(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, anh Bùi Văn Thanh, ĐVTN xóm Đồi Bưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã mạnh dạn đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng trên đất lúa. Không chỉ vậy, anh Thanh còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long ruột đỏ cho bà con trong xã và các xã lân cận.


Anh Bùi Văn Thanh, xóm Đồi Bưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thanh long ruột đỏ cho người dân trong xã.

Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn thanh long của gia đình, anh Thanh chia sẻ: Đây là giống thanh long ruột đỏ do tôi mang từ Bình Thuận về trồng và nhân giống. Cách đây vài năm, tôi mang 65 cây giống về trồng tại vườn nhà, sau khoảng 8 tháng cây bắt đầu cho thu bói. Mặc dù mới bói nhưng quả nào cũng tròn, đẹp, tai cứng, ruột đỏ tím bắt mắt, đặc biệt rất ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Qua quá trình trồng, tôi nhận thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mở rộng diện tích. Đến nay, toàn bộ diện tích đất ruộng cấy lúa, đất vườn của gia đình khoảng 6.000 m2 tôi đều trồng thanh long ruột đỏ với khoảng 1.000 gốc.

Khi bắt đầu trồng thanh long, anh Thanh trồng theo kiểu truyền thống làm trụ đơn bằng cột bê tông, tuy nhiên, qua thực tiễn nhận thấy làm trụ đơn tốn nhiều công làm cỏ, năng suất không cao, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng giàn với diện tích khoảng 3.000 m2. Trồng thanh long theo giàn vừa đảm bảo độ vững chắc, hạn chế rung lắc khi mưa bão, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. Thanh long ruột đỏ dễ trồng, không kén đất, chỉ cần đảm bảo độ ẩm, 1 năm bón 1 - 2 lần phân chuồng là cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Thanh thu hoạch được khoảng 3 - 4 tấn quả. Chất lượng, mẫu mã đảm bảo nên tư thương khắp nơi tìm về mua. Giá bán trung bình tại vườn khoảng 25.000 đồng/kg. Mỗi năm, trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng từ trồng thanh long. Hiệu quả kinh tế cao gấp vài lần trồng lúa và các cây rau màu khác.

Sau nhiều vụ thu hoạch chính, nhận thấy vào dịp trái vụ, nhu cầu của người tiêu dùng mua thanh long khá cao, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Giá bán thanh long trái vụ khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg, gấp đôi giá bán lúc chính vụ. Từ đó, anh Thanh học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi áp dụng KH-KT để tạo ra quả thanh long trái vụ bằng phương pháp thắp đèn kích thích sự ra hoa của thanh long. Đầu tháng 10/2020, anh đầu tư hệ thống bóng đèn led chuyên dụng thắp sáng cho thanh long, thử nghiệm trên diện tích 3.000 m2, với khoảng 400 bóng đèn led. Kinh phí về dây điện và bóng đèn led cho 1 gốc thanh long khoảng 100.000 đồng. Thắp điện từ 18h - 6h trong vòng 20 ngày để kích thích sự ra hoa của thanh long. Với phương pháp này, anh Thanh cùng một số hộ trồng thanh long ruột đỏ của xã Đông Lai đang kỳ vọng vào một mùa quả ngọt dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Không chỉ là người tiên phong chuyển đổi diện tích đất vườn và đất lúa sang trồng thanh long ruột đỏ, chàng thanh niên 8X Bùi Văn Thanh còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con trong xã và vùng lân cận. Hiện, toàn xã Đông Lai có khoảng 10 ha trồng thanh long ruột đỏ, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân.


Thu Thủy


Các tin khác


Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp

(HBĐT) - Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, anh Quách Đình Tuấn, Bí thư chi đoàn tổ 1, phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) đã mạnh dạn làm giàu trên mảnh đất quê hương, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên học tập.

Cô giáo Nguyễn Phương Lan với việc làm nhỏ - ý nghĩa lớn

(HBĐT) - Bằng việc làm nhỏ bé với một tình yêu lớn, cô giáo Nguyễn Phương Lan, giáo viên dạy tiếng Anh trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) đã giúp đỡ, chia sẻ với những số phận không may mắn.

Gia đình tiêu biểu góp sức xây dựng nông thôn mới ở xã Thượng Cốc

(HBĐT) - Có tấm lòng chia sẻ với cộng đồng, tham gia đóng góp cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong công cuộc xây dựng NTM ở địa phương... Đó là việc làm ý nghĩa của gia đình anh Nguyễn Anh Tuấn (SN 1980), xóm Đồng Tâm, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn). Cá nhân anh vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2020.

Anh Quân năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chịu khó học hỏi, thất bại không nản và mạnh dạn đầu tư hướng phát triển mới đã giúp anh Bùi Hồng Quân, xóm Bận Dọi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đạt được những kết quả thiết thực trong phát triển kinh tế.

Chủ tịch Hội Phụ nữ tâm huyết với hoạt động Hội

(HBĐT) - Là cán bộ Hội tiêu biểu, 3 năm liên tục (2017 - 2019) đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, với những cống hiến trong phong trào, hoạt động Hội, chị Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Trị (Yên Thủy) đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh, huyện, xã. Chị là một trong những điển hình tiên tiến của Hội LHPN tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020.

“Cháu” Trưởng thôn trẻ tuổi được dân quý, dân yêu

(HBĐT) - Gọi là "cháu” Trưởng thôn bởi Phạm Văn Toàn (SN 1988) so với ông bà, các bác, các chú trong thôn chỉ đáng tuổi con, cháu. Anh hiện là Trưởng thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy). Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng Trưởng thôn Phạm Văn Toàn luôn nhận được sự tin yêu, quý trọng của người dân trong thôn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục