(HBĐT) - Khu vườn nhà bà Bùi Thị Sinh ở khu dân cư Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) trước đây chỉ là khu vườn tạp với vài luống rau cho nhu cầu hàng ngày của gia đình, vài ba cây ăn quả già cỗi... Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, khu vườn đã lột xác với những hàng thanh long xanh mướt mắt.



Ông Nguyễn Văn Bổng truyền đạt kinh nghiệm xây dựng vườn mẫu hiệu quả kinh tế cao cho người dân đến thăm quan, học tập.

Không chỉ gia đình bà Sinh, nhiều khu vườn tạp của các gia đình trong khu như ông Trần Quốc Hoàn, Vũ Văn Trường, Quách Công Thanh, Nguyễn Văn Thành vốn chỉ có dăm ba cây ăn quả lâu năm, đã trở thành những vườn kiểu mẫu tiêu biểu không chỉ của khu mà còn của thị trấn Ba Hàng Đồi và huyện Lạc Thủy. Những khu vườn đã trở thành điểm đến trao đổi, học tập của nhiều người trong huyện, thậm chí trong và ngoài tỉnh...

Để có được thành quả này, nói như người dân ở khu dân cư Đồi thì: "Đó là tâm huyết và công sức của ông Nguyễn Văn Bổng, Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng Ban công tác mặt trận khu".

Là người đi đầu trong thực hiện phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn cây kiểu mẫu, ông Bổng đã làm cho phong trào lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Tháng 6/2017, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong khu dân cư tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng Ban công tác mặt trận, với kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm và sự tín nhiệm của Nhân dân, ông đã thể hiện rõ vai trò đầu tàu, gương mẫu với cách nghĩ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ông đã bàn bạc với chi bộ để xây dựng, ban hành nghị quyết lãnh đạo cụ thể, sát, đúng, phù hợp với điều kiện thực tế của khu dân cư. Xây dựng quy ước, hương ước, vận động Nhân dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung. Đặc biệt là vận động Nhân dân đồng thuận trong xây dựng mô hình "Khu dân cư kiểu mẫu và vườn cây kiểu mẫu”.

Để người dân tin tưởng, làm theo, ông đã vận động vợ con, người thân quy hoạch vườn, phá bỏ cây trồng kém hiệu quả không mang lại giá trị kinh tế. Trong đó, gia đình ông đã phá bỏ các loại cây ăn quả lâu năm để trồng 100 cây bưởi Hoàng Trạch; chỉnh trang khuôn viên nhà ở, sân vườn, cổng ngõ, tạo cảnh quan sống thoáng mát, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây cảnh đường làng, ngõ xóm; ủng hộ hơn 100 ngày công cho các hoạt động làm đường, sân văn hóa, sân đình làng; ủng hộ 56 triệu đồng mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa, làm đường điện chiếu sáng, đường hoa cây cảnh, kênh mương nội đồng và các phong trào hoạt động của khu dân cư. Từ những việc làm thiết thực, hiệu quả của gia đình ông, đến nay, 100% hộ dân khu dân cư đã cải tạo vườn tạp, trồng cây có giá trị kinh tế cao, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, có đường hoa, cây cảnh tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Bằng việc làm thiết thực, "nói đi đôi với làm” ông đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện và nhân rộng mô hình "Khu dân cư kiểu mẫu và vườn cây kiểu mẫu”. Các hộ trong khu dân cư đã tự nguyện ủng hộ ngày công để xây dựng 290 m kênh mương nội đồng; làm mới và nâng cấp, cứng hóa 720 m đường giao thông trong khu dân cư; đóng góp xây dựng được 13 công trình phúc lợi với tổng kinh phí trên 1,1 tỷ đồng, hiến 184 m2 đất thổ cư, 176 m2 đất ruộng, cùng hàng nghìn ngày công lao động.

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, khu dân cư Đồi đã được công nhận khu dân cư văn hóa; chi bộ đạt xuất sắc tiêu biểu; cá nhân ông Nguyễn Văn Bổng được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Những đóng góp đó đã từng bước đưa khu dân cư Đồi trở thành một vùng quê đẹp, trù phú.

Ngô Thị Thoa (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục