(HBĐT) - Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội viên phụ nữ Quách Thị Hồng Nhung, Chi hội xóm Ban Rừng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand tại chính mảnh đất quê hương.


Chị Quách Thị Hồng Nhung, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) chăm sóc đàn thỏ của gia đình.

Chị Nhung chia sẻ: Cuối năm 2017, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu từ các phương tiện truyền thông, qua thăm quan những mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao do Hội Phụ nữ thị trấn Mãn Đức tổ chức, tôi nhận thấy điều kiện của gia đình phù hợp để nuôi thỏ, nên đã bàn với chồng về quê cải tạo mảnh đất vườn của gia đình để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Những ngày đầu nuôi thử nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn, do chưa có kỹ thuật, hạn chế nguồn vốn, kinh nghiệm chăn nuôi thỏ. Hai vợ chồng chỉ dám mua mấy con thỏ mẹ giống New Zealand về nuôi thử, để lấy kinh nghiệm và thăm dò thị trường tiêu thụ.

Nhờ sự kiên trì, dồn sức, quyết tâm cho công việc, hai vợ chồng chị Nhung đã dần nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, phát triển đàn thỏ hiệu quả. Chị Nhung chia sẻ thêm: Để thỏ sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình chú trọng phòng bệnh, tăng cường vitamin để tăng sức đề kháng cho thỏ (tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi tiêm 1 lần cho tới khi xuất bán); chuồng trại phải luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Dành thời gian quan sát, kiểm tra đàn thỏ hàng ngày. Nếu thấy thỏ có biểu hiện bị bệnh, kém ăn, mệt mỏi, phải tách đàn để chăm sóc riêng… Thỏ phát triển nhanh, sau khi mua giống về khoảng 2 tháng thì sinh sản. Thức ăn của thỏ chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp, có sẵn tại địa phương. Nuôi thỏ đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, rất hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ.

Gia đình chị Nhung hiện có trên 300 con thỏ mẹ và thỏ con. Với đặc điểm sinh sản nhanh, một năm, thỏ mẹ sinh sản từ 6 -7 lứa, mỗi lứa 6 - 10 con, sau khoảng 3 - 4 tháng nuôi có thể xuất bán, lúc này, thỏ đạt trọng lượng từ 4 - 5 kg/con, giá bán 90.000 - 120.000 đồng/kg thỏ thịt. Ngoài bán thỏ thịt, vợ chồng chị Nhung còn bán thỏ giống, với giá 80 nghìn đồng/con. Hiện tại, gia đình chị đang có hơn 400 m2 chuồng trại, được đầu tư xây dựng hoàn toàn khép kín, gồm hệ thống chuồng nuôi nhốt, máng ăn uống tự động. Thu nhập của gia đình chị Nhung ổn định từ 120 - 150 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, chị Nhung tiếp tục mở rộng quy mô để phát triển nuôi thỏ với số lượng lớn hơn.

Không chỉ nỗ lực, quyết tâm phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, chị Nhung còn là hội viên phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động của Hội; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn cởi mở, giúp đỡ nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; hướng dẫn về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, để mọi người có phương pháp tốt nhất phát triển kinh tế phù hợp với gia đình. Mô hình nuôi thỏ của gia đình chị đã được nhiều chị em ở các nơi đến thăm quan, học tập kinh nghiệm, qua đó, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho hội viên, phụ nữ vươn lên làm giàu chính đáng.


Hồng Duyên


Các tin khác


Hội viên đi đầu trong phong trào “Tuổi cao - gương sáng”

(HBĐT) - Kiên cường, dũng cảm trong chiến tranh, để lại một phần cơ thể trên chiến trường, trải qua nhiều đau thương, mất mát nhưng khi trở về quê hương, ông đã vượt lên hoàn cảnh, vượt qua thương tật, mạnh dạn, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Đó là thương binh hạng 4/4 Phạm Văn Thuật, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cựu chiến binh (CCB) tỉnh, hội viên NCT xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình).

Người bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân

(HBĐT) - Tôi đã gặp và phối hợp công việc với anh nhiều năm nay, nhưng mỗi lần đi cùng anh xuống thôn, xóm thăm bệnh nhân và hộ gia đình người có H., tôi càng thấu hiểu sự tâm huyết, nhiệt tình của anh dành cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS của địa phương. Anh là bác sỹ Vì Văn Hoàn, Phó Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS huyện Mai Châu.

Cán bộ Đoàn tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Phạm Thị Ngọc Ánh, Trưởng Ban đoàn kết, tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn Hòa Bình là cán bộ, công chức năng động, trách nhiệm, cùng niềm đam mê cháy bỏng với các hoạt động tình nguyện. Ánh bộc bạch: Bí quyết của tôi là học Bác tinh thần vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi luôn dặn chính mình, muốn thanh niên không xa rời tổ chức thì điều kiện tiên quyết là phải nâng cao chất lượng phong trào”. 

“Thủ lĩnh” Đoàn nơi tuyến đầu phòng, chống tội phạm

(HBĐT) - Không chỉ là cán bộ trẻ năng động, Trung úy Đặng Ngọc Sơn, cán bộ Đội hướng dẫn và điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) còn được biết đến là một Bí thư Đoàn nhiệt huyết, gương mẫu trong công tác, cuộc sống, là tấm gương để đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong đơn vị học tập, noi theo.

Đoàn viên khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi

(HBĐT) - Anh Hoàng Văn Sao, xóm Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) không chỉ là đoàn viên năng động, trách nhiệm trong hoạt động Đoàn, mà còn là tấm gương khởi nghiệp vươn lên từ khó khăn. Anh đã tìm cho mình con đường để lập thân, lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi dúi. Đến nay, mô hình đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Người có tâm làm cho đất... “nở hoa”

(HBĐT) - Khi biết mục đích chuyến thăm của chúng tôi, ông Hà Minh Thiết, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Xăm Khòe (Mai Châu) cười: "Chuyện đó có gì to tát, đáng để nói đâu! Tôi thấy đó là việc mình cần phải làm, cho chính con cháu mình, cho bà con trong xóm, trong xã của mình thì tôi vận động anh em, họ hàng cùng tham gia…”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục