(HBĐT) - Được đào tạo bài bản về xây dựng, là "dân công trình chính hãng” nhưng Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lại có những hiểu biết đáng nể về cá tầm - loại cá đặc sản có giá trị khá cao hiện nay. Không chỉ hiểu biết về đặc tính, Lượng còn nắm rõ bí quyết để làm sao chế biến được món cá tầm ngon và hấp dẫn nhất. Đơn giản, chàng kỹ sư trẻ hiện đang ấp ủ rất nhiều dự định khởi nghiệp từ loại cá ưa lạnh này.
Mạnh
dạn đầu tư và đổi mới trong quản lý đã giúp Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thành công với mô hình nuôi cá tầm.
Gặp
Lượng, ấn tượng đầu tiên là vẻ bề ngoài hầm hố của dân công trình, điện thoại
liên tục đổ chuông trong khi trò chuyện. Tuy nhiên, qua trao đổi mới biết, đối
với Lượng, điện thoại là thứ cậu không thể bỏ quên bởi các đầu mối nhận hàng có
thể gọi đến bất cứ lúc nào yêu cầu giao cá. Nhìn Lượng liên tục nghe điện thoại,
vừa thao tác trên máy tính xách tay, tôi nghĩ đến hình ảnh của những thanh niên
khởi nghiệp thế hệ mới, những thanh niên quản lý dựa trên điện thoại thông minh
và giao dịch công việc qua mạng xã hội. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, như
Lượng nói: "Tôi đã mất cả một quá trình trải nghiệm, bao gồm cả thành công lẫn
thất bại”.
Lượng bén duyên với nghề nuôi cá lồng và con cá
tầm một cách rất đặc biệt. Theo như Lượng nói, đó có lẽ là cái duyên, bởi một
kỹ sư xây dựng chỉ quen với việc đi công trình, chưa từng biết gì về cá chứ
đừng nói đến việc nuôi một loại cá khó tính như cá tầm. Vậy mà khi có cơ hội
được thăm quan nhà lồng của một người bạn, Lượng sẵn sàng bỏ cả ngày chỉ để
quanh quẩn xem những chú cá sinh trưởng và phát triển ra sao. Chính vì vậy, khi
có cơ hội sở hữu một nhà bè với 9 lồng cá tại xã Hiền Lương, lập tức Lượng đã
rủ một người bạn cùng bỏ vốn đầu tư nuôi cá tầm.
Tâm huyết với con cá lòng hồ nhưng để làm sao
đưa được sản phẩm ra thị trường là điều Lượng luôn trăn trở. Với những kinh
nghiệm đã từng làm thị trường, Lượng nghĩ, để các nhà hàng biết đến sản phẩm
của mình, trước tiên bản thân mình phải am hiểu về sản phẩm. Chính vì vậy, từ
khâu nuôi cá làm sao, cách chế biến như thế nào để sản phẩm ngon nhất cũng được
Lượng dày công nghiên cứu, học hỏi. Không chỉ biết về lý thuyết, Lượng còn trực
tiếp làm. Tự tin với sản phẩm của mình, Lượng đã chủ động mời một số chủ nhà
hàng lớn trên địa bàn thành phố dùng thử sản phẩm. Mạnh dạn tiếp cận thị trường,
chủ động đổi mới quản lý. Tất cả các khâu từ nhận đơn hàng, cân cá, giao hàng
cho khách đều được cập nhật lên hệ thống
dữ liệu quản lý riêng. Vừa thuận lợi trong quản lý, vừa đảm bảo độ tin cậy với
khách hàng. Chính cách làm ăn mạnh dạn, thẳng thắn đã giúp Lượng dần tìm được thị trường cho con cá tầm
và các loại cá lồng đặc sản sông Đà.
Tuy nhiên, trong một thị trường "thượng vàng hạ
cám” lẫn lộn, những sản phẩm sạch làm sao để cạnh tranh với các sản phẩm khác
luôn là bài toán đau đầu đối với nhà cung cấp dịch vụ. Đã có lần, sản phẩm của
Lượng bị đánh bật khỏi những khách hàng truyền thống vì cạnh tranh giá cả. Tuy
nhiên, với phương châm chất lượng và uy tín, Lượng vạch ra những ưu đãi của
mình như được cung cấp cá đảm bảo chất lượng, tươi ngon, đủ trọng lượng, được
đổi hàng, Lượng đã giành được những lợi thế nhất định trên thị trường. Không
chỉ chú tâm vào thị trường trong tỉnh, Lượng còn giới thiệu sản phẩm của mình
trên trang mạng xã hội để quảng bá thương hiệu và áp dụng hình thức bán hàng
trực tuyến. Chính vì vậy hiện nay, Lượng là nhà cung cấp nguồn thực phẩm chính
về cá đặc sản cho nhiều nhà hàng trên thị trường Hòa Bình và một số tỉnh lân
cận như Thanh Hóa, Nghệ An… Trung bình mỗi tháng, Lượng bán ra thị trường trên
1 tạ cá với giá trung bình 200.000 đồng/kg, nhóm của Lượng thu về 20 -30 triệu
đồng/tháng.
Thành công bước đầu không cho phép chàng trai
trẻ dừng lại. Lượng nghĩ, lòng hồ là một lợi thế của người dân Hòa Bình. Tuy
nhiên, với việc mỗi nhà lồng mạnh ai nấy làm, thị trường ai nấy kiếm như hiện
nay, chỉ có thể làm ăn nhỏ lẻ và đôi khi chính người nông dân lại bị ép giá. Vì
vậy, Lượng luôn trăn trở về một dự án làm sao các nhà lồng có thể cùng nhau
liên kết thành một hiệp hội và có thể cam kết về chất lượng cá đảm bảo. Như vậy,
con cá tầm, đặc sản vùng lòng hồ mới có thể khẳng định được thương hiệu và vươn
ra thị trường lớn hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Không phải lúa, không phải ngô hay bất cứ loại cây màu nào khác mà con đường làm giàu của anh Lường Văn Sương ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) lại được bắt đầu từ việc trồng... cỏ.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huệ, xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) không ngừng nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, gây dựng quy mô trang trại tổng hợp rộng 4 ha, trong đó có hơn 1 ha ổi đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Bà được người dân gọi là “Vua ổi Yên Mông” và được đề xuất khen thưởng điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của TP Hòa Bình năm nay.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Bùi Thị Niền, xóm Bái, xã ân Nghĩa. Thăm vườn cây đang đến độ thu hoạch và được nghe kể về quá trình đưa cây thanh long về vùng đất đồi khô cằn này chúng tôi mới thấy, để có được kết quả như ngày hôm nay với gia đình chị Niền là cả một quá trình học hỏi, cần mẫn và quyết tâm.
(HBĐT) - Từ xa xưa đến nay, để tăng dư vị của bữa ăn, trong mâm cơm của người Mường không thể thiếu một lọ dấm ớt. Nhiều người đã nói rằng, dù mâm cỗ có nhiều thịt thà bao nhiêu mà thiếu vài trái ớt dấm thơm lừng thì bữa cơm cũng chẳng thể ngon miệng. Thân thuộc là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, những trái ớt nhỏ bé lại mở ra con đường khởi nghiệp lớn đối với một chàng thanh niên người Mường nhạy bén…