(HBĐT) - Đến thăm Trại tạm giam Công an tỉnh, được trao đổi với phạm nhân nữ tại trại, chúng tôi mới biết cán bộ quản giáo nơi đây được yêu mến và kính trọng như thế nào. Trong đó được nhắc đến nhiều hơn cả là thiếu úy Bàn Thị Huệ, nữ quản giáo trẻ nhưng tràn đầy nhiệt huyết, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội và cấp trên ghi nhận.


Cán bộ quản giáo Bàn Thị Huệ trực tiếp hướng dẫn, lao động cùng phạm nhân.

 

Là người dân tộc Dao sống tại bản Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi), gia đình không có ai trong ngành, nhưng khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, cô học trò nhỏ Bàn Thị Huệ đã mơ ước trở thành nữ công an CAND. Hạnh phúc mỉm cười với Huệ, từ những nỗ lực vượt khó, hiếu học đã đưa cô tự tin vào cổng trường Trung cấp CSND để theo đuổi niềm đam mê của mình.

Sau 2 năm chăm chỉ rèn luyện, Huệ tốt nghiệp loại ưu, chuyên ngành trinh sát trại giam, được kết nạp Đảng trước khi ra trường và được thăng hàm trước niên hạn 1 năm. Cuối năm 2015, ra trường được nhận công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình, không chút do dự, Huệ trực tiếp đề xuất lãnh đạo đơn vị được làm bộ phận quản giáo, một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Xác định được điều đó, thiếu úy Bàn Thị Huệ đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi các anh chị đi trước, lấy kiến thức đã được học ở trường làm hành trang vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt bằng phẩm chất, tấm lòng bao dung, vị tha, chị coi phạm nhân như người thân, luôn gần gũi, lắng nghe, trao đổi tìm hiểu tâm tư, tình cảm của phạm nhân, từ đó nắm bắt, hiểu để giáo dục, hiểu để cảm hóa, động viên, khích lệ họ vượt qua mặc cảm quá khứ tội lỗi, vươn lên cải tạo tốt để sớm trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng xã hội.

Khó khăn là thế, trong quá trình công tác, phải tiếp xúc với nhiều phạm nhân, mỗi người có tính cách, cảm xúc tâm lý khác nhau, song thiếu úy Bàn Thị Huệ không thấy nản mà ngược lại, chị còn học hỏi và dành nhiều thời gian nghiên cứu hơn để tìm giải pháp phù hợp giáo dục từng phạm nhân. Từ thực tế công việc hàng ngày, Huệ rút ra bài học kinh nghiệm là: chỉ cần học tập phong cách ứng xử văn hóa của Bác Hồ, phải tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình nhưng chủ động, linh hoạt, tế nhị đối với phạm nhân thì phạm nhân nào cũng nghe theo.

Để những suy nghĩ, trăn trở đi đôi với việc làm hiệu quả, thiếu úy Bàn Thị Huệ sau mỗi giờ cho phạm nhân giải lao, chị lại hỏi han, gần gũi. Chính tình cảm chân thành của nữ cán bộ trẻ đã làm rung động trái tim phạm nhân từng là người mẹ, có con cũng chạc tuổi như chị. Cảm xúc ấy phá vỡ khoảng cách giữa phạm nhân với cán bộ quản giáo, từ đó phạm nhân thấy tin tưởng mà tự bộc bạch, tâm sự những nỗi niềm trong lòng, tin tưởng vào chính sách của Nhà nước để quyết tâm cải tạo tốt, làm lại cuộc đời.

Chia sẻ tình cảm đối với cán bộ quản giáo Bàn Thị Huệ, phạm nhân Nguyễn Thị Nguyện cho biết: Cán bộ Huệ luôn quan tâm, gần gũi, chuyện trò với chúng tôi khiến chúng tôi không còn rào cản và mặc cảm về quá khứ tội lỗi của mình. Tôi cảm nhận được tình cảm cán bộ Huệ giành cho chúng tôi giống như người thân vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng cải tạo thật tốt để sớm được trở về với gia đình...

Với đặc thù công việc phải có mặt từ rất sớm tại phân trại hướng dẫn phạm nhân đi lao động, cải tạo để phạm nhân hiểu rõ giá trị của công sức lao động chính đáng, không phân biệt giữa phạm nhân và cán bộ, thiếu úy Bàn Thị Huệ thường trực tiếp lao động cùng phạm nhân để trau dồi kinh nghiệm thực tế và hiểu hơn về hoàn cảnh của những phụ nữ phạm tội. Huệ quan niệm rằng, người cán bộ quản giáo nếu muốn cảm hóa, giáo dục được phạm nhân thì trước tiên phải có tác phong nêu gương như một người lãnh đạo "phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”.

"Trẻ nhưng không non, nữ nhưng không yếu, sẵn sàng xung phong đảm nhận việc khó và hoàn thành tốt vì lợi ích của nhân dân” - đó chính là lời khẳng định của thượng tá Mạc Đức Đán, Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh dành cho thiếu úy Bàn Thị Huệ khi được trao đổi. Chị Huệ là tấm gương tiêu biểu về cán bộ, đảng viên trẻ xung kích - sáng tạo, bản lĩnh - vượt khó, tận tụy với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngô Thủy (CTV)

 



Các tin khác


Nữ bác sĩ gắn bó với vùng cao

(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nhà giáo Phạm Hùng - người nặng lòng với công tác khuyến học

(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.

Tấm lòng của những thầy giáo làm “ngư phủ” cải thiện bữa ăn cho học trò

(HBĐT) - Trường THCS Tân Dân (Mai Châu) được thành lập năm 2007 sau khi xã Tân Dân tách từ huyện Đà Bắc. Nhà trường có 116 học sinh với hơn chục lớp học, khu ở nội trú cho hơn 60 học sinh và hơn chục cán bộ, giáo viên. Đa phần giáo viên tại trường là người ở thị trấn Mai Châu hoặc sinh sống tại một số huyện khác, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về thăm nhà. Mỗi lần quay trở lại trường, các thầy, cô đều phải vượt qua cung đường hiểm trở để mang theo con chữ đến dạy các em.

Ông Triệu Sinh Nhân làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Quyết tâm không để gia đình phải sống trong cảnh nghèo khó, làm lụng mãi vẫn không đủ ăn, ông Triệu Sinh Nhân ở bản Tiến Lâm 1 (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã tìm tòi, vươn lên phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo, nuôi dạy các con học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định. Đến nay, gia đình ông được xếp vào diện kinh tế khá trong bản.

Người có số trâu đứng đầu huyện

(HBĐT) - Chiều đến, ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) tất bật chặt mía, cỏ thành từng đốt, trộn với cám tiếp thêm thức ăn cho gia súc. Xung quanh ông là đàn trâu con nào, con nấy béo tốt, khỏe mạnh dàn hàng đợi cho ăn. Đó là cảnh tượng vui mắt khi chúng tôi đến thăm, tìm hiểu phương cách nào mà ông Mừng lại có đàn trâu đông đến vậy với hơn 40 con.

Những “bông hồng vàng” trên thương trường

(HBĐT) - Năng động, tự mình khởi nghiệp thành công hoặc "đứng sau” hỗ trợ đắc lực để chồng phát triển doanh nghiệp. Câu chuyện của nhiều nữ doanh nhân, những "bông hồng vàng” trên thương trường đã góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó không chỉ là phụ nữ mà cho cả nam giới đang theo đuổi nghiệp kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục