(HBĐT) - Tốt nghiệp trường trung cấp y tế tỉnh, cô gái người Mông Sùng Y Múa - xã Pà Cò về làm y sĩ sản nhi tại trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) và lập nghiệp ở đây. Tại đây, Y Múa thấy người bản Lác (xã Chiềng Châu) đưa khách nước ngoài lên xã Hang Kia tăng theo từng năm, phát hiện này gợi mở cho chị hướng phát triển kinh tế gia đình. Năm 2008, vợ chồng chị vay vốn ngân hàng đầu tư làm du lịch với hy vọng góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy.



 

Khách du lịch đến với homestay Y Múa, xã Hang Kia (Mai Châu).

 

Thời gian đầu, được hướng dẫn, tư vấn về cách làm du lịch cộng đồng, vợ chồng chị quyết định xây ngôi nhà 2 tầng đủ công trình phụ trợ làm homestay Y Múa. Tầng 1 để thông thoáng làm phòng ăn, tầng 2 là nơi nghỉ, chị trang trí nội thất tạo không gian sạch sẽ, lịch thiệp. Mỗi tầng có 1 lò sưởi đốt củi làm ấm căn phòng vào mùa đông.

Để không ảnh hưởng đến công việc ở trạm y tế, Y Múa giao việc quán xuyến homestay cho một nhân viên có năng lực nhất. Khi cần thiết, chị hướng dẫn qua điện thoại để các nhân viên thực hiện. Y Múa cũng làm giàu vốn tiếng Anh bằng cách tự học thêm để tự tin giao tiếp với du khách nước ngoài, khai thác thế mạnh của internet để quảng bá nên khách đến với homestay Y Múa ngày càng tăng. Hàng ngày, chị dành thời gian kiểm tra thực phẩm, chăn, đệm, trò chuyện với khách. Có những tốp khách người Hồi giáo đến đây vào đúng tháng ăn kiêng của họ, chị và nhân viên phải thức đêm để chế biến thức ăn, đảm bảo cho du khách được ăn uống trước khi bình minh lên. Vì thế, du khách đều rất hài lòng vì được cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể. Năm 2016, homestay Y Múa đón 786 lượt khách, 7 tháng năm nay đón 1.058 lượt khách, trong đó, hơn 50% là khách nước ngoài. Hiện khách đã đặt kín lịch đến hết năm. Doanh thu chưa cao nhưng cũng đủ chi phí, chi tiêu trong gia đình và trả lương cho gần chục lao động trong xã với mức từ 170.000- 200.000 đồng/người/ngày.

Hiện, homestay Y Múa cung cấp 2 sản phẩm du lịch, đó là khám phá và trải nghiệm. Với hành trình khám phá, du khách đi bộ lên Thung Mài và sang bản Bước (xã Xăm Khòe) đến độ cao 1.500 m so với mực nước biển, ngắm cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Hành trình trải nghiệm, khách học làm giấy dó, nhuộm vải chàm, tìm hiểu nếp sinh hoạt của người Mông, đi dạo thăm thú cảnh đẹp quanh xóm, xã… ý thức được điểm mạnh của du lịch Hang Kia là người dân còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống nên Y Múa cố gắng cùng mọi người gìn giữ những nét đẹp của cộng đồng người Mông. Trong khi đi du lịch, nếu khách có thiện ý giúp đỡ người dân, chị giới thiệu và đưa họ đến những gia đình thực sự khó khăn để họ trực tiếp giúp đỡ, không để khách tự ý hỗ trợ, tránh xảy ra tiền lệ xấu giữa người dân và du khách. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã lưu trú tại homestay Y Múa cả tuần, họ tham gia dọn vệ sinh môi trường, vẽ tranh tường trang trí cho trường mầm non, dạy tiếng Anh cho trẻ em. Khách trong nước cũng đến xã Hang Kia nhiều hơn, có người đến vài lần trong năm để nghỉ ngơi, tặng quà, khám bệnh miễn phí cho bà con.

Là người Mông, Y Múa hiểu rõ thực trạng gần 70% phụ nữ Mông ở xã Hang Kia không nói được tiếng phổ thông, hiểu biết về đời sống xã hội rất hạn chế nên chịu nhiều thiệt thòi. Vì thế, chị quyết định đầu tư làm du lịch và mong du lịch ở xã Hang Kia phát triển để người dân được giao lưu với các nền văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết. Homestay của chị đã tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động, quảng bá được cảnh đẹp của quê hương với du khách trong nước và quốc tế. Từ ngày có nhiều khách về bản đã tác động mạnh đến nhận thức của người dân ở đây, nhất là chị em phụ nữ, họ đã biết chăm chút đến việc ăn, ở, nuôi dạy con, giữ vệ sinh chung. Nhưng điều Y Múa vui hơn là chính du lịch cộng đồng đã góp phần giữ gìn và tôn vinh bản sắc văn hóa, từng bước khôi phục và duy trì được các ngành nghề truyền thống của người Mông, giữ trong sạch môi trường sống và tăng thu nhập cho người dân ngay tại cộng đồng.

Khi được hỏi về những dự định cho tương lai, Y Múa cho biết: Năm 2018 tôi sẽ đầu tư làm thêm ngôi nhà truyền thống của người Mông để du khách có sự lựa chọn, trải nghiệm, tiếp tục vận động bà con xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, lưu giữ những nét đẹp văn hóa đang mai một như: nhà cổ, ẩm thực, các trò chơi dân gian, làm thổ cẩm, vẽ sáp ong… để du khách đến với Hang Kia cảm nhận được sự khác biệt so với các điểm du lịch khác… từ đó thu hút họ quay trở lại và đón thêm nhiều lượt khách mới.

Bằng tâm huyết và ý chí, Sùng Y Múa đã có thành công bước đầu trên con đường khởi nghiệp. Homestay Y Múa đã trở thành điểm đến của nhiều du khách, tạo điểm nhấn góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở xã Hang Kia và huyện Mai Châu.

 Mai Huệ (Sở Tư pháp)


Các tin khác


Đệ nhất thủy đặc sản vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Trên vùng hồ sông Đà rộng lớn, trong hàng trăm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, cơ ngơi lồng cá của anh Nguyễn Văn Toản ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) là tầm cỡ nhất, khó ai có thể sánh bì. 31 tuổi, anh quản lý và điều hành Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng với gần 200 lồng cá đặc sản, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ lớn mạnh góp phần đưa thương hiệu cá sạch Hòa Bình vươn xa.

Người chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT) - Mất cha khi còn quá nhỏ. Cuộc sống của 4 mẹ con trông vào mấy sào ruộng đắp đổi qua ngày. Từ hoàn cảnh cuộc sống chỉ có khó khăn và khó khăn đã thôi thúc cậu bé Bùi Huy Chương ngày nào không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu. Dù cho con đường khởi nghiệp vươn lên của chiến sỹ dân quân Bùi Huy Chương ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) gập ghềnh chông gai...

Đam mê với nghề nuôi cá tầm trên vùng nước xoáy

(HBĐT) - Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2001 về lập nghiệp tại TP Hòa Bình, dược sỹ Đỗ Văn Nhuận đã vận dụng những kiến thức trau dồi sau những năm "đèn sách” trên giảng đường lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm sưu tầm, ứng dụng phương pháp cấy mô để bảo tồn và phát triển được nhiều loại dược liệu quý hiếm. Anh còn là thành viên chủ lực của Công ty CP Biophamrm Hòa Bình trong phát triển vùng dược liệu với hơn 50 ha cây cà gai leo trên vùng đất Yên Thuỷ, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nông dân ở xã Đa Phúc.

Làm giàu trên vùng đất khó với cây chè shan tuyết

(HBĐT) - Đổi mới cây trồng nông nghiệp tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế tại xã Trung Thành (Đà Bắc). 70% hộ dân trong xã gắn bó với cây chè san tuyết từ nhiều năm nay khiến cho nhiều người cứ nhắc đến Trung Thành là nhắc "vùng đất chè”.

Thành công từ sự bền bỉ, dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản nào về quản lý tài chính, kinh doanh hay một khóa đào tạo nghề chính thống, nhưng hiện tại, chị Quách Thị Như, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã cùng chồng thành lập và điều hành suôn sẻ hoạt động SX-KD của Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ nông thôn. Thành công đó bắt nguồn từ sự bền bỉ, tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Thắp lửa cho vùng nhãn Sơn Thủy

(HBĐT) - Anh Bùi Văn Lực, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy (Kim Bôi) là một trong những người tiên phong đưa giống nhãn Hương Chi về đồng đất quê hương, xây dựng thành công giống nhãn Sơn Thủy, mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân mà nhiều nơi khác ước mơ. Anh được bình chọn là tấm gương lao động sản xuất giỏi, vinh dự được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, nhận được sự tin yêu, trân trọng của cán bộ và người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục