(HBĐT) - Cuối tháng 2, người bạn đồng nghiệp ở Hà Nội có lời mời hấp dẫn: "Có lên biên giới Hà Giang một chuyến không, sắp ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng 3/3 đấy”. Ra Tết, không khí xuân sắc còn tràn ngập mọi nẻo đường mà được đi về miền biên viễn còn gì thú vị bằng. Nhưng không phải cứ thích đều có thể lên đường. Dẫu không thể lên đúng dịp này, nhưng với Bộ đội Biên phòng, người dân vùng biên và biên giới đâu phải chưa từng đến, từng gặp. Ký ức đó luôn sống trong lòng, tươi mới và có sức sống mạnh mẽ…

“Tiết kiệm” chi phí

(HBĐT) - Nắm bắt được nhu cầu về vật liệu xây dựng ở vùng “rừng xanh, núi đỏ”, chàng tiều phu đã quyết định đầu tư xây dựng mỏ đá cung cấp cho các công trình trên địa bàn.

“Giọt hồng” phiêu du

(HBĐT) - Nghe tiếng va chạm của đồ dùng kim loại rồi tiếng trao đổi lào xào bên tai, Hạnh từ từ mở mắt. Một lần, 2 lần, 3 lần, rồi 4 lần Hạnh cố nhướng đôi mi dấp dính để mở to đôi mắt. Rướn cung mày để nhìn thẳng, Hạnh thấy bức trần nhà lạnh lẽo.

Những bông hoa ngày thường

(HBĐT) - Tháng giêng, tháng hai…thiên nhiên chiều lòng người. Đủ chút lạnh, đủ chút ấm áp vừa phải để mọi người thăm thú nơi này nơi nọ, cũng như bắt tay vào những công việc của năm mới bằng tâm thế rộn ràng, thư thái. Sáng nay, vào một ngày mưa bụi nhè nhẹ giăng man mác bến sông, hàng cây phố xá… người phụ nữ phố bên bắt đầu trồng mới những khóm hoa đầu năm bên vườn nhà. Mảnh vườn nhỏ xinh, dưới bàn tay khéo léo cũng như bằng niềm yêu thích hoa lá cây cỏ, vườn được dệt nên bằng nhiều màu sắc của các loại hoa xuân, quả xuân. Thật khéo chăm những bình quất từ những năm trước ra quả đúng dịp này, rồi xếp tạo hình thật bắt mắt ở ngay lối đi lại…

Chuyện đời thường:
Lễ mừng thọ

(HBĐT) - Đầu năm nay, cùng với việc lên lịch vãn cảnh, thăm quan mấy ngôi chùa cổ có tiếng trong vùng, vợ chồng chị N.M còn tính việc mừng thượng thọ cho mẹ. Chị vốn nhanh nhảu nên đã nhắn một loạt tin trong nhóm zalo gia đình để xin ý kiến các cô chú, các thím về quy mô, tính chất của lễ mừng thọ. Đưa ý kiến ra như thế thôi nhưng chị lại quyết sớm, chốt nhanh như điện trước khi mọi người có ý kiến. Đại để chị cho rằng: Năm nay dịch Covid-19 tạm lắng, nên việc mừng thọ cho bà tuổi 80 có điều kiện để nâng cấp về lễ. Số người được mời có thể mở rộng hơn. Ngoài con, cháu, chắt của bà còn bạn bè thân thiết của chồng, của vợ cùng bạn của các cô, các chú, bạn cùng đơn vị, công ty. Rồi các bác bên nội, bên ngoại của mẹ. Chưa kể các đối tác làm ăn, hàng xóm lân bang…

Cô gái đi cùng chuyến xe

(HBĐT) - Nhà bác tôi năm nay có nhiều điều vui, điều mới. Năm ngoái, mùa quả góp lực để gia đình mua thêm chiếc xe máy mới, cỡ gần 30 triệu đồng. Nhìn bác lượn đi chợ Tết ngày đến mấy lần, đủ thấy bác mê con xe này đến mức nào. Đầu năm nay, nhà bác còn nhận tin bất ngờ hơn: cậu con trai đang làm việc ở miền Trung dẫn bạn gái về nhà chơi.

Chuyện tháng giêng

(HBĐT) - Mẹ tôi gọi zalo cho tôi không được liền để lại tin nhắn: "Năm nay 26 Tết nhà mình gói bánh”. Gớm, sớm thế! Tôi tự nhủ. Mọi năm đến 28, 29 bố tôi mới rửa lá, mẹ ngồi tính toán bao nhiêu cân gạo, mấy cân đậu, rồi thịt vai hay thăn… Tôi thì chỉ tham gia cái chân trông bánh, chỉ ngửi hơi lá dong mà cái mặt đã tròn phinh phính…

Giêng hai… lên đường

(HBĐT) - Sau Tết, ra giêng cảnh sắc níu kéo mùa xuân nên không gian, lòng người vẫn còn rạo rực không khí "Tết đến, xuân về”. Nhưng những gốc đào cũng đang dần được chuyển ra vườn để trồng lại, cắt tỉa chờ đón một năm tiếp theo…

Khúc ca xuân vọng mãi…

(HBĐT) - Mỗi tuổi, mỗi giai đoạn của đời người đều gắn kết với 1 bài hát, bài thơ hay một vở kịch, bộ phim? Không biết điều đó có đúng với tất cả mọi người? Nhưng mùa xuân đang về, nghe những khúc ca xuân, nghe những vần thơ, bài hát giữa mùa xuân vẫn thấy trào dâng những rạo rực, những nôn nao như tuổi hoa niên nào. Nên khá đồng cảm và cám ơn những câu thơ lay gợi lòng người của thi sĩ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ khi ông viết rằng: "17 tuổi lòng ai không hồi hộp/Khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên”

Rét vào mùa nhớ

(HBĐT) - Mùa này, tôi hay nhìn ra cửa sổ. Lúc này thì đất trời, phố xá đang vào lúc ảm đạm nhất. Mùa đông như một người đã bước sang tuổi xế chiều dẫu còn những nét đẹp hôm nào nhưng sắc diện, phong thái đã kém đi.

Hà Nội những mùa đông lịch sử…

(HBĐT) - Mùa đông, tháng 12… Hà Nội có bao điểm để đến, bao điều để nhớ và để lưu giữ trong lòng. Trong cái rét mướt đầu đông, bỗng muốn được thấy những màu hoa trên các cửa ô, ngõ nhỏ, phố nhỏ. Hoa loa kèn, cúc họa mi… và phảng phất mùi sương khói, hương hồ của hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu… Có cái rét của mùa đông, nhưng lại có chút ấm đi kèm của mùa xuân đang ngấp nghé sắp về ở phía xa thành phố. Tháng 12, Hà Nội mùa đông còn khơi gợi, thúc giục bao bàn chân du khách trở về với những ký ức hào hùng về lịch sử Thủ đô - thành phố hòa bình.

Quảng cáo quá đà

(HBĐT) - Mỗi lần đi săn muông thú trong rừng, người dân ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” đều trầm trồ, kinh ngạc với tài bắn cung của chàng tiều phu. Với thân hình rắn chắc, bắp tay cuồn cuộn, mỗi lần Thạch Sanh dương cung thì dù là chú lợn lòi dăm bảy chục cân hay là chú chim gáy bé bỏng cũng đều bị hạ gục.

Bến sông nhiều lau trắng

(HBĐT) - Người đồng đội ở huyện bên hồ hởi nhắn tin: "Ông Hoàn ơi, xem bộ ảnh bà xã nhà tôi vừa đi du lịch ở huyện H mà thích quá. Homestay đẹp, nhìn ra đúng bến sông ngày xưa bọn mình đóng quân…”. Ôi bến Nứa trên con sông Lau, nơi tuổi trẻ ông đã từng qua. Mấy chục năm rồi, cái tên đó lại khiến ông xúc động.

Mật ngọt của mùa màng

(HBĐT) - Nếu trên bầu trời xanh, mây trắng kỳ ảo thì dưới tán cây dịu mát là cả một sự sinh tồn lặng lẽ. Nào là lộc biếc, hoa, trái ngọt, nào là tiếng chim và cả những cánh ong bay xây tổ và tìm mật. Một hôm, khi đã thấy mệt mỏi với những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, tôi tìm về ngao du trên những lối mòn bằng nếp nghĩ quen thuộc ấy…

Thạch Sanh tân truyện: Không tặng hoa

((HBĐT) - Từ ngày Thạch Sanh được bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố, kiêm Trưởng Ban công tác mặt trận, các hoạt động và phong trào ở khu dân cư vùng "rừng xanh, núi đỏ” có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng sôi động, hiệu quả.

Nghĩ về người thầy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ về người thầy, nghề dạy học: nghề thanh cao, thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn.

Ngọn đồi xanh màu lá

Truyện ngắn của Bùi Huy