(HBĐT) - Gọi là "cháu” Trưởng thôn bởi Phạm Văn Toàn (SN 1988) so với ông bà, các bác, các chú trong thôn chỉ đáng tuổi con, cháu. Anh hiện là Trưởng thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy). Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng Trưởng thôn Phạm Văn Toàn luôn nhận được sự tin yêu, quý trọng của người dân trong thôn. 

Anh cũng là người đã mạnh dạn đưa cây sả về giúp người dân thoát nghèo, là tấm gương thanh niên tiêu biểu với 18 lần hiến máu cứu người. Vừa qua, anh vinh dự được Hội LHTN huyện biểu dương là 1 trong 5 thanh niên tiêu biểu giai đoạn 2014-2019, 1 trong 20 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2020 của tỉnh.



Anh Phạm Văn Toàn (bên phải), trưởng thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng sả với người dân.

Trưởng thôn đi trước để làng nước theo sau

Chạy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh tại khu vực xã Hưng Thi, phóng tầm mắt ra xa là những vùng đất xanh màu mỡ phủ kín cây sả. Tận dụng từng "tấc đất, tấc vàng”, người dân thôn Trâm đã chuyển đổi 100% diện tích đất sản xuất sang trồng sả, giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên, cho lợi nhuận gấp 2-3 lần so với các cây trồng khác. Theo anh Phạm Văn Toàn, người tiên phong đưa cây sả về làm giàu trên mảnh đất quê hương, thăm vườn sả của các hộ gia đình, anh Toàn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tỉ mỉ cách thu hái đảm bảo năng suất, chất lượng. Anh cho biết: "Vùng đất này trước đây chủ yếu trồng ngô, sắn, thu nhập bình quân chỉ đạt từ 4 - 5 triệu đồng/người/năm. Nhận thấy cây sả trồng tại huyện Lương Sơn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không tốn công chăm sóc, tôi nung nấu ý tưởng sẽ phát triển giống cây trồng này tại địa phương mình. Năm 2014, tôi thí điểm trồng 3.000 m2 sả. Nhờ tích cực học hỏi, áp dụng KHKT vào quá trình chăm bón, nên mô hình đem lại tín hiệu khả quan. Thực tế cho thấy, mỗi năm sả cho thu hoạch từ 3 - 4 vụ, sản lượng đạt khoảng 24 tấn/ha. Giá thành dao động từ 4.000 - 7.000 đồng/kg, được giá có thể lên 12.000 đồng/kg. Hiện, diện tích sả của gia đình được mở rộng 7 ha, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động, với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Cao điểm vào mùa thu hoạch có đến 60 - 70 nhân công thời vụ, thu nhập từ 180.000 - 220.000 đồng/người/ngày”.

Với nhiệt huyết, quyết tâm làm giàu của người đảng viên trẻ, anh Toàn đã hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân trong vùng cải tạo diện tích đất vườn tạp trồng sả để nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn thôn Trâm có 112/120 hộ trồng sả, tổng diện tích khoảng 24 ha.

Bên cạnh việc quan tâm, hỗ trợ Nhân dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sả, anh Toàn còn là đầu mối thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm của các vườn sả trong vùng. Để phát triển quy mô mạng lưới tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý, HTX Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An đã được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 7/2020 với 7 thành viên. Trong đó, anh Toàn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, gia đình anh Toàn đã bao tiêu, xuất khẩu 120 tấn sả, với giá bình quân 8.000 đồng/kg, tổng doanh thu ước đạt gần 1 tỷ đồng, vượt 200% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Ngoài ra, sau khi HTX thành lập đã chú trọng việc liên kết, cung ứng sản phẩm cho các HTX tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các chợ đầu mối.

Từ phát triển mô hình trồng sả, nhiều hộ trên địa bàn đã có thu nhập ổn định. Năm 2015, số hộ nghèo trong thôn là 25%, đến năm 2020 giảm còn 5%; số hộ khá tăng từ 70 lên 108 hộ; thôn không còn hộ có nhà dột nát. Tính đến hết tháng 6/2020, thu nhập bình quân đầu người của thôn ước đạt 30,82 triệu đồng.

Trân quý tấm lòng đam mê thiện nguyện

Không những làm kinh tế giỏi, trưởng thôn Phạm Văn Toàn còn là người đảng viên gương mẫu, nêu cao trách nhiệm với cộng đồng xã hội thông qua các hoạt động, phong trào thiện nguyện. Trong đó, "Hiến máu cứu người” là hoạt động anh Toàn tham gia từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường và duy trì đến nay.

Anh Toàn chia sẻ: "Bản thân tôi rất tích cực tham gia các hoạt động Đoàn khi là sinh viên. Tôi cảm thấy "Hiến máu cứu người” là nghĩa cử cao đẹp, tính nhân văn sâu sắc, giúp những người bệnh duy trì sự sống. Ngoài ra, một trong những lý do tôi muốn tham gia hiến máu bởi bác ruột và cháu tôi bị bệnh tan máu bẩm sinh, thường xuyên phải xuống Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư để được truyền máu. Tuy nhiên, nhiều hôm xuống chờ đợi 3 - 4 ngày không có máu và phải trở về nhà. Chính vì vậy, tôi rất muốn đóng góp sức mình vào ngân hàng máu để có thể giúp đỡ người thân, cùng những người bệnh vượt qua khó khăn điều trị bệnh”.

Đến nay, anh Toàn đã 18 lần tham gia các chương trình "Hiến máu cứu người”, đóng góp trên 25 đơn vị máu. Bên cạnh đó đã quyên góp, vận động Nhân dân trên địa bàn ủng hộ gần 10 triệu đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sửa chữa nhà ở, quan tâm, chăm lo gia đình học sinh hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí Bùi Minh Thẩm, Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thi cho biết: "Đảng viên Phạm Văn Toàn, Trưởng thôn Trâm là người tận tụy với công việc, gương mẫu trong lối sống, đạo đức. Không chỉ là người tiên phong đưa cây sả về làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Toàn còn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế để nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời quyên góp, vận động Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện nhằm lan tỏa những yêu thương trong cộng đồng xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT - XH địa phương".


Đức Anh


Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục