Chiếc giếng khơi nhà ông Chiến nước trong, không mùi, vị, đun nước hãm chè xanh đậm đà, giữ được hương vị, có tiếng ngon khắp cả làng Bái. Nhiều nhà trong xóm có cụ già nghiện nước chè xanh sai con cháu mang can, quảy thùng đến xin nước về nấu.

 

Ông Chiến năm nay tuổi mới ngoài 60, bước tập tễnh trên một chiếc chân giả ra bờ giếng kéo nước. Nhìn xuống lòng giếng, nước trong vắt, vách giếng bằng đá ong, nước luôn đầy 1/3 lòng giếng, ông nhớ ngày ra trận ở phía Nam, tranh thủ về nghỉ phép mấy hôm để lên biên giới phía Bắc nhận nhiệm vụ mới. Với quân hàm đại úy ở tuổi ngoài 30, anh lại hăm hở lên đường bởi như anh đinh ninh: “Đâu có giặc là ta cứ đi”, mấy ngày nghỉ phép anh đã tranh thủ đào chiếc giếng khơi để ở nhà mẹ và vợ đỡ vất vả.

 

35 năm rồi, thành giếng đã ngả màu rêu phong, tóc mẹ đã bạc, lưng đã còng nhưng nguồn nước giếng khơi vẫn đầy, vẫn trong tận đáy. Nhớ buổi lên trận tuyến Vị Xuyên (Hà Giang) đối mặt với lũ giặc ào ạt tràn sang, trong cuộc chiến, anh chỉ huy đơn vị đánh trả oanh liệt. Một quả pháo của giặc đã làm dập nát chân trái của anh và phải cắt bỏ.

 

Anh trở về được chính quyền, làng xóm giúp đỡ, vợ dạy học trường làng, 2 đứa con anh cũng được học hành đầy đủ.

 

Giờ đây, nghĩ về đồng đội hy sinh, ông thương tiếc và cảm thấy mình vẫn may mắn được trở về quê hương còn nhiều đồng đội đã ngã xuống trên mặt trận Vị Xuyên - Lũng Cú (Hà Giang) và dọc các tỉnh biên giới phía Bắc. Hàng năm, tháng 7 về, mẹ ông đã ngoài 80 tuổi vẫn cần mẫn, lụi cụi ra vườn hái chùm nhãn, cắt nải chuối đặt lên bàn thờ người chồng, người cha đã hy sinh trên mặt trận Điện Biên Phủ. Thắp nén hương thơm, bát nước chè xanh hãm bằng nước giếng khơi thoảng mùi hương chè quê hương. Bà con, các cấp chính quyền đến thăm, động viên tri ân những người đã ngã xuống, người góp phần xương máu cho đất nước mãi mãi trường tồn.

 

 

                                                                Văn Sơn (T.T.V)

 

 

 

 

Các tin khác


Khai thác ngoài quy hoạch

Thời gian gần đây, được Cung đình ưu ái nên hàng trăm dự án điện, đường, trường, trạm ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” được khởi công xây dựng.

Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục