(HBĐT) - Những ngày giữa thu, chúng tôi có dịp trở lại xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Cảm nhận bình yên giữa màu xanh bạt ngàn của rau su su, người dân cần mẫn hái quả, bó ngọn, phân loại rau su su chuyển về tiêu thụ ở Thủ đô Hà Nội. Trò chuyện được biết, người mở lối làm ăn mới, trồng rau sạch ở vùng cao không phải là người dân bản địa. Đó là thanh niên Đinh Văn Long quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.


Anh Đinh Văn Long thu hoạch ngọn rau su su.

 Chia sẻ về duyên cớ rời phố lên vùng cao lập nghiệp, Đinh Văn Long bộc bạch: Cũng là tình cờ có dịp đi buôn ở chợ đầu mối, tôi gặp cán bộ xã về Hà Nội tìm đầu ra để tiêu thụ nông sản cho bà con vùng cao. Họ giới thiệu ở xã Lũng Vân, Quyết Chiến đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp để phát triển các loại rau ôn đới, rau sạch nhưng người dân trồng nhỏ lẻ, chưa có dự án tập trung phát triển nên đầu ra chưa ổn định. Thấy điều kiện thuận lợi, có thể tự trồng để cung cấp và phân phối nguồn rau sạch ra thị trường, tôi đã về tận nơi khảo sát. Tháng 9/2009, được chính quyền xã tạo điều kiện cho thuê lại hơn 3 ha đất giá 33 triệu đồng/năm, tôi đã dồn hết vốn liếng được gần 300 triệu đồng cùng vợ lên xóm Nam Hưng, xã Quyết Chiến lập nghiệp. Xác định thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao phù hợp với cây su su nên tôi đầu tư trồng để lấy quả và lấy ngọn làm chủ lực, đồng thời dành một phần diện tích đất trồng su hào, bắp cải, cải thảo, đậu đỗ. Ban đầu, gia đình thuê gần hai chục lao động người địa phương với giá 40.000 đồng/ngày công và nuôi cơm bữa trưa. Vất vả nhất là hướng dẫn bà con canh tác đúng kỹ thuật, làm việc theo tác phong công nghiệp chứ không tùy hứng như xưa.

Đất không phụ công người gieo hạt, chăm bẵm, 1 ha trồng su su ở đây cho năng suất cao từ 70- 80 tấn, 1 năm cho thu 2 lứa. Lúc được giá, su su bán từ 3.000- 5.000 đồng/kg, lúc giá hạ đổ buôn ở chợ đầu mối chỉ được từ 1.200- 1.300 đồng/kg. Tuy vậy, sau 1 năm vất vả, vợ chồng anh Long đã thu về 120 triệu đồng từ tiền bán rau, quả. Anh Long tâm sự: Năm đầu tiên không có lãi bao nhiêu, vì đầu tư làm giàn cho cây leo khá tốn kém nhưng vài năm sau cho thu nhập khá hơn. Gia đình tiếp tục tìm đầu ra mới, 2 năm gần đây xuất bán cho đầu mối ở chợ Tam Đảo có giá ổn định 5.000/kg.

Hiện tại, vợ chồng anh Long thuê 2 ha đất của người dân xóm Nam Hưng trồng rau su su lấy ngọn, cứ 2 ngày thu được một lứa và thu gom của bà con trong xóm từ 10 -15 tấn ngọn su su. Anh Long đích thân chở xe tải về giao hàng tại chợ đầu mối Long Biên với giá cả ổn định. Mỗi ha su su lấy ngọn cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho hộ gia đình, anh Đinh Văn Long đã giúp đỡ nhiều hộ khó khăn cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Anh giúp người dân thay đổi cách làm kinh tế, trồng su su từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung, đánh luống, trồng khóm, làm giàn cho su su leo và bón bằng phân chuồng, NPK theo đúng quy trình nên su su cho ngọn đều, thu hái lâu dài. Hiện tại trang trại theo mô hình rau sạch của gia đình anh thường xuyên tạo việc làm cho 5 lao động tập trung, vào những thời điểm làm giàn, xuống giống, vào mùa thu hoạch có từ 20 - 30 nhân công phụ giúp, thu nhập hưởng khoán theo sản phẩm.

Anh Đinh Văn Long bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng phối hợp với huyện sớm công nhận tiêu chuẩn VietGap cho sản phẩm rau sạch, tiến tới đề nghị công nhận sản phẩm rau hữu cơ. Nếu làm được điều đó, rau su su vùng cao Tân Lạc sẽ có chỗ đứng trong các siêu thị lớn, ổn định đầu ra cho nông sản, hoàn toàn có thể cạnh tranh được với rau su su ở Tam Đảo hay Sa Pa. Đây cũng là cơ hội để nông sản Hòa Bình cung cấp rộng rãi hơn cho thị trường trong nước.

                                            Hương Thu (Cổng thông tin điện tử tỉnh)

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục