Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.
Vào mùa lũ tháng 8 năm ấy, chiều về, con bìm bịp kêu dồn, báo mùa nước lớn. Về đêm, ở xóm chài ven sông với mấy hộ dân thật tĩnh lặng. Cả khoảng sông đen sậm, rền vang tiếng sấm kèm theo những tia chớp xanh lét, xé toạc cả bầu trời trĩu nặng. Mưa xối xả, mấy chiếc thuyền nhỏ chòng chành trước con nước hung hãn. Trong con thuyền nhỏ nhoi giữa bến Tháu, ông Đũi trằn trọc mãi vẫn chưa ngủ được. Suy nghĩ mông lung, ông nghĩ sức con người thật nhỏ bé trước sự cuồng nộ của thiên nhiên. ông suy tư về cảnh nhà, vợ chồng ông đã gần trọn đời trên sông nước mà cuộc sống vẫn bấp bênh... Biết bà chưa ngủ, ông dặn: “Bà nó à, mai đã là ba mươi tháng tám, Tết Độc Lập đến rồi. Nhà mình phải về quê làm ăn thôi. Sớm mai, bà sắp cái lễ để tôi báo biến với thần sông, thần nước. Đất lề quê thói, vả lại sông nước này cũng đã cưu mang mình gần trọn cuộc đời. Với vợ chồng mình thì chẳng nói làm gì nhưng còn cái Mền, tôi muốn đời nó sau này được bằng chị, bằng em và sớm kiếm được tấm chồng trên đất liền. Mong cho đời nó được hơn vợ chồng mình, bà nó à”. Bà hiểu tính ông, đã nói là làm. Hôm sau, bà dậy sớm và làm theo ý ông. Khi qua, nhìn chỗ con ngủ, bà giật mình thấy cái Mền vẫn ngồi nhìn lên phía bờ sông mà nước mắt lưng tròng. Bà biết con gái bà đã để ý và thương yêu anh bộ đội, dáng cao gầy, da trắng như da con gái vẫn ghé thuyền bà mua rau quả, thực phẩm cho đơn vị. Nghe đâu quê cậu ta trên vùng chợ Bờ, ven sông Đà. Có lần, như có trời, đất xui khiến, bà quay nhìn lại bắt gặp cậu ấy lén đưa lá thư tình cho cái Mền bên mạn thuyền. Hai đứa lúng túng để rơi lá thư, con nước đã vô tình cuốn đi. Về đêm, đợi ông sang thuyền, mấy ông bạn uống trà, bà gặng hỏi: “Con thương cậu bộ đội rồi phải không, mẹ thấy nó đưa thư cho con mà? Mền cúi mặt: Đã có gì đâu mẹ. Mẹ nghĩ vậy chứ có ai thương con đâu. Con gái suốt ngày quanh quẩn trên thuyền, lên bờ còn sợ lạc, ai chịu yêu con chứ? Cũng may, cái thư rơi mất chứ không thì con chỉ còn biết nhảy sông, có biết chữ nào đâu mà đọc”. Mền trả lời mẹ rồi khóc nức nở vì tủi hờn. Nghe con nói mà ruột bà đau như dao cắt. Kiếp sống lênh đênh trên sông nước như một nghiệp chướng với gia đình bà đã bao năm nay. Có an cư mới lạc nghiệp, còn với bà, lúc bến Vôi, lên bến Chương, chợ Bờ rồi xuôi Tu Vũ, Trung Hà. Chỉ tội cho cái Mền từ nhỏ đều sống chung với sóng gió bão giông, bầu bạn với con tôm, con cá, củi rều, rau trái bán đổi trên sông. Bạn bè chẳng có ai để chia sẻ. ơn trời, cực khổ vậy mà nó càng lớn càng xinh đẹp, phổng phao. Cũng đã có vài chỗ xin dạm hỏi mà nó vẫn khăng khăng từ chối. Phải chăng nó muốn chia sẻ nỗi buồn vui cùng bố mẹ? Giọng bà trầm hẳn xuống, kể từ sau đận anh trai con Mền ngã sông đuối nước trên bến Tháu, bà nằm liệt cả năm, tóc rụng trọc cả đầu. Còn ông, ông nghỉ hàng cả năm, hết say đến xỉn rồi đâu laị hoàn đó, ông vẫn sống kiếp lênh đênh nơi sông nước. Bà hiểu con gái bà đã biết khát khao một mái ám gia đình, đã biết ngắm mình qua chiếc gương con mỗi sớm. Vậy mà vợ chồng bà đã quan tâm được gì cho con? Riêng việc thất học của con đã như muối xát cõi lòng bà. Quê ông là một làng quê nghèo cuối sông Đà. Từ nhỏ, ông đã biết bám sông kiếm sống. ông đã gặp bà trên con thuyền định mệnh. Họ đã biết dựa vào nhau tạo lập cuộc sống, đều biết cảm thông để nên vợ thành chồng. Đến nay,cả hai đều đã hai thứ tóc trên đầu.
- Mẹ ơi! Ngày mai nhà mình về quê, không quay lại xứ này nữa đúng không mẹ?
- ừ, Bố mẹ già cả rồi, đâu còn sức để bươn trải nữa. Bố con đã quyết và cũng là hợp lẽ. Nhà ta về quê để làm lại cuộc đời và là bố muốn cho con không phải thua chị, kém em. Là ước muốn của bố mẹ đã từ lâu, nay nước nhà đã nhiều đổi mới, người dân được làm chủ, ai chẳng muốn xây dựng quê hương ngày càng đàng hoàng, to đẹp hơn.
- Nhưng với con..., con... Mền định nói điều gì rồi kịp dừng lại.
- Mẹ biết điều con định nói. Mẹ hiểu. Đừng buồn con ạ. Có duyên phận, chắc nó sẽ tìm con. Bà an ủi con nhưng bà biết con gái bà đang quặn từng khúc ruột.Bà biết, con gái khi đã yêu có mấy ai không phải buồn khổ khi vào cảnh trạng này. Mền mím chặt môi, đăm đăm nhìn ra mé sông mà nước mắt cứ tràn mi.
Ngoài khoang thuyền, ông đang khấn vái đất trời, sông nước, khói hương nghi ngút “... Xin bề trên chứng giám, nay toàn gia tôi xin được dứt nghiệp sông nước, được lên bờ dựng nghiệp. Chỉ mong được mạnh khỏe, ăn nên, làm ra, có bát ăn, bát để và mong cho con Mền sớm có được tấm chồng và được bằng chị, bằng em”.
Sớm mai, từ những chiếc thuyền quanh bến, tiếng nói cười rôm rả. Mọi người đến chia tay người bạn đã bao năm cùng chia ngọt, sẻ bùi với họ trên sông nước, nay về quê.
- Ông bà Đũi về đến quê nhớ điện thoại cho chúng tôi ngay nhé. Từ nay, vắng ông, bến sông này chắc sẽ buồn lắm...
- Tiếng ông Chồi buồn buồn.
- Ông bà không được quên ngày cưới con Mền, nhớ báo tin cho chúng tôi nhé. Giá ông không chê nhà tôi nghèo chắc hai nhà đã là thông gia rồi. Chú Tám Biền nói.
- Tôi về đến là điện thoại ngay, thời nay thật dễ mà, chỉ một cú điện là gặp nhau ngay.
Cuộc chia tay đã đến hồi kết. Chiếc thuyền nhỏ lặng lẽ khua mái chèo qua bến Phương, xuôi chợ Thầy rồi cập bến Phú Minh. Con Mền vẫn khóc sưng cả hai mắt. Bà Đũi mắt cũng đỏ hoe trước những cái vẫy tay đầy lưu luyến của bà con xóm chài .
- Chú Đũi ơ! Ghé thuyền vào cho cháu thưa chuyện. Có tiếng ai đó gọi từ trên bờ. Một bóng áo xanh vẫn hăm hở chạy trong sương theo hướng thuyền trên bờ.
Ông Đũi vội bắt lái rẽ vào. Xa kia bóng dáng cậu lính trẻ chạy bám theo cứ rõ dần.
- Ông ơi, cập bờ đi ông, khi về nhà tôi sẽ kể cho ông nghe. Tiếng bà năn nỉ.
Nhìn khóe mắt khẩn khoản của vợ và ánh mắt vụt sáng lên cuả con gái, ông Đũi đã linh cảm được đây là chàng trai mà con gái ông thường trộm nhớ, thầm yêu và từ bưã nói về quê, nó vẫn khóc thầm đỏ mắt. ông lại tự trách mình đã vô tâm. Cũng may mà hai đứa nó còn kịp gặp nhau lúc này chứ không thì ông sẽ ân hận biết chừng nào.
- Thưa chú, con xin chú cái địa chỉ để sau con còn tìm đến được với chú và em Mền - Cậu lính trẻ nói trong hơi thở gấp sau cuộc dượt đuổi thuyền trên bờ.
Ông Đũi rút mảnh giấy nhỏ gài trên mui thuyền dúi vào tay cậu lính trẻ. “Đây là số điện thoại và địa chỉ mới, chú đã ghi sẵn để tiện liên lạc. Có điều là, yêu thương nhau phải đàng hoàng, anh sớm nhờ người xuống nói chuyện với người lớn cho phải lối”. Từ khi nào, Mền đã ra trước mui thuyền: “Em về quê, anh nhớ giữ sức khỏe. Ra quân, xuống tìm em ngay nhé. Em chờ” - Mền ngập ngừng, như muốn nói thêm nhiều điều. - Anh biết rồi. Dịp nghỉ phép tới, anh đưa bố mẹ xuống thăm quê mới và xin cưới em.
Ông bà Đũi thấy khóe mắt cay cay. Chuyện của mấy mươi năm về trước của họ như hiện về... Từ mai, họ sẽ không còn phiêu diêu trên sông nước với giấc ngủ thấp thỏm chập chờn trước cơn gió lạnh trên con thuyền đã cũ nát. ông nở cười. ông mường tượng tới ngày đám cưới con Mền. Được ngắm nhìn nó trong bộ vay áo cưới lộng lẫy với nụ cười tươi và người dắt tay nó là cậu lính trẻ.
Bước qua ngã rẽ, Mền đã lên bờ đúng ngày Tết Độc Lập. Ngày mà trên khắp mọi miền quê tưng bừng cờ, hoa và âm vang tiếng trống ếch sôi động của trẻ thơ.
Đức Thắng
Khi trời nhập nhoạng tối, dì tôi đi từ buồng trong ra nhà từ đường và lần lượt thắp đèn. Ngọn lửa leo lét bén bấc rồi cháy bùng lên soi sáng những gian nhà. ánh đèn phản chiếu tấm áo lụa trắng dì mặc khiến người dì như tỏa sáng. Tôi ngồi trên chiếc chõng che ngoài sân nhìn vào, có cảm giác như dì tôi làm công việc ấy một cách tỉ mỉ và nghiêm cẩn lắm. Khuôn mặt đẹp của dì khi ấy cũng trở nên huyền ảo. Đó là khoảnh khắc mà tôi luôn chờ đợi nhất trong ngày, kín đáo ngồi ngắm dì. Con mực như cũng giống tôi, giờ khắc dì đi thắp đèn nó đứng ngoài hiên trông vào, dáng vẻ thấp thỏm không yên. Cho đến khi các gian nhà đều đã sáng đèn, dì trở ra sân ngồi cạnh tôi, con mực quấn chân dì ra theo rồi nằm ngoan dưới gầm chõng hóng chuyện.
Chiếc giếng khơi nhà ông Chiến nước trong, không mùi, vị, đun nước hãm chè xanh đậm đà, giữ được hương vị, có tiếng ngon khắp cả làng Bái. Nhiều nhà trong xóm có cụ già nghiện nước chè xanh sai con cháu mang can, quảy thùng đến xin nước về nấu.
(HBĐT) - Tạm biệt em dưới giàn thiên lý vàng đượm nắng, tôi cứ nhớ mãi ánh mắt em. Những chiều lộng gió, tôi và Linh thường chạy dọc triền đê. Con đê làng ngoằn ngoèo, hai bờ lau lách, có đôi chim sơn ca làm tổ. Mỗi sáng đi học qua lại có con sơn ca bay vút lên trời xanh, vừa bay, vừa hót. Giọng hót mềm mại, ngọt ngào, ấm áp và trong vắt trên nền trời xanh vào mỗi sớm mai. Giọng hót tuyệt vời, thánh thót khó loài chim nào bì kịp. Tiếng hót hay thế mà cái vẻ bề ngoài nâu xỉn của sơn ca trông đến là tội.
(HBĐT) - Cuối tuần, mưa giao mùa bất chợt đổ xuống thành phố như vãi sỏi. Mưa quất vào ô cửa kính ràn rạt. Mưa moi móc vào tận cùng những tán lá cây rậm rạp nhất, cào xới tơi tả tổ chim nào đó đã bỏ không. Gió như hờn dỗ, như đồng lõa theo mưa lật sấp lật ngửa vài mảnh bìa cát tông từ đâu đó quăng vương vãi xuống đường. Dũng lặng yên dõi mắt xuống phố, qua ô cửa nhạt nhòa nước mưa. Thành phố úng ngập trong cơn giông chiều.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, vào mùa nước lũ, khi nhà máy thủy điện mở hai cửa xả đáy, ông lại dắt cháu gái ra bờ sông. Dòng nước đỏ ngầu, bọt tung xối xả, rềnh củi sát mép nước dềnh lên, bập xuống. Dân hai bên bờ lao xuống nước, vớt lấy những thân gỗ, những mẩu củi về đun. Năm nào ở đây cũng có người bị chết đuối. Ông dắt con bé đến bên bờ sông, trỏ xuống dòng nước.