(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.


Một buổi sáng tập luyện của cô Lê Vân và CLB tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên

 

 Không phải là người đầu tiên đưa dưỡng sinh về với Thành Phố Hòa Bình, nhưng bà là một trong số những người có công lớn trong việc thành lập CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh. Bà Vân nhớ lại: năm 1999, đồng chí Quách Xuân Tốn mời thầy giáo từ Hà Nội về tỉnh dạy Thái cực quyền. Khi mở lớp có 55 người, ban đầu ai cũng bỡ ngỡ, không biết thế nào là dưỡng sinh, thế nào là thái cực quyền. Được thầy giáo hướng dẫn và tập luyện 11 ngày, mọi người lúc đó mới bắt đầu hình dung ra các động tác của bộ môn này. Sau khi thầy trở về Hà Nội, ông Quách Xuân Tốn quyết định cho thành lập CLB vào ngày 1/3/1999. Lúc mới đi vào hoạt động, CLB chỉ có 1 bài Thái cực quyền giản hóa 24 thế.

CLB gặp rất nhiều khó khăn từ những ngày đầu thành lập. Khi bắt đầu tập luyện, cứ đến lớp là có thầy tận tình chỉ bảo, hướng dẫn. Sau khi thầy về, đây chính là khoảng thời gian thử thách các thành viên. Lúc này không còn ai chỉ bảo, cả hội như rắn mất đầu, bà liền gọi điện cho thầy giáo, xin băng hình để mọi người tự học và tập luyện với nhau. Mừng như vớ được vàng, mọi người ai cũng phấn khởi nhưng không ai ngờ, khi mở băng hình lên, các động tác khác hẳn với những bài mà thầy đã dạy. Những ngày tháng sau đó, bà cố gắng tự tập, có những khi thức trắng đêm chỉ để xem băng và tập luyện. Đến khi thành thạo, bà bắt đầu đi hướng dẫn mọi người.

Đến nay bà Vân đã biên soạn, biên tập được 19 bài Thái cực quyền. Có những đêm nằm thao thức, chợt nghĩ ra một động tác mới, bà vội vàng vùng dậy tập. Gọi là tự học trên mạng nhưng phải có kiến thức cơ bản. Những bài học mà người thầy từ Hà Nội dạy chỉ là những động tác cơ bản ban đầu khá đơn giản. Để hiểu rõ hơn, bà phải tự tìm tòi qua băng hình, qua những cuốn sách rồi sau đó học thuộc các thế.

Những bài dạy của bà đều được quay lại và đăng tải trên kênh YouTube. Các video thu hút được rất nhiều người theo dõi, video ít nhất có hơn 3500 lượt xem. Bà Vân cho biết: "tôi muốn chia sẻ cho mọi người cách tập luyện, các động tác tay, chân, di chuyển sao cho thật đúng và trông đẹp mắt. Việc đăng tải bài tập lên mạng rất hữu ích, bà nhận được nhiều những lời khen và cả góp ý, từ đó mình hoàn thiện bản thân và các bài tập cho thật tốt. Mặt khác, giúp cho chị em ở khắp các tỉnh thành có thêm bài tập mới, sáng tạo”.

Bà từng đi huấn luyện ở hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố. Lớp học buổi sáng bắt đầu lúc 5h - 6h30 và buổi tối bắt đầu từ 20h kéo dài đến 21h30. Sáng hôm nào bà cũng thức dậy từ lúc 4h để chuẩn bị loa đài, dụng cụ tập và di chuyển đến lớp học là gần 5h. Ngay cả những hôm trời oi bức hay rét buốt cũng không thể ngăn nổi lòng đam mê và yêu nghề của bà. Các con, cháu thấy mẹ đã có tuổi mà vẫn phải đi sớm về khuya, rất lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của bà. Nhưng bà luôn tự nhủ: mình vẫn còn sức khỏe, mình vẫn đi.

CLB dưỡng sinh hiện tại có 300 hội viên chính thức. Bà Lê Vân chia sẻ: "Đối với tôi con số này quá lớn. Lúc nào mình cũng canh cánh trong lòng sợ không thể đảm đương nổi, không thể theo sát và quản lý chặt chẽ được. Nhưng rất may là chị em trong CLB rất đoàn kết và đồng lòng nên những việc tưởng chừng như không thể đối với bà lại hóa ra rất dễ dàng”.

Để có được 1 bài trình diễn mượt mà, đẹp mắt cần tập luyện từ 2 – 3 tháng. Vì các thành viên trong CLB ai cũng có tuổi nên việc ghi nhớ và tập 1 số động tác khó phản cần có một khoảng thời gian mới thành thạo được. CLB dưỡng sinh của bà Lê Vân từng tham gia rất nhiều buổi giao lưu văn nghệ của phường, thành phố và tỉnh Hòa Bình. Một số tiết mục được trình diễn ở nhiều nơi như: : thái cực quyền giản hóa 24 thế, thái cực đơn phiến 42 thế, thái cực song phiến 48 thế, thái cực công phu phiến 52 thế, thái cực quạt 18 thế, thái cực kiếm 32 thế,vũ điệu thể thao zumba...

Bác Nguyễn Thị Việt (thành viên CLB) nhận xét: "Cô Vân là người đã khơi dậy trong tôi tình yêu với bộ môn dưỡng sinh. Không chỉ là một người thầy yêu nghề, cô còn như một người bạn luôn đồng hành với các thành viên, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vui buồn, bệnh tật của tuổi già”.

Linh Nhật (Lớp Báo in K34A2 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các tin khác


Tấm lòng của những thầy giáo làm “ngư phủ” cải thiện bữa ăn cho học trò

(HBĐT) - Trường THCS Tân Dân (Mai Châu) được thành lập năm 2007 sau khi xã Tân Dân tách từ huyện Đà Bắc. Nhà trường có 116 học sinh với hơn chục lớp học, khu ở nội trú cho hơn 60 học sinh và hơn chục cán bộ, giáo viên. Đa phần giáo viên tại trường là người ở thị trấn Mai Châu hoặc sinh sống tại một số huyện khác, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về thăm nhà. Mỗi lần quay trở lại trường, các thầy, cô đều phải vượt qua cung đường hiểm trở để mang theo con chữ đến dạy các em.

Ông Triệu Sinh Nhân làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Quyết tâm không để gia đình phải sống trong cảnh nghèo khó, làm lụng mãi vẫn không đủ ăn, ông Triệu Sinh Nhân ở bản Tiến Lâm 1 (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã tìm tòi, vươn lên phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo, nuôi dạy các con học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định. Đến nay, gia đình ông được xếp vào diện kinh tế khá trong bản.

Người có số trâu đứng đầu huyện

(HBĐT) - Chiều đến, ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) tất bật chặt mía, cỏ thành từng đốt, trộn với cám tiếp thêm thức ăn cho gia súc. Xung quanh ông là đàn trâu con nào, con nấy béo tốt, khỏe mạnh dàn hàng đợi cho ăn. Đó là cảnh tượng vui mắt khi chúng tôi đến thăm, tìm hiểu phương cách nào mà ông Mừng lại có đàn trâu đông đến vậy với hơn 40 con.

Những “bông hồng vàng” trên thương trường

(HBĐT) - Năng động, tự mình khởi nghiệp thành công hoặc "đứng sau” hỗ trợ đắc lực để chồng phát triển doanh nghiệp. Câu chuyện của nhiều nữ doanh nhân, những "bông hồng vàng” trên thương trường đã góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó không chỉ là phụ nữ mà cho cả nam giới đang theo đuổi nghiệp kinh doanh.

“Cây chổi vàng” toàn quốc Nguyễn Thị Tâm

(HBĐT) - Vào tháng 1/2018, lần đầu tiên cộng đồng cả nước tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, những người chuyên nạo vét cống, rãnh, kênh rạch thông qua tổ chức xét chọn "Cây chổi vàng”. Chị Nguyễn Thị Tâm (ảnh) công tác tại tổ vệ sinh môi trường số 3, Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình là 1 trong số 100 lao công trên cả nước đón danh hiệu cao quý này.

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Là trụ cột trong gia đình, phải lo toan mọi việc từ bữa ăn đến chi phí sinh hoạt, cho các con đi học với đồng lương ít ỏi, anh Chu Văn Tình ở xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) luôn trăn trở về việc lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp để tăng thu nhập, ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đứng lên sau nhiều lần thất bại, đến nay, kinh tế gia đình anh ngày càng khá, đời sống từng bước được nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục