Tú thấy cổng nhà mở, anh đi thẳng xe máy vào sân. Dựng xe ở dưới bóng cây trứng gà, anh đi vào trong nhà. Bên bàn uống nước ông Thái, bố anh đang ngồi một mình, anh cất tiếng:
- Con chào bố! Bố mẹ ở nhà có khoẻ không ạ!
- Không khỏe thì cũng phải khỏe, hai cái thân già này phải tự lo liệu lấy chứ trông cậy vào ai bây giờ. Các cụ bảo trẻ cậy cha, già cậy con nhưng chúng tôi đâu có phúc như thế!
Bà Thơ, từ dưới bếp đi lên, Tú cất tiếng:
- Con chào mẹ! Con vừa mới về!
- Đi đường có mệt không con! Bây giờ đi đường phải thận trọng, mẹ chỉ lo!
- Không sao đâu mẹ ơi! Con của mẹ lớn rồi, đi lại cũng phải từ từ chứ ạ!
- Thế thì mẹ yên tâm rồi!
Quay sang phía ông Thái, bà Thơ bảo:
- Con nó vừa mới về! ông cũng hỏi thăm công tác thế nào chứ chưa chi ông đã mặt nặng, mày nhẹ với nó!
- Tôi cứ nói thẳng ra chứ thằng này có nghe lời tôi đâu cơ chứ! Con hư tại mẹ, các cụ nói cấm có sai câu nào, bà lúc nào cũng bênh nó chằm chặp!
- Ông cứ nói quá lên, nó lớn rồi có suy nghĩ, phải tự nhận trách nhiệm của nó với cuộc sống sau này chứ ông và tôi có sống với nó cả đời đâu mà ông cứ áp đặt con cơ chứ ! ông nói sao không nghĩ! Hồi trẻ ông cũng hết rừng nọ, núi kia, biền biệt hàng năm trời chẳng về thăm vợ, tôi phải đi bộ 30 - 40 km vào tận nơi rừng xanh, núi đỏ thăm ông rồi mới có thằng Tú, cái Hòa, có chúng rồi ông cũng không giúp gì cho ông bà, 3 mẹ con tôi tự nuôi nhau, rồi chúng cũng lớn lên thành người cả đấy thôi!
Ông Thái cầm cái điếu cày lên, châm lửa rít một hơi rõ dài, Tú rót nước ra hai cái cốc, anh bê lại bố mẹ:
- Con mời bố mẹ uống nước!
Cầm chén nước trên tay Tú đưa, ông Thái uống một hơi:
Anh ngồi xuống đây! Tôi với mẹ anh có ý kiến một lần nữa! (Khi bực lên ông Thái thường gọi Tú bằng anh xưng tôi ).
Tú ngồi lại bên bàn uống nước, bà Thơ cũng ngồi xuống. Tiếng ông Thái dịu lại:
- Bố đã nhờ được chú Tân, ngày xưa cùng đi bộ đội lại cùng học đại học Lâm nghiệp, sau đó, chú về tỉnh công tác, nay chú vẫn chưa nghỉ hưu, chú đã nhận lời lo cho con một chỗ làm ổn định, bố mẹ mong con về có điều kiện phấn đấu lại gần bố mẹ!
- Bố cảm ơn chú Tân thay con nhưng bố cũng phải thông cảm cho con. Được anh em tín nhiệm, cấp trên tin tưởng giao cho làm trạm trưởng, ở cương vị bố, bố có bỏ được không?
- Ngày xưa khác, bây giờ khác chứ cứ đeo đẳng mãi cái nghề kiểm lâm như bố anh, 40 năm hết đồi trọc đến rừng rậm, núi cao, bây giờ về, nhà cửa chẳng đâu vào đâu, nhiều lúc nghĩ đến mà xấu hổ với xóm, làng.
Hôm nay anh em trong trạm đi xuống cơ sở các xã trong vùng để tuyên truyền, vận động bà con các thôn, bản thực hiện tốt Luật Bảo vệ rừng. Một mình Tú ở nhà trực, anh đang ngồi làm việc thì thấy một chiếc xe con đi vào trong sân trạm. Bước ra khỏi xe, 4 người đàn ông tuổi trung niên, đi nhanh đến trước cửa phòng làm việc của anh. Tú đứng dậy chào:
- Chào các anh! Các anh ở đâu đến, có việc gì không ạ!
- Chào anh trạm trưởng! Chúng tôi ở gần đây thôi! Đến gặp anh có chút việc!
- Mời các anh vào phòng uống nước!
Cả 4 người cùng bước vào phòng, ngồi xuống ghế. Tú pha trà, rót nước ra chén:
- Mời các anh uống nước!
Đám khách không mời mà đến đều cầm lấy chén uống. Một người mặc áo kẻ nhỏ cất tiếng:
- Chúng tôi biết tên anh cũng đã mấy tháng nay rồi nhưng chưa hân hạnh được làm quen. Nhưng thời buổi này chúng tôi cứ nói thẳng, vòng vo vừa mất việc của anh, của chúng tôi. Là chuyện thế này: chúng tôi là những người kinh doanh lâm sản nhưng làm ăn thật thà thì không đủ trả lãi ngân hàng chứ đừng nói có ăn nên chúng tôi phải mua gỗ ở vùng anh phụ trách. Từ ngày anh về anh làm gắt quá, hôm nay, 4 anh em chúng tôi đến đây, chẳng giấu gì anh, mỗi tháng biếu anh 50 triệu đồng, đổi lại anh cho xe chúng tôi đi qua trạm mỗi tháng vài lần. Như thế, đôi bên đều có lợi...
- Tôi không biết các anh là ai! Tôi không bao giờ làm những điều xằng bậy đó, tiếp tay cho các anh phá rừng thì tội không nhỏ đâu, sớm muộn pháp luật cũng trừng trị mà thôi. Các anh về đi không tôi gọi cảnh sát đến ngay bây giờ!.
Một người trong bọn nói tiếp:
- Này đừng nổi nóng chú! Chúng ta là con người cả, ai mà không ham muốn vật chất cơ chứ! Chú không nghe bọn anh chú chỉ có thiệt đơn, thiệt kép mà thôi!
- Các anh đừng có hù dọa tôi! Tôi không bao giờ chấp nhận làm theo yêu cầu của các anh, mời các anh ra khỏi cơ quan!
Cả 4 người lúc đầu hung hăng nhưng thấy Tú kiên quyết như vậy. Cả 4 người lúc đến thì hầm hầm, lúc về lầm lũi ra ô tô nổ máy đi thẳng...
Tú có một số việc việc riêng ở nhà, giải quyết xong, anh đi xe máy từ nhà lên cơ quan. Đường xa, trời nắng nóng, anh liền tạt vào một quán uống nước ven đường ngồi nghỉ, từ đây về cơ quan có trên 10 km nữa, Tú gọi một ly cà phê ngồi nhấm nháp. Anh đang mơ màng, lim dim đôi mắt thả tâm hồn về khoảng không gian tĩnh mịch thì trước cửa quán xuất hiện một chiếc xe con bóng loáng. Bước xuống xe là một cô gái xinh đẹp, tóc cắt ngắn ngang vai, cô gái xách túi bước nhanh vào quán. Tú đưa mắt nhìn, anh bỗng giật mình, nhận ra cô gái đó chính là bạn học thời phổ thông với anh. Vừa bước chân vào quán, nhìn thấy Tú ngồi một mình, cô đi lại gần:
- Anh cho em ngồi cạnh nhé!
- Cô cứ tự nhiên!
Vừa ngồi xuống ghế, cô gái nhìn Tú và reo lên một tiếng:
- Ôi Tú! Có phải Tú bạn học với mình không đấy!
- Tú đây! Có phải cô bạn Nga của tôi ngày xưa không? Đã lâu không gặp!
- Trời ơi! Nga đây, Nga búp bê đây! Hơn 10 năm rồi không gặp, Tú vẫn trẻ, khỏe, đẹp trai như ngày còn học lớp 12!
- Nga quá khen tôi! Còn Nga có lẽ còn xinh đẹp hơn cái thuở học trò, thời ấy, Nga làm cho cánh con trai chúng tôi chết mê, chết mệt!
- Trong đó có cả anh chàng Tú phải không? Nga mạnh dạn hỏi Tú!
- Đúng thế! Tú thú nhận. Bây giờ cuộc sống của Nga thế nào? Chồng con ra sao?
- Vẫn đơn chiếc! Chưa tìm được đức lang quân như Tú đây chẳng hạn!
- Làm gì mà Nga cho tôi lên mây xanh thế!
- Còn Tú thì sao?
- Cũng phòng không! Chưa tìm được người như Nga nên đành ế vợ! Tú đùa lại.
- Thôi thế này nhé! Bây giờ chiều rồi, mình gặp nhau đây, Nga chân tình mời Tú ăn bữa cơm với Nga nhé! Đồng ý chứ!
- Ai lại chối từ lời mời của người đẹp!
Nga bảo chủ quán cà phê, dắt xe máy của Tú vào trong sân trông hộ. Hai người lên xe của Nga đi đến một nhà hàng cách đó không xa. Nga dẫn Tú vào một phòng khép kín, Nga gọi thức ăn và một chai rượu ngoại.
Rót rượi ra hai cái ly, Nga nâng lên mời:
- Mời Tú! Mừng ngày gặp lại, ông trời đã ban phước lành cho Nga!
- Xin mời Nga!
Mới uống có dăm chén, Tú thấy Nga đã ngồi xích lại gần Tú, lơi lả. Mùi nước hoa đắt tiền, mùi thiếu nữ, làm cho lòng Tú chộn rộn, khó tả. Nhưng Tú kịp tỉnh, anh suy nghĩ tại sao lại có cuộc gặp Nga bất ngờ như thế này? Sao Nga lại tìm anh và tỏ ra thân thiện? Hay đây chỉ là một cái bẫy của bọn lâm tặc. Tú chợt bừng tỉnh, lừa lúc Nga không để ý, Tú ra ngoài ban công, gọi điện về trạm cho anh em để anh em hỗ trợ. Không ngoài dự đoán của Tú, chừng nửa tiếng sau, xuất hiện 4, 5 người đàn ông to khỏe, mặt mày bặm trợn, mở cửa xông vào, tiếng một kẻ quát lên:
- A! Thằng này, mày dám dụ dỗ, quan hệ bất chính với vợ tao hả! Anh em đâu cho nó một trận. Lột hết quần áo nó ra, lập biên bản bắt nó ký vào đây phạt nó vài trăm triệu đồng!
Bọn người lạ chưa kịp hành động, ngay lúc đó cũng có dăm người đi vào. Dẫn đầu là anh Tuấn, cảnh sát khu vực và một số anh em trong trạm kiểm lâm đồng đội của Tú, anh Tuấn cất tiếng:
- Anh Hoán! Thôi ngay cái trò bẩn thỉu của anh đi! Chúng tôi đã theo dõi lâu rồi về những hành vi buôn luận gỗ của anh, anh còn lập mưu xấu hại anh Tú. Chúng tôi lập biên bản về việc này và đưa về để cơ quan pháp luật xử lý. Còn chị Nga, chị đã bị bọn Hoán lợi dụng làm con chim mồi, để làm mất danh dự anh Tú, hại đến tình bạn của hai người, chị nên dũng cảm làm đơn tố cáo bọn Hoán, pháp luật sẽ khoan dung!
Biên bản lập xong, anh Tuấn và đồng đội đưa bọn Hoán, Nga về đồn công an để giải quyết. Nga nhìn Tú, mặt cúi gằm không nói lên lời. Ra khỏi cửa, Tú nắm chặt tay anh Tuấn:
- Em xin cảm ơn anh! Nếu không có anh và đồng đội đến kịp thời thì em đã mang tiếng xấu rồi!
Tuấn cười vỗ vai Tú:
- Bài học cho tuổi trẻ đấy! Cái gì cũng phải suy xét thật thận trọng, nhất là khi mình đang giữ trọng trách to lớn là bảo vệ tài nguyên quý giá của đất nước. Bọn xấu sẽ không từ một thủ đoạn nào là dùng tiền, bẫy tình để mưu cầu lợi ích cho bọn họ nên phải cảnh giác với mọi cám dỗ, anh bạn trẻ ạ!
Nói xong cả hai cùng cất tiếng cười vui vẻ. Xa xa kia là những cánh rừng gỗ quý hiếm, của các bản, làng vùng cao, những tán lá của cây rừng xanh thăm thẳm mênh mông cả một vùng không gian rộng lớn. Từ những cánh rừng nơi ấy, cất lên tiếng gọi lương tâm của mỗi con người giữ cho rừng vàng, biển bạc...
Nguyễn Anh Đào
(SN 95A/1, đường Bắc Kạn, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.
(HBĐT) - Tháng 5 ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 6 năm dài đằng đẵng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa. Biết bao kỷ niệm vui buồn, thương nhớ sẽ thành hành trang mà họ luôn mang theo vào ngày mai. Thứ hành trang ăm ắp kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân mà họ sẽ chẳng thể nào quên trên suốt quãng đường đời còn lại.
(HBĐT) - Nắng chiều như rướn lại để kéo dài chiếc bóng lụm khụm của bà Sáu, bà lụi cụi chất củi vào bếp, lửa cháy đỏ rực, nồi luộc măng sôi sùng sục. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, nắng hanh, mẹ Điệp lên rừng hái về những búp măng nứa, đặt sọt măng xuống, mẹ nói với Điệp:
Ngày Na được gọi vào đại học, những ngày chuẩn bị cho Na nhập trường khiến cả nhà đều vội cuống cả lên, mỗi người lo một thứ, hơn cả người khác lo xuất ngoại. Với Na, em luôn chân thấp, chân cao lăng xăng hết mua sắm thứ này đến thứ khác từ sách vở tư trang... Ngày chạy như ngựa vía, gặp gỡ hết người này đến người khác. Tối về ngồi viết đủ thứ nào là lưu bút, bưu thiếp cho bạn, nào là nhật ký.
Khi trời nhập nhoạng tối, dì tôi đi từ buồng trong ra nhà từ đường và lần lượt thắp đèn. Ngọn lửa leo lét bén bấc rồi cháy bùng lên soi sáng những gian nhà. ánh đèn phản chiếu tấm áo lụa trắng dì mặc khiến người dì như tỏa sáng. Tôi ngồi trên chiếc chõng che ngoài sân nhìn vào, có cảm giác như dì tôi làm công việc ấy một cách tỉ mỉ và nghiêm cẩn lắm. Khuôn mặt đẹp của dì khi ấy cũng trở nên huyền ảo. Đó là khoảnh khắc mà tôi luôn chờ đợi nhất trong ngày, kín đáo ngồi ngắm dì. Con mực như cũng giống tôi, giờ khắc dì đi thắp đèn nó đứng ngoài hiên trông vào, dáng vẻ thấp thỏm không yên. Cho đến khi các gian nhà đều đã sáng đèn, dì trở ra sân ngồi cạnh tôi, con mực quấn chân dì ra theo rồi nằm ngoan dưới gầm chõng hóng chuyện.