(HBĐT) - Không chỉ phát huy tiềm năng về bản sắc văn hóa dân tộc của xóm như nhà ở, nếp sinh hoạt, ẩm thực…, chàng trai 9X Đinh Quý Hữu ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) còn mạnh dạn phát triển các sản phẩm du lịch như chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, món ăn châu Âu… Nhờ vậy đã tạo cho homestay Hữu Thảo "chất” riêng, là điểm đến thú vị cho du khách.


Anh Đinh Quý Hữu chế biến món ăn phục vụ du khách nghỉ dưỡng tại homestay Hữu Thảo, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Cơ duyên đến với du lịch

Có mặt tại homestay Hữu Thảo tại xóm Ké, xã Hiền Lương vào những ngày thu tháng 9, con đường dẫn chúng tôi vào homestay đi giữa 2 hàng hoa đem lại cho du khách cảm giác bình yên. Gian nhà sàn chính được anh Hữu bố trí tại địa điểm lý tưởng khi không gian phía trước là vùng hồ thoáng đãng. Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề làm du lịch cộng đồng, anh Hữu cho biết: "Tốt nghiệp THPT, tôi lập gia đình từ khi còn trẻ và làm việc loanh quanh tại gia đình. Thu nhập chỉ được khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng. Vợ tôi làm giáo viên hợp đồng tiểu học tận xã Tân Minh, đi xa, lương thấp nên không theo được nghề giáo. Nhà thiếu đất canh tác, không có nghề phụ, hai vợ chồng loay hoay không biết làm gì ra tiền. Cuộc sống gia đình khó khăn. Cho đến tháng 4/2014, Dự án do nguồn quỹ Australia - vì nhân dân châu á - Thái Bình Dương (AFAP) đã khảo sát thực địa tại xóm Ké, xã Hiền Lương. Nơi có đầy đủ mọi yếu tố như thiên nhiên, con người và bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tôi may mắn là 1 trong 2 hộ trong xóm được dự án hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn, tham gia tập huấn làm du lịch và hướng dẫn trang bị hệ thống cơ sở vật chất”.

Đầu năm 2015, sau gần 6 tháng chuẩn bị, homestay của gia đình anh Hữu chính thức được đưa vào khai thác với tên gọi homestay Hữu Thảo. Tuy nhiên, mô hình làm du lịch cộng đồng đối với gia đình anh Hữu còn khá mới mẻ, bản thân cũng chưa có kinh nghiệm. Thời điểm đó, số lượng du khách đến nghỉ tại gia đình còn ít, chủ yếu là các đoàn khách thăm quan do các công ty du lịch giới thiệu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của homestay còn nghèo nàn do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Trong khi đó, tuyến tỉnh lộ 433 từ TP Hòa Bình lên huyện Đà Bắc chủ yếu là đường đất, lầy lội, gây khó khăn cho du khách có nhu cầu lên nghỉ dưỡng tại gia đình. Đặc biệt, du lịch Đà Bắc chưa có thương hiệu nên lượng khách đến với homestay ít. Có những thời điểm nhìn homestay của gia đình đìu hiu, vắng khách, anh Hữu định bỏ cuộc.

Mạnh dạn, sáng tạo với quyết tâm phát triển du lịch cộng đồng

Để giải quyết những khó khăn trên nhằm thu hút được nhiều du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng tại homestay của mình, anh Hữu tích cực tham gia các buổi tập huấn do Dự án tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn làm du lịch. Bên cạnh những món ăn mang bản sắc truyền thống như cá hấp, cá nướng… anh Hữu học hỏi làm thêm nhiều món ăn phong phú, đa dạng phù hợp với du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, du khách đến với homestay Hữu Thảo được trải nghiệm chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, đi thuyền vãn cảnh lòng hồ sông Đà, tắm suối… Đặc biệt hơn, du khách đến đây sẽ được hòa mình cùng người dân bản xứ học cách gói bánh, đi suối bắt ốc và hái măng.

Ngoài ra, để có thêm nhiều dịch vụ phục vụ du khách, anh Hữu học hỏi cách làm du lịch tại Sa Pa như "đặc sản” tắm lá thuốc của người Dao đỏ, ngâm chân thuốc bắc. Nhiều du khách sau khi dùng những dịch vụ trên có cảm giác thư giãn, xua tan mệt mỏi.

Đặc biệt, qua khảo sát thực tế tại các điểm du lịch đông du khách, anh Hữu nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng khu vệ sinh, bếp ăn đạt chuẩn, không gian vui chơi, thư giãn… cho du khách. Do đó, gia đình anh mạnh dạn vay vốn, xây dựng trong khuôn viên rộng chừng khoảng 1.000 m2 đầy đủ các công trình nghỉ dưỡng, khu bếp ăn, khu vệ sinh và không thể thiếu không gian vui chơi, thư giãn.

Phát triển gắn với truyền thống nên anh cùng các thành viên trong gia đình lựa chọn những bộ trang phục truyền thống dân tộc để tiếp đón du khách. Ngoài ra, vào các buổi tối thứ bảy, gia đình anh mời đội văn nghệ của xóm đến biểu diễn để du khách được thưởng thức những tiết mục văn nghệ như: đánh chiêng, nhảy sạp, múa quạt... Du khách trong và ngoài nước cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm, khám phá những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính vì vậy, không ít du khách đã trở lại đây để tiếp tục khám phá, cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.

Liên tục đổi mới tư duy, thay đổi cách làm, mô hình làm du lịch cộng đồng của anh Hữu bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định… Tính từ năm 2016 đến nay, homestay của gia đình anh đã đón trên 300 du khách, trong đó, du khách nước ngoài chiếm trên 20%. Thông thường mỗi du khách đến nghỉ dưỡng tại gia đình chi phí trung bình khoảng 500.000 đồng cho các dịch vụ ăn, ngủ (không bao gồm các dịch vụ giải trí). Nhận thấy hiệu quả của mô hình homestay, hiện gia đình anh tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm 1 gian nhà sàn để phục vụ nhu cầu của du khách.


                                                                                  Đức Anh


Các tin khác


Người chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT) - Mất cha khi còn quá nhỏ. Cuộc sống của 4 mẹ con trông vào mấy sào ruộng đắp đổi qua ngày. Từ hoàn cảnh cuộc sống chỉ có khó khăn và khó khăn đã thôi thúc cậu bé Bùi Huy Chương ngày nào không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu. Dù cho con đường khởi nghiệp vươn lên của chiến sỹ dân quân Bùi Huy Chương ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) gập ghềnh chông gai...

Đam mê với nghề nuôi cá tầm trên vùng nước xoáy

(HBĐT) - Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2001 về lập nghiệp tại TP Hòa Bình, dược sỹ Đỗ Văn Nhuận đã vận dụng những kiến thức trau dồi sau những năm "đèn sách” trên giảng đường lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm sưu tầm, ứng dụng phương pháp cấy mô để bảo tồn và phát triển được nhiều loại dược liệu quý hiếm. Anh còn là thành viên chủ lực của Công ty CP Biophamrm Hòa Bình trong phát triển vùng dược liệu với hơn 50 ha cây cà gai leo trên vùng đất Yên Thuỷ, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nông dân ở xã Đa Phúc.

Làm giàu trên vùng đất khó với cây chè shan tuyết

(HBĐT) - Đổi mới cây trồng nông nghiệp tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế tại xã Trung Thành (Đà Bắc). 70% hộ dân trong xã gắn bó với cây chè san tuyết từ nhiều năm nay khiến cho nhiều người cứ nhắc đến Trung Thành là nhắc "vùng đất chè”.

Thành công từ sự bền bỉ, dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản nào về quản lý tài chính, kinh doanh hay một khóa đào tạo nghề chính thống, nhưng hiện tại, chị Quách Thị Như, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã cùng chồng thành lập và điều hành suôn sẻ hoạt động SX-KD của Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ nông thôn. Thành công đó bắt nguồn từ sự bền bỉ, tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Thắp lửa cho vùng nhãn Sơn Thủy

(HBĐT) - Anh Bùi Văn Lực, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy (Kim Bôi) là một trong những người tiên phong đưa giống nhãn Hương Chi về đồng đất quê hương, xây dựng thành công giống nhãn Sơn Thủy, mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân mà nhiều nơi khác ước mơ. Anh được bình chọn là tấm gương lao động sản xuất giỏi, vinh dự được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, nhận được sự tin yêu, trân trọng của cán bộ và người dân.

Bùi Văn Vy làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Tìm hiểu kỹ lĩnh vực dự định đầu tư, biết tính toán, mạnh dạn vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay… Đó là những kinh nghiệm thành công của nhà nông trẻ 9X- Bùi Văn Vy, xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục