Kết thúc cuộc gọi với đứa bạn ở quê, lòng tôi bao tiếc nuối. Mơ hồ trong mấy phút tôi vẫn không tin rằng chợ đã được nâng cấp và chuyển đến chỗ khác. Tôi nhớ chợ quê xưa. Góc chợ bình yên bên con sông Mai Giang hiền hòa, mát rượi. Nơi góc chợ, tuổi thơ tôi lớn lên cùng tiếng lao xao mua bán của các bà, các mẹ. Chợ oằn mình cùng dân làng vượt qua bao gian khó. Chợ đi cùng ký ức của những người dân hiền hậu một nắng, hai sương, áo nâu sòng chân chất.
Mẹ tôi bám chợ từ khi về sống chung với ba và cho tới tận bây giờ. Mẹ làm nghề hàng xáo. Tôi thuộc làu làu mẹ thức dậy khi nào, ra chợ vào giờ nào và nhớ hết tên các mặt hàng khi mới lên 4. Vào lớp 1, một buổi tới lớp, buổi còn lại tôi phụ mẹ chuẩn bị hàng ra chợ. Khi sắp xếp vài túi mì chính, bó lại vài cột rau mùi tàu rồi lại lấy cái bình phun nước cho rau...
Mẹ nhân từ và độ lượng hệt như chợ. Giọng mẹ hiền, ai cũng quý. Thấy ai nghèo khó, mẹ lấy giá rất rẻ, nhiều khi cho không. Những lần như vậy, tôi giật nhẹ gấu áo, mẹ thủ thỉ: “Như thế thì đâu còn lời nữa mẹ ơi”. “Người ta khó khăn mình giúp chút có sao đâu. Giúp người, người lại giúp mình thôi con. Mẹ may mắn được sống gần chợ, được bám chợ. Buôn bán đương nhiên phải kiếm lời nhưng mẹ muốn san sẻ chút cho người kém may mắn hơn mình!”. Nghe xong, tôi lặng người đi. Tôi biết tình thương của mẹ không chỉ gói gọn trong ngôi nhà của mình mà lan tỏa ra khắp mọi nơi. Sự nhân từ vô bờ bến!
Tôi nhớ chợ. Nhớ rõ từng tiếng thở dài của những thương lái buôn bán khi hàng hóa ế ẩm không bán được. Nhớ cả nét mặt buồn của thằng nhỏ xóm bên bán ổi. Nét mặt ấy luôn cúi mặt xuống khi vắng khách, mắt thỉnh thoảng ngẩn ngơ nhìn ra dòng Mai Giang hiền hòa. Nhưng khi ai đó nhắc tới trường, lớp, mắt ánh lên một niềm vui khôn xiết. Thương vô ngần nét mặt, ánh mắt ấy. Thương cả sự toan tính mà đáng ra tuổi của em phải được hồn nhiên. Lòng lại nặng trĩu... Tôi biết với em, chợ đang ấp ủ và trải dài những ước mơ bình dị của em.
Góc chợ về chiều luôn đẹp nhất. Hơi nước từ dòng Mai Giang bay lên lãng đãng trong hoàng hôn chiều thơ mộng. Chợ in dáng liêu xiêu của người làm đồng tất tả, quần xắn ống thấp, ống cao. In cả vành nón xỉn màu đất nâu. Tụi trẻ con hùa nhau ra chợ chơi lò cò, nhảy dây, cười rôm rả.
Chợ quê xưa không mặc cả, thách bán gay gắt. Chỉ thấy nụ cười người bán, người mua trao nhau thân thiện. Nhớ tới chợ mà không kể tới phiên chợ Tết thì quả thật là thiếu sót. Đó cũng là phiên chợ tôi mong chờ nhất. Trước phiên chợ Tết, tôi được mẹ cho một món tiền nhỏ mua đồ mà mình yêu thích. Cầm món tiền trong tay mà lòng hân hoan lạ. Thèm xiết bao tô bánh đúc thơm phức, những quả bóng bay tai thỏ và cả những chú tò he thổi kêu rất vui tai... Chợ Tết đông lắm! Đa dạng hóa các mặt hàng, người người, nhà nhà đều mong muốn có một cái Tết thật tươm tất. Chợ quê mang đến hạnh phúc bình dị từ mong ước giản đơn ấy!
Theo học lên phố, mỗi lần về, tôi vẫn theo mẹ ra chợ. Những người ở chợ vẫn nhớ tôi. Họ nói cười trò chuyện và nhắc lại chuyện xưa. ôi, tình nghĩa chợ quê! Bao năm rồi mà họ vẫn nhớ như in từng hành động, lời nói, lời chào khách mua hàng của tôi. Thấy thân thương từng gương mặt, ánh mắt người ở chợ quê mình.
Góc chợ quê xưa giờ không còn nữa. âu đó cũng là quy luật tự nhiên! Nhiều người bảo rằng nên mừng vì làng quê đã thay đổi nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy tiêng tiếc góc chợ xưa. Có lẽ tôi quá hoài cổ với lại từng hình ảnh, thước phim xưa sống bên chợ đã in đậm sâu vào ký ức của tôi.
Trong giấc ngủ xen lẫn sự bận rộn, bon chen nơi phố thị, tôi thấy mình đang về chợ quê xưa bình yên thuở nào!
Tản văn của Cao Văn Quyền
Ông Khấu ngồi lặng lẽ bên cửa sổ, mắt nhìn mông lung về phía rừng xa xào xạc gió. Bất chợt, tiếng ầm ầm vọng lại từ suối cạn. Ông nhấp chén nước chè có cảm giác như đắng chát rồi chép miệng “lũ lại về rồi đấy”! Nói đoạn, ông nhìn sang đứa cháu gái vẫn cặm cụi soạn giáo án, có lẽ không nghe thấy tiếng của ông. Đằng hắng mấy lần, ông nói như thể hỏi chính mình:
Kể từ khi chồng mế Ngũ về với Mường Trời, thằng con trai về đơn vị đã hơn 4 mùa nóng, lạnh qua đi, trong ngôi nhà sàn bên triền núi cuối làng này vẫn vắng bóng đàn ông. Bữa cơm chỉ có hai người đàn bà và một đứa trẻ gần 5 tuổi.
Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.
(HBĐT) - Tháng 5 ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 6 năm dài đằng đẵng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa. Biết bao kỷ niệm vui buồn, thương nhớ sẽ thành hành trang mà họ luôn mang theo vào ngày mai. Thứ hành trang ăm ắp kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân mà họ sẽ chẳng thể nào quên trên suốt quãng đường đời còn lại.