(HBĐT) - Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi có mặt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Người dân trong xã phấn khởi, tự hào về người phụ nữ cần cù, dám nghĩ, dám làm đó là chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa. Chị Thùy là 1 trong 50 nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được biểu dương tại Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017.
Chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa, xã Cư Yên, huyện
Lương Sơn chăm sóc vườn rau hữu cơ của gia đình.
Chị Hoàng Bích Thùy sinh ra và lớn lên trong gia
đình thuần nông tại xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn). Chị luôn có đam mê với nông
nghiệp. Chính vì vậy, chị tích cực tham gia các buổi tập huấn do Trạm KN - KL
và Phòng NN&PTNT tổ chức. Ban đầu gia đình chị chỉ có 2.500 m2 đất, chủ yếu
trồng hoa màu và cấy lúa. Không chịu khuất phục trước khó khăn, không muốn rời
bỏ ruộng đồng đi làm công nhân như nhiều gia đình khác, chị Thùy cùng gia đình
quyết tâm gắn bó với đất đồng quê nhà. Gia đình chị mạnh dạn đấu thầu 3.000 m2
đất để đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại kết hợp chăn nuôi lợn bản địa và gà
thả vườn… Sự nỗ lực không ngừng của người phụ nữ tần tảo sớm hôm đã được đền
đáp bằng thành công trong sản xuất nông nghiệp.
Với sự năng động, sáng tạo áp dụng KHKT vào trong sản
xuất, năm 2015, chị Hoàng Bích Thùy được đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
của trường Cao đẳng NN & PTNT Bắc bộ về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi
theo phương pháp hữu cơ. Với những kiến thức chị học được về kỹ thuật trồng và
chăm sóc rau hữu cơ, sau khi được cấp chứng chỉ, chị Thùy về địa phương tích
cực tuyên truyền, vận động nông dân trong xóm dồn điền, đổi thửa tham gia trồng
rau hữu cơ. Lúc đầu chỉ có 7 thành viên tham gia với diện tích 7.000 m2. Chị
Thùy được bầu làm tổ trưởng tổ hợp tác. Tổ hợp tác trồng nhiều loại rau, với
vai trò, trách nhiệm của người tổ trưởng chị Thùy luôn trăn trở làm thế nào để
tổ hợp tác rau hữu cơ phát triển, thành công. Chị chủ động tìm kiếm, quảng bá,
liên kết với các công ty, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Được sự quan
tâm hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Lương Sơn và chính quyền xã trong việc hướng
dẫn chuyển giao KH-KT, hướng dẫn trồng các loại rau có năng suất cao. Tháng
10/2015, sản phẩm rau hữu cơ của tổ hợp tác được công nhận đạt tiêu chuẩn
VietGap. Hiện nay, tổ hợp tác có 16
thành viên với diện tích 1,8 ha. Sản phẩm tiêu thụ hàng tháng bình quân từ 100
kg - 1 tấn sản phẩm các loại. Với giá bán ổn định 15.000 đồng/ kg sản phẩm đã góp
phần tạo thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng cho các thành viên. Tổ hợp tác ký hợp
đồng liên kết cung ứng sản phẩm với Công ty Vinagap, sản phẩm được đóng gói với
nhãn mác đầy đủ. Ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ tại cửa hàng tại trung
tâm huyện Lương Sơn, phục vụ nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu
dùng.
Để có được thành công trong việc trồng và tiêu thụ sản
phẩm rau hữu cơ cần phải có kiến thức KH-KT trong chăm sóc. Chị Hoàng Bích Thùy
chia sẻ: Trồng rau hữu cơ như chăm sóc con nhỏ, phải thường xuyên ở ngoài ruộng
theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của rau. Nếu rau để quá thời gian
thu hoạch, rau sẽ già, chất lượng không đảm bảo. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của
tôi, để tránh các loại sâu bệnh phải luân canh các loại rau khác nhau nhằm
tránh hại đất và có lợi cho cây trồng. Đầu mỗi luống rau đều cắm biển ghi nhật
ký xuống giống và thời gian chăm sóc, bón phân để tiện theo dõi. Chúng tôi
không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà dùng biện pháp thủ công bắt sâu bằng tay
hoặc ủ gừng, tỏi, ớt để phun trừ sâu bệnh. Phân bón được sử dụng từ nguồn phân
chuồng ủ hoai mục 3 tháng để bón cho rau.
Với mục tiêu làm giàu từ những sản phẩm sạch, đảm bảo
VSATTP, những sản phẩm do gia đình chị Thùy cùng tổ hợp tác rau hữu cơ sản xuất
ra đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hàng năm, gia đình chị Thùy
thu nhập từ sản xuất rau hữu cơ và kinh doanh dịch vụ ổn định từ 400 - 700
triệu đồng. Chị Hoàng Bích Thùy là tấm gương về bản lĩnh dám nghĩ, dám làm,
vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương. Ngoài ra, chị
còn tích cực đem những kinh nghiệm tích lũy được chia sẻ cho các hộ nông dân
trên địa bàn học tập và làm theo.
Thu Thủy
(HBĐT) - Không chỉ phát huy tiềm năng về bản sắc văn hóa dân tộc của xóm như nhà ở, nếp sinh hoạt, ẩm thực…, chàng trai 9X Đinh Quý Hữu ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) còn mạnh dạn phát triển các sản phẩm du lịch như chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, món ăn châu Âu… Nhờ vậy đã tạo cho homestay Hữu Thảo "chất” riêng, là điểm đến thú vị cho du khách.
(HBĐT) - "Mới được có một tuổi, tưởng như chỉ biết "lật ngang, lật ngửa” thôi mà các đồng chí đã vươn tầm cả nước và muốn ra cả thế giới với cách tổ chức bài bản, khoa học và rất nhân văn” - đó là trao đổi đầy cởi mở của đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX khi đến thăm HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Đánh giá cao hiệu quả hoạt động của HTX, Phó Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là mô hình khởi nghiệp thành công và điển hình cho những giá trị cần có của một HTX nông nghiệp kiểu mới.
(HBĐT) - Những ngày giữa thu, chúng tôi có dịp trở lại xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Cảm nhận bình yên giữa màu xanh bạt ngàn của rau su su, người dân cần mẫn hái quả, bó ngọn, phân loại rau su su chuyển về tiêu thụ ở Thủ đô Hà Nội. Trò chuyện được biết, người mở lối làm ăn mới, trồng rau sạch ở vùng cao không phải là người dân bản địa. Đó là thanh niên Đinh Văn Long quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.
(HBĐT) - Bằng quyết tâm, nghị lực, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh Nguyễn Văn Định, sinh năm 1984, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã gây dựng cho mình trang trại nuôi gà bản địa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Trên vùng hồ sông Đà rộng lớn, trong hàng trăm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, cơ ngơi lồng cá của anh Nguyễn Văn Toản ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) là tầm cỡ nhất, khó ai có thể sánh bì. 31 tuổi, anh quản lý và điều hành Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng với gần 200 lồng cá đặc sản, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ lớn mạnh góp phần đưa thương hiệu cá sạch Hòa Bình vươn xa.
(HBĐT) - Mất cha khi còn quá nhỏ. Cuộc sống của 4 mẹ con trông vào mấy sào ruộng đắp đổi qua ngày. Từ hoàn cảnh cuộc sống chỉ có khó khăn và khó khăn đã thôi thúc cậu bé Bùi Huy Chương ngày nào không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu. Dù cho con đường khởi nghiệp vươn lên của chiến sỹ dân quân Bùi Huy Chương ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) gập ghềnh chông gai...