(HBĐT) - Là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của Công an tỉnh, thiếu tá Đinh Công Tuấn – Đội trưởng Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Tân Lạc nổi bật ở khả năng vận động quần chúng. Gắn bó với nhân dân, anh hiểu hơn về cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, ổn định tình hình địa bàn.

Cùng thiếu tá Đinh Công Tuấn, chúng tôi dự buổi lắng nghe ý kiến góp ý đối với Công an xã Tử Nê, huyện Tân Lạc. Là xã tiếp giáp với thị trấn Mường Khến, Tử Nê tiềm ẩn nhiều phức tạp về ANTT, nhất là số đối tượng từ địa phương khác hoạt động tội phạm hoặc trốn truy nã trên địa bàn. Để đối phó với thực trạng trên, người dân đã hiến kế cho Công an xã huy động sức mạnh của toàn dân trong phòng, chống tội phạm, làm sao để mỗi người dân thực sự là một chiến sỹ an ninh. Các ý kiến góp ý của người dân đều được chính quyền và lực lượng công an tiếp thu, cụ thể hóa vào thực tiễn công tác. Thiếu tá Tuấn cẩn thận ghi chépcác đề xuất, kiến nghị của người dân, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác ANTT và xây dựng người công an có tư thế, lễ tiết, tác phong và ứng xử với nhân dân.

Thiếu tá Tuấn luôn sâu sát quần chúng, bám, nắm địa bàn một cách khoa học, tỷ mỷ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Anh thấy rằng, bà con vốn thật thà, chất phác, yêu lao động và mong cuộc sống an lành. Anh đề xuất Đảng ủy, lãnh đạo đơn vị chủ trương "3 cùng” với nhân dân để nắm bắt tình hình ANTT. Theo đó, định kỳ hàng tuần, tháng, cán bộ địa bàn phải dự các cuộc họp của nhân dân, trao đổi những vấn đề người dân băn khoăn, thắc mắc. Lắng nghe dân nói, làm dân tin, có như vậy dân mới yêu thương và giúp đỡ lực lượng công an. Ngoài ra, anh tham mưu chính quyền các địa bàn đặt các hòm thư tố giác tội phạm, phát phiếu lấy ý kiến nhân dân… Thông qua đó, người dân đã cung cấp hàng trăm nguồn tin có giá trị giúp lực lượng chức năng điều tra, xử lý kịp thời nhiều vụ việc phức tạp, không để oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Nhờ thông tin của quần chúng nhân dân, Công an huyện Tân Lạc phát hiện đường dây vận chuyển ma túy lớn qua địa bàn. Các lực lượng được người dân hỗ trợ đã bắt quả tang Trần Anh Tuấn (SN 1981), trú tại Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và Vũ Thị Hiền (SN 1981), trú tại Cẩm Sơn, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vận chuyển 20 bánh hêrôin và hơn 2.000 viên ma tuý tổng hợp đi tiêu thụ. Vụ mẫu thuẫn gia đình dẫn đến việc Bùi Văn Lương sử dụng dao nhọn cắt cổ vợ là chị Bùi Thị Quý, khi án mạng xảy ra, người dân đã tố giác và tổ chức vây bắt thành công đối tượng Bùi Văn Lương...

Theo đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng Công an huyện Tân Lạc, thiếu tá Đinh Công Tuấn là cán bộ cần mẫn với công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Anh đã đề xuất Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện nhiều sáng kiến để nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào "dân vận khéo” nhất là việc đề xuất làm con đường dài 186 m tại xóm Cộng, xã Quy Hậu với kinh phí trên 150 triệu đồng hay công trình "điện sáng nông thôn” góp phần thắp sáng nhiều con đường, thôn bản; việc trao tặng 6 con bò giống cho 6 hộ nghèo... Những việc làm của thiếu tá Đinh Công Tuấn đã làm sâu sắc hơn tình cảm giữa công an với nhân dân, góp phần phong ngừa, ngăn chặn tội phạm ngay tại cơ sở.

 

Như Hùng (CTV)

Các tin khác


Nhà giáo Phạm Hùng - người nặng lòng với công tác khuyến học

(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.

Tấm lòng của những thầy giáo làm “ngư phủ” cải thiện bữa ăn cho học trò

(HBĐT) - Trường THCS Tân Dân (Mai Châu) được thành lập năm 2007 sau khi xã Tân Dân tách từ huyện Đà Bắc. Nhà trường có 116 học sinh với hơn chục lớp học, khu ở nội trú cho hơn 60 học sinh và hơn chục cán bộ, giáo viên. Đa phần giáo viên tại trường là người ở thị trấn Mai Châu hoặc sinh sống tại một số huyện khác, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về thăm nhà. Mỗi lần quay trở lại trường, các thầy, cô đều phải vượt qua cung đường hiểm trở để mang theo con chữ đến dạy các em.

Ông Triệu Sinh Nhân làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Quyết tâm không để gia đình phải sống trong cảnh nghèo khó, làm lụng mãi vẫn không đủ ăn, ông Triệu Sinh Nhân ở bản Tiến Lâm 1 (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã tìm tòi, vươn lên phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo, nuôi dạy các con học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định. Đến nay, gia đình ông được xếp vào diện kinh tế khá trong bản.

Người có số trâu đứng đầu huyện

(HBĐT) - Chiều đến, ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) tất bật chặt mía, cỏ thành từng đốt, trộn với cám tiếp thêm thức ăn cho gia súc. Xung quanh ông là đàn trâu con nào, con nấy béo tốt, khỏe mạnh dàn hàng đợi cho ăn. Đó là cảnh tượng vui mắt khi chúng tôi đến thăm, tìm hiểu phương cách nào mà ông Mừng lại có đàn trâu đông đến vậy với hơn 40 con.

Những “bông hồng vàng” trên thương trường

(HBĐT) - Năng động, tự mình khởi nghiệp thành công hoặc "đứng sau” hỗ trợ đắc lực để chồng phát triển doanh nghiệp. Câu chuyện của nhiều nữ doanh nhân, những "bông hồng vàng” trên thương trường đã góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó không chỉ là phụ nữ mà cho cả nam giới đang theo đuổi nghiệp kinh doanh.

“Cây chổi vàng” toàn quốc Nguyễn Thị Tâm

(HBĐT) - Vào tháng 1/2018, lần đầu tiên cộng đồng cả nước tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, những người chuyên nạo vét cống, rãnh, kênh rạch thông qua tổ chức xét chọn "Cây chổi vàng”. Chị Nguyễn Thị Tâm (ảnh) công tác tại tổ vệ sinh môi trường số 3, Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình là 1 trong số 100 lao công trên cả nước đón danh hiệu cao quý này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục