(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...


Cô giáo Đỗ Thị Miên, xã Vũ Lâm, Lạc Sơn bên vườn bưởi da xanh của gia đình. 

Nói đến mô hình trồng cây ăn quả của gia đình chị Miên trong vùng không ai là không biết bởi quy mô cũng khá. Quả đúng như vậy, khi đặt chân tới đây, chúng tôi choáng ngợp bởi đồi cam, bưởi ngút ngàn, xanh tốt, cây nào cây đó đang vào độ sai trĩu quả.

 Cách đây hơn 20 năm, gia đình chị Miên nhận thầu quả đồi thời hạn 50 năm của xã để trồng rừng, chủ yếu là trồng keo. Qua mấy kỳ thu hoạch keo cho hiệu quả kinh tế không cao, gia đình chị quyết định chuyển hướng trồng cây ăn quả. Hiện, vườn cây ăn quả bước sang năm thứ 4, bắt đầu cho thu bói. Vốn là người dám nghĩ, dám làm, từ năm 2014, sau khi có dịp thăm quan nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, nhất là mô hình trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Miên đã bàn với gia đình vay vốn cải tạo 3 ha vườn đồi đầu tư trồng 120 cây bưởi da xanh, 1.200 cây cam lòng vàng, 1.000 cây cam Canh và 300 cây chanh đào. Gia đình chị lấy giống từ Viện Nông nghiệp. Bởi theo chị, mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng phát triển kinh tế hiệu quả đang được huyện định hướng, khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Theo chủ trương của huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm trong vòng 2 năm, vườn cam của gia đình chị được hỗ trợ 60 triệu đồng.

Những ngày đầu phát triển mô hình, chị cùng gia đình phải tìm tòi, học hỏi kỹ thuật và nhờ tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp ở huyện Cao Phong, thăm quan những mô hình trồng cam, bưởi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm... Gia đình chị phải thuê lao động cuốc bỏ những gốc keo để trồng bưởi, cam. Chị chia sẻ: Để phát triển tốt mô hình trồng cây ăn quả có múi, người trồng cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ trồng cây, cách bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh... Có được thành quả như ngày hôm nay, với gia đình chẳng hề dễ, tất cả đều được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và cả sự kiên trì trong quá trình lao động suốt 4 năm. Thời điểm mới trồng cây, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên một số cây chết phải trồng thay thế.

Trải qua những khó khăn ban đầu, đến nay, các loại cây đều đã bói quả. Phát triển mô hình trồng cây ăn quả trong những năm qua, chị Miên không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 5-6 lao động với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ người/tháng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, trong những năm qua, gia đình chị Miên còn tích cực ủng hộ các phong trào thi đua, nhất là phong trào xây dựng NTM ở địa phương được cấp ủy, chính quyền cơ sở ghi nhận. ở trường, chị Miên được đánh giá là người có tinh thần trách nhiệm trong công tác và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp quý trọng.

Tuy nhiên, là năm đầu thu bói nên sản lượng quả chưa cao, mặt khác, gia đình chị cũng như nhiều hộ trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn chưa tìm được đầu ra ổn định vẫn chỉ là bán lẻ cho thương lái. Nói về tương lai, chị Miên mong muốn huyện xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm cam, quýt để nâng cao giá thành sản phẩm, tạo sự tin cậy trên thị trường. Tuy nhiên để làm được điều này chị Miên cho rằng, ngoài nền tảng là xây dựng vùng hàng hóa tập trung cũng cần tính toán, liên kết các hộ trồng cây ăn quả, tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mới duy trì được thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm với các địa phương khác.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Người con gái Thái tâm huyết khôi phục nghề dệt kết hợp du lịch làng nghề

(HBĐT) - Cô gái dân tộc Thái Lò Thị Dị, sinh ra và lớn lên ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Từ thủa ấu thơ, Dị đã được mẹ, được bà truyền dạy nghề dệt của dân tộc mình. Cho đến lúc trưởng thành, mơ ước phát huy những giá trị tinh hoa thổ cẩm, giữ gìn, tôn vinh bản sắc truyền thống thôi thúc Dị khôn nguôi.

Sùng Y Múa làm du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Tốt nghiệp trường trung cấp y tế tỉnh, cô gái người Mông Sùng Y Múa - xã Pà Cò về làm y sĩ sản nhi tại trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) và lập nghiệp ở đây. Tại đây, Y Múa thấy người bản Lác (xã Chiềng Châu) đưa khách nước ngoài lên xã Hang Kia tăng theo từng năm, phát hiện này gợi mở cho chị hướng phát triển kinh tế gia đình. Năm 2008, vợ chồng chị vay vốn ngân hàng đầu tư làm du lịch với hy vọng góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy.

Sáng tạo phát triển du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Không chỉ phát huy tiềm năng về bản sắc văn hóa dân tộc của xóm như nhà ở, nếp sinh hoạt, ẩm thực…, chàng trai 9X Đinh Quý Hữu ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) còn mạnh dạn phát triển các sản phẩm du lịch như chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, món ăn châu Âu… Nhờ vậy đã tạo cho homestay Hữu Thảo "chất” riêng, là điểm đến thú vị cho du khách.

Tự tin khởi nghiệp với mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới

(HBĐT) - "Mới được có một tuổi, tưởng như chỉ biết "lật ngang, lật ngửa” thôi mà các đồng chí đã vươn tầm cả nước và muốn ra cả thế giới với cách tổ chức bài bản, khoa học và rất nhân văn” - đó là trao đổi đầy cởi mở của đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX khi đến thăm HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Đánh giá cao hiệu quả hoạt động của HTX, Phó Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là mô hình khởi nghiệp thành công và điển hình cho những giá trị cần có của một HTX nông nghiệp kiểu mới.

Khởi nghiệp làm giàu ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những ngày giữa thu, chúng tôi có dịp trở lại xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Cảm nhận bình yên giữa màu xanh bạt ngàn của rau su su, người dân cần mẫn hái quả, bó ngọn, phân loại rau su su chuyển về tiêu thụ ở Thủ đô Hà Nội. Trò chuyện được biết, người mở lối làm ăn mới, trồng rau sạch ở vùng cao không phải là người dân bản địa. Đó là thanh niên Đinh Văn Long quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.

Khởi nghiệp từ 300 con gà

(HBĐT) - Bằng quyết tâm, nghị lực, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh Nguyễn Văn Định, sinh năm 1984, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã gây dựng cho mình trang trại nuôi gà bản địa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục