, xa xa là tiếng sáo vi vu của bọn trẻ mục đồng.
(HBĐT) - Anh chỉ có một chân, một chân bị cụt trong chiến dịch tây nam Ninh Bình, ống quần buộc túm chỗ đầu gối, cứ lủng la, lủng lẳng.
(HBĐT) - Mưa xuân bay giăng giăng khắp đất, trời và nắng xuân ngập tràn để vạn vật bừng tỉnh sau mùa đông dài im ngủ. Bởi lãng quên không có hoa ở trên đời nên phải chăng những bông hoa nhỏ xinh tôi yêu chỉ khiêm nhường đứng bên bờ dậu.
(HBĐT) - Năm nay mẹ vừa tròn 80 tuổi. Tuổi tuy đã cao nhưng mẹ vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Mẹ dạy con, dạy cháu việc đâu ra đấy. Con cháu muốn làm lễ mừng thọ nhưng mẹ gạt đi:
(HBĐT) - Mới sớm mà ông Nghị đã nhấp nhổm, thay bộ quân phục vẫn nguyên nếp đã lâu ông không mặc. ông dặn với bà “Tôi đi gặp mấy ông bạn để chuẩn bị cho ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều mới về, bữa trưa bà đừng chờ cơm”.
(HBĐT) - Đêm nay, ngày tình yêu trên biển đảo trăng vàng rực sáng và anh đã ra đây bảo vệ biển đảo quê hương.