(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.


Bác sỹ Bùi Thị Chửng, Trạm y tế xã Đồng Nghê, Đà Bắc nhiều năm nay bám bản khám chữa bệnh cho bà con vùng cao. 

Tốt nghiệp trung cấp y tế ở thành phố Hòa Bình, chị Bùi Thị Chửng quyết định về trạm y tế xã Suối Nánh, huyện Đà Bắc công tác. Là xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện hơn 70 km, đường đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xã có trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do vậy, điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Thấu hiểu những khó khăn của bà con, chị Chửng luôn tìm cách khắc phục thiếu thốn về thuốc men, điều kiện vật chất để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trong thời gian công tác, chị được cử đi học đại học y Thái Nguyên. Sau khi học xong chị được phân về trạm y tế xã Đồng Nghê. Đây là xã vùng sâu, xa, khó khăn nhất của huyện Đà Bắc; địa hình phức tạp, dân cư sống thưa thớt. Tuy nhiên, cả trạm y tế xã chỉ có 4 người, mình chị là bác sĩ, do vậy hầu hết việc khám, chữa bệnh, triển khai các chương trình mục tiêu của ngành đều do chị đảm nhiệm.

Theo thống kê, mỗi năm trạm thăm khám cho gần 2.000 lượt bệnh nhân, ngoài ra trạm thường xuyên tổ chức thăm khám tại các xóm của xã. Do đường xa, cách trở, có xóm cách trung tâm xã hơn 10 km đường rừng nên mỗi chuyến công tác của chị mất vài ngày.

ở những xóm vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp nên việc chăm sóc sức khỏe cá nhân có nhiều hạn chế. Chị Chửng cho biết: ở vùng cao tuy không khí trong lành nhưng vào mùa lạnh nhiều người bị mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, cán bộ trạm lúc nào cũng phải túc trực, thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Để phòng bệnh, cán bộ trạm thường xuyên tuyên truyền cho người dân cách phòng chống, nhất là giai đoạn chuyển mùa hoặc trời lạnh sâu. Đáng chú ý nhất là đối với trẻ nhỏ nếu để bệnh nặng, việc chuyển tuyến trên khó khăn, gây tốn kém, mệt mỏi cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Bà Xa Thị Lưu ở xóm Nghê, xã Đồng Nghê cho biết: Trước đây, mỗi khi ốm đau người dân rất ngại đến khám, chữa bệnh. Họ thường chọn cách để ở nhà cúng bái hoặc tự chữa. Họ cũng ngại đưa đến trạm vì nghĩ rằng không có bác sĩ nên việc khám, chữa bệnh không khỏi. Từ khi có bác sĩ Chửng về công tác, người dân thường xuyên đến trạm y tế xã để khám, chữa bệnh. Những trường hợp bệnh nặng thì chuyển tuyến trên chứ không để ở nhà như trước nữa.

Trao đổi với chúng tôi, bà Xa Thị Tươi, Trưởng phòng Y tế huyện Đà Bắc cho biết: Huyện có nhiều xã khó khăn rất cần bác sĩ trẻ, tâm huyết, tận tình với người bệnh như bác sĩ Bùi Thị Chửng. Nhờ có những người như bác sĩ Chửng đã góp phần nâng cao năng lực khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Đồng thời hạn chế được không ít trường hợp bệnh nhân chết oan do hủ tục lạc hậu vì kém hiểu biết. Đây là hướng đi đúng đắn của ngành y tế nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà con vùng cao.

Việt Lâm


Các tin khác


Những “bông hồng vàng” trên thương trường

(HBĐT) - Năng động, tự mình khởi nghiệp thành công hoặc "đứng sau” hỗ trợ đắc lực để chồng phát triển doanh nghiệp. Câu chuyện của nhiều nữ doanh nhân, những "bông hồng vàng” trên thương trường đã góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó không chỉ là phụ nữ mà cho cả nam giới đang theo đuổi nghiệp kinh doanh.

“Cây chổi vàng” toàn quốc Nguyễn Thị Tâm

(HBĐT) - Vào tháng 1/2018, lần đầu tiên cộng đồng cả nước tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, những người chuyên nạo vét cống, rãnh, kênh rạch thông qua tổ chức xét chọn "Cây chổi vàng”. Chị Nguyễn Thị Tâm (ảnh) công tác tại tổ vệ sinh môi trường số 3, Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình là 1 trong số 100 lao công trên cả nước đón danh hiệu cao quý này.

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Là trụ cột trong gia đình, phải lo toan mọi việc từ bữa ăn đến chi phí sinh hoạt, cho các con đi học với đồng lương ít ỏi, anh Chu Văn Tình ở xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) luôn trăn trở về việc lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp để tăng thu nhập, ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đứng lên sau nhiều lần thất bại, đến nay, kinh tế gia đình anh ngày càng khá, đời sống từng bước được nâng cao.

Người "giữ hồn" dòng gốm men rạn cổ

Gặp nghệ nhân Phạm Đạt lần đầu, nhiều người đều có cảm nhận rất dễ gần bởi vóc dáng cao, gầy và đôi mắt hiền. Cái tên Phạm Đạt được người trong nghề nhắc tới nhiều khi anh đã phục chế và phát triển thành công dòng men rạn cổ của Bát Tràng. Nhưng ít ai biết rằng, để có được sự thành công đó, nghệ nhân này đã phải trải qua một chặng đường dài gian nan...

Người phụ nữ bền bỉ nuôi con, nuôi chữ

(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, những năm 60 của thế kỷ trước, bà Đinh Thị Nho cùng gia đình lên khai hoang tại xóm Phú Yên, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Mặc dù làm nông nghiệp với hơn 1 ha ruộng màu nhưng gia đình vẫn quyết tâm cho con cái học tập. Nhớ về những ngày khó khăn đó, bà Nho xúc động chia sẻ: "Ngày đó khó khăn lắm, không có đủ cơm áo để nuôi các con ăn học, nhiều khi gia đình phải ăn sắn với rau má để sống qua ngày. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi bảo nhau phải cho con ăn học thành người để sau này chúng bớt khổ”.

Làm giàu từ nghề mộc

(HBĐT) - 28 tuổi nhưng đoàn viên Nguyễn Văn Chiến, thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn đã là ông chủ một xưởng mộc khá lớn. Anh là tấm gương sáng vượt qua đói nghèo để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục