(HBĐT) - Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng nhờ nắm bắt cơ hội và sự chăm chỉ, chịu khó, ông Đinh Thế Lịch ở thôn Long Giang, xã Lạc Long (Lạc Thủy) đã thành công với mô hình trang trại VAC, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Trang trại VAC của gia đình ông Đinh Thế Lịch, thôn Long Giang, xã Lạc Long (Lạc Thủy) cho lợi nhuận 500 triệu đồng /năm. 

Cùng đoàn công tác, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Đinh Thế Lịch. Trong cái nắng oi ả của mùa hè, ông Lịch miệt mài thu hoạch sản phẩm để kịp giao hàng. Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn, ông Lịch chia sẻ: "Bằng số vốn ít ỏi và vay mượn anh em, bạn bè, gia đình tôi bắt tay vào phát triển mô hình kinh tế VAC từ những năm 2000. Trong đó, trang trại của tôi phát triển trồng chè xanh, chăn nuôi lợn, trâu, bò, cá, ong lấy mật… Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật, đầu tư dàn trải nên hiệu quả đem lại chưa cao. Ngoài ra, quá trình sản xuất tôi chưa áp dụng được tiến bộ KH -KT nên năng suất thấp, dẫn tới sản phẩm không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, khó khăn chung đối với người nông dân là nguồn vốn đầu tư để mở rộng các mô hình kinh tế. Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tích cực tham gia các buổi tập huấn nâng cao kỹ thuật, chuyển giao KH -KT do huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức. Bản thân tôi cũng chịu khó tìm tòi học hỏi, nhạy bén chuyển đổi các mô hình kinh tế mới phù hợp với nhu cầu thị trường”.

Hiện nay, trang trại VAC của gia đình ông Lịch đã được mở rộng lên 3 ha, trong đó chủ lực là chè Shan tuyết (1 ha), cây ăn quả có múi (2 ha), bao gồm các giống cam V2, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc… Ngoài ra, gia đình ông duy trì chăn nuôi trâu, bò, cá, ong… Năm 2017, nhờ phát triển hiệu quả trang trại VAC, gia đình ông Lịch thu về 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Sản phẩm được bán cho các nhà máy, thương lái trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

ông Lịch cho biết thêm, bí quyết thành công của gia đình đó là tích cực tham gia các buổi tập huấn để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Hầu hết các buổi tập huấn chuyên đề về chăn nuôi và trồng trọt, ông đều sắp xếp công việc để tham gia. Nhờ đó, ông Lịch đã áp dụng thành công việc trồng xen các giống cây ăn quả có múi và diện tích chè Shan tuyết để nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích.

Không những phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Lịch đã hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm phát triển trang trại cho 5 hộ trong thôn có nhu cầu xây dựng mô hình VAC. Ngoài ra, vào mùa thu hoạch cao điểm, ông còn giải quyết việc làm cho trên 20 lao động thời vụ với mức thu nhập 100.000 - 200.000 đồng /ngày.

Thành công với mô hình trang trại VAC bằng nghị lực vượt khó, sự nhạy bén và ham học hỏi, năm 2017, gia đình ông Lịch vinh dự được UBND huyện Lạc Thủy tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào "Hộ nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi”. Trước đó, ông Lịch cũng được Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích trong sản xuất - kinh doanh, giai đoạn 2010- 2015.


                                                                                   Đức Anh


Các tin khác


20 năm tâm huyết chăm lo sức khỏe người cao tuổi

(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.

Người đàn ông nặng tình với hát đối

(HBĐT) - Phía cuối con đường làng quanh co là nhà ông Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Biết đến hát đối từ khi mới 13 tuổi, năm nay ông đã 67 tuổi và luôn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời của hát đối.

Người trưởng khu mẫu mực

(HBĐT) - Hơn 17 năm gắn bó với công việc trưởng khu 7, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), ông Đỗ Văn Quý luôn nhiệt tình, năng nổ với các hoạt động ở KDC; sống hết mình vì bà con lối xóm. ông 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

Nữ bác sĩ gắn bó với vùng cao

(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nhà giáo Phạm Hùng - người nặng lòng với công tác khuyến học

(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.

Tấm lòng của những thầy giáo làm “ngư phủ” cải thiện bữa ăn cho học trò

(HBĐT) - Trường THCS Tân Dân (Mai Châu) được thành lập năm 2007 sau khi xã Tân Dân tách từ huyện Đà Bắc. Nhà trường có 116 học sinh với hơn chục lớp học, khu ở nội trú cho hơn 60 học sinh và hơn chục cán bộ, giáo viên. Đa phần giáo viên tại trường là người ở thị trấn Mai Châu hoặc sinh sống tại một số huyện khác, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về thăm nhà. Mỗi lần quay trở lại trường, các thầy, cô đều phải vượt qua cung đường hiểm trở để mang theo con chữ đến dạy các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục