5 giờ sáng, tiết trời đông lạnh giá. Đang lơ mơ ngái ngủ bỗng có tiếng chuông điện thoại réo, tôi vội vàng cầm máy nghe. Đầu dây bên kia là giọng khàn khàn... alô, định hình lại tôi cũng nhận ra đó là tiếng mẹ.

 

- Có chuyện gì vậy mẹ, sao gọi con sớm thế?

 

- Ừ! Mẹ gọi sớm là có chuyện đây. Tối qua mẹ không chợp mắt được, uống hết liều thuốc tuần trước mẹ đi khám tại Bệnh viện tỉnh rồi mà cơn ho vẫn không giảm. Hôm nay con bố trí xin nghỉ làm một ngày để cho mẹ đi “tuyến... Trung ương” khám xem thế nào.

 

 Nhà mẹ cách nhà vợ chồng tôi không xa, thấy giọng mẹ khản đặc kèm theo sự lo lắng, tôi quyết định sắp xếp thời gian, công việc đưa mẹ đi khám bệnh.

 

Đi xe khách chừng 2 giờ đồng hồ, mẹ con tôi cũng đến được bệnh viện Tai - mũi - họng T.ư. Đi sớm vậy mà khi đến nơi, bệnh viện người ra, vào đã đông kín.

 

Tôi đưa mẹ vào phòng khám theo yêu cầu, nhìn quanh thấy một điểm rất đông người đứng ngó nghiêng. Tôi bước đến thì ra là nơi bán sổ khám bệnh của bệnh viện. Người chen ra, chen vào, tôi cũng cố gắng chen vào để mua sổ khám

 

Một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi mặc áo blu trắng, đeo khẩu trang y tế, trước mặt là sấp sổ khám bệnh . Đứng đến lượt, tôi nghe giọng chị vọng ra:

 

- Mua sổ 2 nghìn - rồi tay chị gõ gõ vào sấp sổ khám.

 

Một bác bệnh nhân tuổi ngoài 60 lập cập giở gói tiền cất kỹ trong túi lấy ra tờ 2 nghìn.

 

- Gửi cô.

 

- Khám dịch vụ 80 hay 200?

 

Bác bệnh nhân không hiểu, hỏi lại:

 

- 80 hay 200 là gì hả cô?

 

- Không hiểu thì đọc ở kia. - Chị ta chỉ tay vào bảng thông báo. Không để cho người bệnh đọc xong, vẫn giọng khó chịu đó:

 

- Thế nào? 80 hay 200 để còn in số.

 

Bác bệnh nhân nhẹ nhàng:

 

- Tôi chưa đọc xong thông báo cô à!

 

- Đứng sang kia cho người khác còn vào. - Giọng chị ta lạnh tanh.

 

- Rồi như chạnh lòng, bác đứng sang một bên. Thấy vậy, trong lúc xếp hàng đợi đến lượt, tôi cũng tranh thủ đọc nhanh qua bảng thông báo các mục khám - chữa bệnh của bệnh viện.

 

 Vẫn bằng giọng chỏng lỏn ấy, chị “hướng dẫn” người mua sổ khám, nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng vì muốn được việc nên ai cũng bỏ qua mọi lời khiếm nhã.

 

Sau khoảng 15 phút xếp hàng cũng đến lượt mình, người phụ nữ mặc áo blu trắng lại hỏi tôi như mọi người, tôi nhanh chóng trả lời:

 

- Trên bảng thông báo khám giáo sư, tiến sĩ  400.000 đồng còn số không chị.

 

- Hết số rồi, giờ này làm gì còn giáo sư với tiến sĩ.

 

Thật sự thất vọng với cách tiếp dân và xã giao của chị, tôi nói:

 

- Chị này, chúng tôi mỗi người một nơi, vì bệnh tật, ốm đau phải lặn lội đường sá xa xôi về bệnh viện tuyến  T.Ư có uy tín để khám - chữa bệnh. Chị là người có học, hàng ngày giao tiếp với nhiều người có văn hóa trong xã hội mà chị lại có thể hướng dẫn người bệnh như vậy được sao.

 

Chưa để tôi nói xong, chị ta sẵng giọng:

 

- Tôi nói thế thì làm sao?

 

Đánh mắt của mọi người ở đây nhìn chị đủ nói lên tất cả.

 

Mọi người thấy tôi góp ý với chị thì xì xào, rì rầm to nhỏ. Có người nói theo:

 

- Thật không thể tin nổi họ - rồi lắc đầu bỏ đi.

 

 

Mẹ thấy vậy kéo tay tôi ra và bảo:

 

- Thôi con, mình xuống đây để khám bệnh, con bận lòng vào chuyện đó làm gì! Tôi thấy mẹ thoáng buồn...

 

Văn hóa công sở, bao nhiêu điều y đức của bệnh viện treo khắp nơi vậy mà lại để tồn tại một hình ảnh thiếu văn hoá đến vậy. Người quản lý của bệnh viện có biết những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt mà đáng buồn đó không. Không hiểu chất lượng khám - chữa bệnh đến đâu nhưng cá nhân tôi thấy: “Chưa khám ra bệnh, lại mắc thêm bệnh”...

 

 

 

                                                     Xuân Bách

                         (SN 16, phường Phương Lâm, TP.Hòa Bình)

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Ma gà”

Ông Khấu ngồi lặng lẽ bên cửa sổ, mắt nhìn mông lung về phía rừng xa xào xạc gió. Bất chợt, tiếng ầm ầm vọng lại từ suối cạn. Ông nhấp chén nước chè có cảm giác như đắng chát rồi chép miệng “lũ lại về rồi đấy”! Nói đoạn, ông nhìn sang đứa cháu gái vẫn cặm cụi soạn giáo án, có lẽ không nghe thấy tiếng của ông. Đằng hắng mấy lần, ông nói như thể hỏi chính mình:

Tình mẹ biển cả

Kể từ khi chồng mế Ngũ về với Mường Trời, thằng con trai về đơn vị đã hơn 4 mùa nóng, lạnh qua đi, trong ngôi nhà sàn bên triền núi cuối làng này vẫn vắng bóng đàn ông. Bữa cơm chỉ có hai người đàn bà và một đứa trẻ gần 5 tuổi.

Ngã rẽ

Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục