(HBĐT) - Với khát vọng của tuổi trẻ, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất với mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế cao.



Với mô hình trồng chuối tiêu hồng, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhận thấy đặc thù về địa lý và địa hình đất canh tác tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu các loại cây trồng và thâm canh tăng vụ, đây là tiềm năng, lợi thế cho sản xuất và giao thương hàng hoá; thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá nông sản ở địa phương cũng như mở rộng các loại hình dịch vụ sẽ được phát triển mạnh mẽ trong tương lai, vì vậy Chương quyết định mở rộng quy mô, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Trải qua hơn 3 năm sản xuất thực tế, Chương đã thiết lập được một số đầu mối tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên với quy mô nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng dẫn đến đầu ra của sản phẩm không ổn định. Với tâm huyết của tuổi trẻ luôn có tư duy sáng tạo, không ngừng học hỏi phấn đấu phát triển kinh tế gia đình và khuyến khích mọi người cùng tham gia để cải tiến phương thức sản xuất nhằm cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người. Trên cơ sở diện tích đất sản xuất trên 2 ha có vị trí thuận lợi, xa khu dân cư, có địa hình phù hợp cho việc triển khai thực hiện dự án. Qua hơn 3 năm, Chương đã tích lũy và đúc kết được nhiều kinh nghiệm sản xuất, có mối quan hệ mật thiết với cơ quan chuyên môn cấp huyện và cấp xã nên quá trình sản xuất luôn phát triển tốt, các sản phẩm làm ra được khách hàng tin dùng, giá cả ổn định, có tính cạch tranh.

Với khát khao làm giàu của tuổi trẻ và sự động viên, khích lệ của bạn bè, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, Chương đã cùng gia đình bàn bạc, tìm cách tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất theo mô hình V.A.C. Chương đầu tư 5 triệu đồng mua 2 lợn nái giống bản địa và một đàn lợn con. Do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên thất bại. Không nản chí, anh càng quyết tâm hơn. Bên cạnh mở rộng quy mô sản xuất, anh còn được sự hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện của địa phương. Sau hơn 3 năm dầm mưa, dãi nắng, lăn lộn với mô hình, hiện nay, Chương sở hữu mô hình V.A.C với tổng diện tích 2 ha, trong đó, diện tích chuồng trại 80 m², mặt ao 2.160 m², đất trồng trọt 17.000 m².

Mô hình có 1 đàn lợn mẹ bản địa 4 con và trên 40 lợn thịt, lợn con. Cùng với đó là trên 4.300 m2 chuối tiêu hồng. Hiện nay, chuối tiêu hồng đã cho thu hoạch năm đầu với giá bán 150.000 đồng/buồng và 10.000 đồng/cây giống, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Đối với đàn lợn bản địa do được nuôi thả rông, tận dụng cây chuối, hoa chuối làm thức ăn nên được thị trường ưa chuộng. Thời gian qua, mặc dù lợn thương phẩm giá xuống thấp, nhưng lợn bản địa của gia đình anh vẫn bán được giá cao và duy trì ở mức 100.000 đồng/kg. Đồng thời năm nay anh trồng thí điểm 2 sào khoai lang Nhật đang có những tín hiệu đáng mừng.

Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng của bản thân, năm 2016, trừ các khoản chi phí, mô hình V.A.C của Bùi Huy Chương thu về hàng trăm triệu đồng. Anh được UBND xã Yên Trị khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Hiện nay, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho lao động địa phương, Chương đã làm dự án phát triển kinh tế của thanh niên để mở rộng quy mô mô hình hiện có.

                                                               Đinh Hòa


Các tin khác


Tự tin khởi nghiệp với mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới

(HBĐT) - "Mới được có một tuổi, tưởng như chỉ biết "lật ngang, lật ngửa” thôi mà các đồng chí đã vươn tầm cả nước và muốn ra cả thế giới với cách tổ chức bài bản, khoa học và rất nhân văn” - đó là trao đổi đầy cởi mở của đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX khi đến thăm HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Đánh giá cao hiệu quả hoạt động của HTX, Phó Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là mô hình khởi nghiệp thành công và điển hình cho những giá trị cần có của một HTX nông nghiệp kiểu mới.

Khởi nghiệp làm giàu ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những ngày giữa thu, chúng tôi có dịp trở lại xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Cảm nhận bình yên giữa màu xanh bạt ngàn của rau su su, người dân cần mẫn hái quả, bó ngọn, phân loại rau su su chuyển về tiêu thụ ở Thủ đô Hà Nội. Trò chuyện được biết, người mở lối làm ăn mới, trồng rau sạch ở vùng cao không phải là người dân bản địa. Đó là thanh niên Đinh Văn Long quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.

Khởi nghiệp từ 300 con gà

(HBĐT) - Bằng quyết tâm, nghị lực, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh Nguyễn Văn Định, sinh năm 1984, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã gây dựng cho mình trang trại nuôi gà bản địa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đệ nhất thủy đặc sản vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Trên vùng hồ sông Đà rộng lớn, trong hàng trăm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, cơ ngơi lồng cá của anh Nguyễn Văn Toản ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) là tầm cỡ nhất, khó ai có thể sánh bì. 31 tuổi, anh quản lý và điều hành Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng với gần 200 lồng cá đặc sản, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ lớn mạnh góp phần đưa thương hiệu cá sạch Hòa Bình vươn xa.

Người chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT) - Mất cha khi còn quá nhỏ. Cuộc sống của 4 mẹ con trông vào mấy sào ruộng đắp đổi qua ngày. Từ hoàn cảnh cuộc sống chỉ có khó khăn và khó khăn đã thôi thúc cậu bé Bùi Huy Chương ngày nào không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu. Dù cho con đường khởi nghiệp vươn lên của chiến sỹ dân quân Bùi Huy Chương ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) gập ghềnh chông gai...

Đam mê với nghề nuôi cá tầm trên vùng nước xoáy

(HBĐT) - Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2001 về lập nghiệp tại TP Hòa Bình, dược sỹ Đỗ Văn Nhuận đã vận dụng những kiến thức trau dồi sau những năm "đèn sách” trên giảng đường lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm sưu tầm, ứng dụng phương pháp cấy mô để bảo tồn và phát triển được nhiều loại dược liệu quý hiếm. Anh còn là thành viên chủ lực của Công ty CP Biophamrm Hòa Bình trong phát triển vùng dược liệu với hơn 50 ha cây cà gai leo trên vùng đất Yên Thuỷ, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nông dân ở xã Đa Phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục