Đã hơn 10 năm rồi, chị Thắm đi làm, một mình nuôi đứa con gái lên 5. Bố mẹ hai bên đều ở xa, gia đình nội, ngoại cũng chẳng khá giả gì. Chồng chị, anh Nhường bị tai nạn đã ra đi, để lại hai mẹ con, chị Thắm đột ngột trước sự mất mát tưởng không vượt qua, nhưng nhờ sự đùm bọc của chị em trong cơ quan và công đoàn cơ sở cưu mang, chị đã vực dậy, bước tiếp những tháng ngày gian nan.

Công việc mỗi ngày của chị là khi phố bắt đầu lên đèn, tuy làm lao công vất vả nhưng chị đã nén nỗi đau, tần tảo nuôi con ăn học, ngoài thiên chức làm mẹ, chị lại phải gồng mình làm cột trụ, cái nóc của người cha. Việc của chị thường từ 18h - 22h hàng ngày, kể cả khi thời tiết có khắc nghiệt. Xong việc, chị lại đạp xe về nhà, ngôi nhà cấp 4 trong ngõ nhỏ. Có hôm đi làm về, cái Thảo đã vùi trong chăn ngủ ngon lành, nhìn con, 2 hàng nước mắt chị lại chào rơi vì thương cho sự cô đơn của con và chị.

 

Chị là tổ trưởng tổ môi trường số 3 gồm 5 chị em, phụ trách mấy đoạn đường qua KDC và cơ quan. Chị em trong tổ ai nấy đều cần mẫn, chăm chỉ, làm việc có trách nhiệm, cung đường các chị quản lý đều rất sạch sẽ không chỉ vào những ngày lễ, Tết mà cả những ngày thường. Để đường phố sạch đẹp, năm nào cũng vậy, vào tối mùng 2 Tết, khi các gia đình vui vẻ đón xuân, chị lại lọc cọc đẩy chiếc xe, đánh kẻng. Như đã quen thuộc, ở trong nhà bước ra, cụ Bình cầm phong bì lì xì cho chị với lời nói gọn nhẹ giản đơn: Năm mới, chúc chị khỏe để làm sạch môi trường.

 

Chị cảm ơn cụ mà nước mắt như muốn trào ra vừa mừng, vừa tủi. Là phụ nữ, chị thông cảm với các đồng nghiệp có gia đình và hoàn cảnh khó khăn. Nhận được sự cảm thông, chia sẻ nên nỗi nhọc nhằn của các chị cũng vợi đi mà làm việc, lo toan cho trọn công việc, vẹn việc nhà.

 

Chị thắm miệng nói tay làm, chị nghĩ người phụ nữ sống phải chân tình biết chia sẻ nhường nhịn, động viên nhau, mình phải thương yêu nhau, cái nghề lam lũ của không thương mình thì ai thương mình nữa. Lời nói chân tình, mộc mạc của người tổ trưởng, của người chị cả của 5 chị em được chị em mến yêu, tin tưởng.

 

Là một đảng viên, chị học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ theo chị là làm tốt công việc, thương yêu nhau, không có nghề nào thấp hèn, miễn là hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài 40 tuổi với hoàn cảnh mẹ góa, con côi, chị lo công tác, lo nuôi con. Con ái chị lớn lên biết thương mẹ, học giỏi, không đua đòi, chơi bời vì nó biết hoàn cảnh của mẹ. Thảo được hội khuyến học cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Nhìn con khôn lớn, ngoan ngoãn, học giỏi, chị Thắm như thấy ngọn nến thắp sáng hy vọng trong mai snhà nghèo chứa chan hạnh phúc. Ngoài việc đi làm đêm, ngày ở nhà, chị chăm lo luống rau sau nhà vừa đỡ tiền mua lại có rau sạch. Cái Thảo lúc làm bài xong, đi học về cũng giúp mẹ. Để thêm đồng tiền lương ít ỏi của người công nhân môi trường, chị xin chị Thiệp, chủ sản xuất chổi chít về nhà, mẹ con làm thêm mỗi tháng cũng đỡ đần được dăm, bảy trăm ngàn đồng. Thảo, đứa con gái duy nhất của chị chăm chỉ, học giỏi nhưng có đôi mắt đượm buồn, nỗi buồn mồ côi cha, mẹ lam lũ vất vả, có người chanh chua coi là loại quét rác.

 

Có đêm, công việc phát sinh, mẹ về khuya, Thảo vừa học, vừa chong đèn đợi mẹ, Thảo hình dung nỗi nhọc nhằn của mẹ, người mẹ lao công trong đêm với tiếng chổi tre kéo dài trên đường phố và tiếng xe gom rác lộc cộc nhọc nhằn mà đã ai thông cảm hết. Vì vậy, có người vứt rác bừa bãi, góp ý kiến thì học chanh chua, gom rác, quét dọn là việc của các cô!

 

Đến bạn Thảo có một vài đứa con nhà giàu, tiêu tiền như rác, không dám ra mặt coi thường Thảo nhưng trong mắt chúng, Thảo là con nhà quét đường, may mà Thảo học giỏi, luôn đứng nhất, nhì lớp được thầy, cô động viên khen ngợi, có hôm mẹ Thảo về khuya, nghe tiếng mẹ gọi, Thảo chạy ào ra mở cửa ánh đèn chiếu, chiếc áo lao động phản quang trên người mẹ như được thắp sáng. Thảo xúc động ôm lấy mẹ mà hai dòng nước mắt tự nhiên cứ chảy dài trên má. Chị Thắm cùng con ngồi xuống ghế rồi bình tĩnh nói:

 

- Cô Hà đang gò lưng đẩy chiếc xe đi bên lề đường, mộc ánh đèn pha xe máy rồ ga lao tới, thấy xe loạng choạng của kẻ say, cô Hà nhanh chân nhảy lên vỉa hè, xe đổ làm chân bị xây xát, còn kẻ phóng xe chở theo một cô con gái dưới ánh đèn mái tóc vàng hoe rồ máy chạy. Thật là hú vía!

 

Đêm tháng 10, cái se lạnh đầu mùa thu, ngoài đường ngạt ngoà mùi hoa sữa, Thảo nằm nép vào vai mẹ, nghe mẹ dặn dò, động viên một năm cuối của THCS, sang năm cố thi vào trường chuyên rồi thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Chị Thắm trở mình vuốt lên mái tóc con, mái tóc mềm của đứa con gái lên 15 tuổi. Nghe nhịp thở đều của con trng đêm thu tĩnh lặng trong ngõ phố, chị Thắm thấy niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đang đến với chị mỗi ngày qua đi, mỗi ngày, Thải lại đến trường trên chiếc xe đạp mới bằng tiền thưởng của mẹ, một chiến sĩ thi đua, lao động gương mẫu. Thảo thương mẹ nhưng trong sâu thẳm Thảo vẫn mặc cảm về công việc của mẹ.

 

Sáng nay đến lớp, tiết đầu giờ văn của cô Nga - Thảo rất thích giờ cô dạy, lời cô nói, giọng cô ấm áp. Cô vào bài bằng những lời nói ấn tượng. Các em biết không, trong cuộc sống hôm nay, có việc làm tưởng rất giản đơn nhưng lại không tầm thường, có những con người bé nhỏ nhưng lặng lẽ làm việc có ích cho đời, rất đáng trân trọng. Ta sẽ rõ hơn điều đó qua tác phẩm “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu. Cuối bài thơ, cô Nga giọng đọc như ngân nga hình ảnh: Tiếng chổi tre/ sớm tối/ đi về/ giữ sạch lề/ đẹp lối/ em nghe.

 

Tiếng cô giáo ấm mà vang thấm vào từng học sinh, làm cho Thảo càng xúc động mà thương mẹ hơn. Trên bục giảng, cô giáo Nga vẫn say sưa truyền đến cho học sinh những cam xúc của bài thơ cả về tư tưởng và nghệ thuật, từ đó mà khêu gợi sự cảm thụ cho mỗi học sinh mang đậm tính cách cá nhân.

 

Trong bọn bạn có đứa nhìn Thảo với sự thông cảm, chia sẻ nhưng cũng có ánh mắt tỏ ra hối lỗi vì trước đây đã có ý nghĩ không đúng, phân biệt nghề nghiệp, đẳng cấp, thiếu sự bình đẳng mọi ánh mắt, mọi suy nghĩ như mở lòng tiếp nhận những điều cô truyền thụ hôm nay với cả một tấm lòng sự trân trọng.

 

Những lời cô giảng đã kết thúc để lại những ấn tượng, suy tư về nghề nghiệp, về thấp hèn, về người phụ nẽ... Qua đây, Thảo càng hiểu nỗi nhọc nhằn của mẹ, thứ lao động giản đơn nhưng chân chính, đồng tiền mẹ kiếm từ xe rác là đồng tiền sạch, có giá tị bồi đắp nhân cách cho con một cách đúng đắn. Người mẹ, người công nhân môi trường, người lao công vẫn hàng đêm khi phố lên đèn đưa những vệt chổi dài quét đi những rác rưởi để cuộc sống hàng ngày sạch đẹp.

 

Về đến nhà, Thảo nhìn mẹ thân thương, trìu mến. âm hưởng bài thơ vẫn còn vang vọng trong lòng.

 

 

                                                                       Văn Song

 

Các tin khác


Khai thác ngoài quy hoạch

Thời gian gần đây, được Cung đình ưu ái nên hàng trăm dự án điện, đường, trường, trạm ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” được khởi công xây dựng.

Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục