Tạo mái ấm cho những người khuyết tật


 
Bà Vì Thị Thuận, chủ cơ sở bảo trợ Thuận Hòa, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu)

Xuất phát từ trăn trở với nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống và cảm thông với những số phận kém may mắn, năm 2008, bà Vì Thị Thuận, chủ cơ sở bảo trợ Thuận Hòa, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) thành lập cơ sở Thuận Hòa làm nghề dệt thổ cẩm kết hợp phát triển du lịch cộng đồng để dạy nghề, tạo việc làm cho những phụ nữ khuyết tật. Hiện nay, cơ sở đã dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho 35 phụ nữ là người dân tộc thiểu số (có 16 chị bị khuyết tật) hoàn cảnh khó khăn, với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của cơ sở được dệt và may thủ công bằng tay, các sản phẩm chính như: túi sách, khăn quảng cổ, vải may quần áo, khăn trải bàn, dép đi trong nhà, ba lô, thú nhồi bông, đồ lưu niệm… Sản phẩm của cơ sở đã được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là các nước: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý. 
Cơ sở không chỉ giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ, mà còn góp phần tích cực giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Với những đóng góp cho xã hội, bà Vì Thị Thuận được trao tặng huy hiệu của Chủ tịch nước về nghệ nhân tiêu biểu, bằng khen của UBND tỉnh, được T.Ư Hội LHPN Việt Nam tặng giải thưởng KOVA hạng mục sống đẹp.


              Đam mê bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường



Ông Bùi Huy Vọng, (xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn), UVBCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh

Là văn nghệ sỹ hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, trong giai đoạn 2015 - 2020, ông Bùi Huy Vọng(xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn), UVBCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã sưu tầm, nghiên cứu và in gần 20 đầu sách in riêng, 5 đầu sách in chung với nhiều tác giả; sưu tầm, biên dịch hơn 100 bài dân ca Mường. Ông đã nghiên cứu 5 đề tài khoa học cấp bộ và cấp tỉnh; công bố hơn 50 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành cấp tỉnh và cấp T.Ư. Bên cạnh đó, ông tham gia sưu tầm, khảo tả lập hồ sơ cho gần 10 di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội đình Khênh, đình Băng, đình Khói…; tham gia đạo diễn phục dựng các lễ hội dân gian Mường có giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo, góp phần phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Trực tiếp tham gia soạn tài liệu và giảng dạy tiếng Mường cho cán bộ, giáo viên trong tỉnh; viết báo và dịch sang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình Điện tử và một số báo khác. Ngoài ra, lập 2 kênh YouTube để quảng bá văn hóa Mường, thu hút hơn 2 triệu lượt người truy cập...

Với những nỗ lực, đóng góp, cống hiến cho việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, năm 2015, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đợt 1, thuộc loại hình tri thức dân gian. Năm 2017, được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng 5 bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc.


Các tin khác


Những người hùng trên mặt trận chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Vì nhiệm vụ, họ tạm xa gia đình, bất chấp hiểm nguy để điều trị cho những người nhiễm Covid-19. Mặc dù cuộc chiến chống dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhưng đóng góp của những người hùng áo trắng cho cộng đồng vô cùng đáng trân trọng.

Người Giám thị tâm huyết với "nghề gieo mầm thiện"

(HBĐT) - Tốt nghiệp trung học cảnh sát, năm 1989, đồng chí Ngô Nguyên Ngọc được phân công nhiệm vụ Cảnh sát khu vực Công an phường Phương Lâm, phường trung tâm tỉnh lỵ Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hoà Bình). 

Bài học thành công từ những người có tư duy “ngược”

(HBĐT) - Đừng "trói” mình với một con đường lập nghiệp duy nhất, hãy nghĩ khác, thậm chí là đi ngược lại với những tư duy thông thường. Đó là điều chúng tôi đúc kết khi được gặp gỡ với những gương sáng đã lập nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyện về người có uy tín ở xóm Ngheo

(HBĐT) - Sau nhiều năm được giao làm cán bộ chủ chốt UBND xã, ông Bùi Văn Thụ về nghỉ chế độ và được Nhân dân xóm Ngheo, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) bầu chọn là người có uy tín. Với vai trò và uy tín của mình, ông đã tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn TTATXH ở khu dân cư.

Thay nạn nhân tố cáo hung thủ

(HBĐT) - Sau khi tốt nghiệp trung cấp Y Hòa Bình, đầu năm 1992, Phạm Quang Ngọc về công tác tại quê hương Mường Động - Kim Bôi. Anh được phân công làm Trạm trưởng trạm y tế Thượng Tiến (cũ), trực tiếp điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương. Đến năm 2008, anh rời quê đầu quân cho đội ngũ pháp y Công an tỉnh tại Phòng Kỹ thuật Hình sự. Anh được các đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm như: Trưởng phòng Nguyễn Văn Hòa, bác sỹ pháp y Vũ Sơn Hùng, Đỗ Đình Nhường... dìu dắt. Anh nhanh chóng tiếp cận với công việc đầy khó khăn, gian khổ này.

Vũ Hồng Dũng - đảng viên trẻ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

(HBĐT) - (HBĐT) - Sinh năm 1983, hiện là chủ cửa hàng điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ lớn nhất, nhì thị trấn Bo (Kim Bôi), đảng viên trẻ Vũ Hồng Dũng là tấm gương tiêu biểu năng động, sáng tạo, nhạy bén phát triển kinh tế. Cửa hàng điện thoại di động Dũng Nhung Mobile do anh Dũng làm chủ cho doanh thu mỗi tháng trên 500 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 8 nhân viên, thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục