Khi mặt trời vừa nhô lên đỉnh núi Pu Luông, ánh nắng rải vàng khắp đường làng, ngõ xóm. Đoàn học sinh tiểu học quần áo chỉnh tề, tay cầm cờ, hoa đến ngôi trường mới hai tầng gồm 8 phòng học của Chương trình 135 đầu tư xây dựng dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Cô giáo Hương cùng con gái lên 8 tuổi và đoàn học sinh ríu rít bước vào sân, những bó hoa vườn nhà, hoa rừng gộp lại tưng bừng dưới nắng.

Trong niềm vui của ngày nhà giáo, cô giáo Hương nhớ lại cách đây đã hơn 10 năm, mới tốt nghiệp trường Sư phạm ra trường được phân công về trường tiểu học xã Chiềng Nưa của một huyện vùng cao.  Cô giáo Hương quê vùng đồng chiêm trũng lên vùng cao với bao bỡ ngỡ. Nhớ buổi lên lớp đầu tiên, phòng học của cô là một lớp ở phía bên trái cách văn phòng UBND xã một khoảng đất nhỏ trồng dong riềng. Mùa ra hoa những búp hoa đỏ chúm chím như những nụ cười tươi trẻ của bọn học trò nhỏ, cô cứ liên tưởng để đầu óc thêm vui, thêm phong phú trong cuộc sống xa quê, xa nhà.

 

Sáng nào đến văn phòng UBND, anh Thiềng mở cánh cửa sổ cũng  có thể nhìn thấy dáng mảnh mai của cô giáo trên bục giảng. Nghe giọng cô giáo nhỏ nhẹ mà rành mạch dạy trẻ lúc làm bài tập, lúc đồng thanh đọc bài học thuộc lòng sau ba tiếng “cạch” của chiếc thước kẻ gõ vào bảng. Anh Thiềng ái ngại hỏi đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã.

 

- Chú Phú ơi! Trụ sở UBND gần trường vậy có ồn không chú?

 

- Ừ, cũng biết vậy nhưng do hoàn cảnh phải tạm chịu, sẽ liệu sau thôi!

 

Anh Thiềng sau những năm tháng hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được nhận vào công tác ở văn phòng UBND xã. Mấy ngày đầu, anh Thiềng nghe từ bên kia vọng sang tiếng lũ trẻ học bài và tiếng cô giáo giảng bài ấm áp, nhỏ nhẹ mà tha thiết, anh lại muốn trở lại cái tuổi lên 10, ngồi ghế nhà trường hồn nhiên và tinh nghịch. Anh Thiềng đến bên cửa sổ nhìn sang ô cửa sổ phòng học chỗ có chiếc bàn giáo viên vẫn được hé mở một cửa với giọng êm ái, ngọt dịu của cô giáo:

... Có cô má đỏ hây hây

 

Đội bông như thể đội mây về nhà...

 

Anh nhận ra tiếng cô giáo trẻ sao mà dễ thương đến vậy, câu thơ đọc lên nghe mà lãng mạn lạ kỳ. Anh chưa hề nghe cô giáo gắt gỏng hay nặng lời với lũ trẻ của xã Chiềng Nưa này. Một thoáng anh bắt gặp cái nhìn của cô giáo, cô vội quay sang bục giảng còn anh có cảm giác như một cái gì đó dịu mềm, êm ái len lỏi vào lòng.

Lâu dần thành quen, hôm nào không nghe tiếng đọc bài của lũ trẻ và tiếng giảng bài trong trẻo, dịu êm của cô giáo, lòng anh lại thấy trống vắng lạ lùng. Công việc văn thư ở cấp chính quyền xã vùng cao cũng nhẹ nhàng, có lúc cũng rãnh rỗi, anh đọc sách, báo, có lúc nghe văng vẳng tiếng giảng bài lòng anh lại vẩn vơ. Đôi lần, vô cớ anh nép mình nhìn qua khe cửa sổ sang bên lớp học thấy cô giáo ngồi nhìn xuống quan sát các em viết, làm bài. Khuôn mặt nghiêng nghiêng bên cuốn giáo án, mấy sợi tóc rủ xuống chán, gió ngoài đồi thổi vào nhẹ bay, cô vuốt nhẹ. Thỉnh thoảng trong những lần đó, cô ngẩng lên nhìn sang bắt gặp cái nhìn của anh.

 

Có lần anh nghe tiếng cười trong trẻo của cô hòa vào tiếng cười giòn tan của bọn trẻ và chốc chốc bọn trẻ lại kêu lên: “Cô kể nữa đi cô”. Chắc hẳn qua câu chuyện, cô, trò vui lắm đây. Bỗng dưng anh cũng thấy vui lây, mỗi người, một việc, anh làm cán bộ văn phòng UBND xã có lúc lội suối, trèo đồi xuống xóm, bản, còn cô giáo Hương dạy học cho bọn trẻ, cho bà con làng bản. Cô giáo Hương về đây dạy học, bến đỗ đầu đời của cô được bà con quý mến, các em yêu thương. Hết giờ dạy học ra về, cô đi lên xóm trên, còn anh hết giờ tất bật lại về bản dưới.

 

Suốt thời gian dài chưa quen nhưng hai người cũng chẳng xa lạ. Có lần anh muốn chủ động đến gần, chuyện trò, chia sẻ cùng cô nhưng anh lại e ngại sự vô duyên mà không khéo lại bị từ chối.

 

Cứ mỗi lần nghe tiếng trống trường tan học, học sinh chạy ra từ lớp học quấn quýt đi bên cô, thỏ thẻ câu chuyện ríu rít thật đầm ấm.

 

Thời gian cứ trôi, ngày hai buổi, anh đến mở văn phòng UBND làm việc, còn cô mỗi buổi sáng đến trường, có chiều đến họp hội đồng giáo viên hay tổ chuyên môn. Lòng anh thanh niên cứ xốn xang khó tả.

 

Rồi một chuyện tình cờ xảy ra, một buổi chiều anh vừa đạp vội chiếc xe đạp từ huyện về đến đầu làng sắp qua suối thì gặp cô giáo Hương chạy mưa, cô xuống xóm thăm một học sinh mấy hôm nay nghỉ học. Bất chợt trời đổ mưa to, con suối, nước đầu nguồn đổ xuống ào ào, anh Thiềng lấy vội trong chiếc túi tấm áo mưa đưa cho cô.

 

- Cô giáo khoác vào không ướt hết.

 

Cô giáo e ngại:

 

- Anh nhường cho tôi thì anh lại  ướt hết.

 

Cô vừa nói xong, anh đã chặt tàu lá chuối to, khẽ rạch dọc tàu lá chuối rồi chui cổ vào.

 

- Đấy cô xem, tôi có áo mưa  đây rồi.

 

Hai người nhìn nhau cười. Cô giáo Hương khen:

 

- Anh nhanh trí và sáng kiến thế.

 

- Thời ở bộ đội, lúc hành quân gặp tình huống là phải giải quyết tình thế nên quen rồi!

 

Mưa ngớt dần, dòng suối nước đổ về đã rút. Hai người đi bên nhau chuyện trò, trong lòng anh xúc động bắt gặp đôi mắt to, đen sáng nhìn, cô giáo  nhỏ nhẹ nói lời cảm ơn.

 

Chiều đó, trở thành một buổi  chiều ý nghĩa, ân tình gắn bó suốt cuộc đời họ.

Thời gian làm cho cô Hương quen dần, lúc bước chân lên màn thang, đi trên liếp nhà sàn, ngửi mùi củi khô cháy bên bếp lửa. Tất cả đã trở thành bến đỗ ân tình với cô.

 

Nhớ lại chuyện cũ, có lần anh Thiềng ôm cô con gái vào lòng vuốt mái tóc, anh nói vui với con:

 

- Nhớ có buổi chiều mưa gặp nhau bên đồi sen mà có cún Hoa đây!

Cô giáo Hương âu yếm nhìn chồng, hơn mọi lời nói.

 

Đã bao năm rồi cô về xã Chiềng Nưa, bến đỗ của cuộc đời cô giáo được bà con xóm làng quý mến, cô con dâu, cô giáo làng đẹp người, đẹp nết, hàng ngày đem con chữ đến cho lũ trẻ bản làng Chiềng Nưa

 

 

                                                                          V.S (T.T.V)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Ma gà”

Ông Khấu ngồi lặng lẽ bên cửa sổ, mắt nhìn mông lung về phía rừng xa xào xạc gió. Bất chợt, tiếng ầm ầm vọng lại từ suối cạn. Ông nhấp chén nước chè có cảm giác như đắng chát rồi chép miệng “lũ lại về rồi đấy”! Nói đoạn, ông nhìn sang đứa cháu gái vẫn cặm cụi soạn giáo án, có lẽ không nghe thấy tiếng của ông. Đằng hắng mấy lần, ông nói như thể hỏi chính mình:

Tình mẹ biển cả

Kể từ khi chồng mế Ngũ về với Mường Trời, thằng con trai về đơn vị đã hơn 4 mùa nóng, lạnh qua đi, trong ngôi nhà sàn bên triền núi cuối làng này vẫn vắng bóng đàn ông. Bữa cơm chỉ có hai người đàn bà và một đứa trẻ gần 5 tuổi.

Ngã rẽ

Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.

Mùa thay lá

(HBĐT) - Tháng 5 ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 6 năm dài đằng đẵng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa. Biết bao kỷ niệm vui buồn, thương nhớ sẽ thành hành trang mà họ luôn mang theo vào ngày mai. Thứ hành trang ăm ắp kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân mà họ sẽ chẳng thể nào quên trên suốt quãng đường đời còn lại.

Gặp một tấm lòng

(HBĐT) - Nắng chiều như rướn lại để kéo dài chiếc bóng lụm khụm của bà Sáu, bà lụi cụi chất củi vào bếp, lửa cháy đỏ rực, nồi luộc măng sôi sùng sục. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, nắng hanh, mẹ Điệp lên rừng hái về những búp măng nứa, đặt sọt măng xuống, mẹ nói với Điệp:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục