(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.


Chị Phùng Thị Lan (người đứng ngoài cùng bên trái) cùng đại diện Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam thăm mô hình của Liên nhóm hữu cơ Lương Sơn.

Hướng cho nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ

 

Khởi nghiệp chưa bao giờ là chuyện dễ dàng với bất kỳ ai. Với người nông dân thuần túy quanh năm chỉ biết có ruộng, vườn, ít khi có dịp bước chân khỏi lũy tre làng thì việc đưa ra được ý tưởng để khởi nghiệp lại càng khó. Họ cần có người trợ giúp. Và đối với những hội viên nông dân huyện Lương Sơn thì chị Lan chính là người nắm giữ vai trò ấy.

Chừng mươi năm trước, tôi đã cùng chị xắn quần lội ruộng thăm mô hình trình diễn rau hữu cơ ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Đứng giữa ruộng rau xanh mướt rộn tiếng nói cười, đôi mắt chị như thả hồn mình vào trong đó. Chị chia sẻ: Đây mới là bước khởi đầu, là sự thử nghiệm, mô hình nhỏ thôi, nhưng mang theo kỳ vọng lớn là tạo thêm sinh kế cho phụ nữ nghèo.

Chuyện với chị ngay trên cánh đồng xóm Mòng năm ấy (năm 2008) được biết: Được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch), trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, huyện Lương Sơn đã phối hợp triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ tại 7 xã, thị trấn trong huyện. Hội Nông dân được giao nhiệm vụ chính hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện.

Để thay đổi được tập quán canh tác của bà con không hề đơn giản, nhất là lại chuyển hẳn sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ với quy trình sản xuất hết sức ngặt nghèo. Bởi vậy, chị Lan và những người cộng sự luôn ở thế lao vào công việc: "Tuyên truyền, vận động bà con tham gia, khi họ đã đồng ý tham gia thì mở lớp tập huấn. Mỗi lớp tập huấn, giảng viên và học viên phải làm việc với nhau suốt 4 tháng (thời gian từ lúc làm đất, gieo hạt cho đến khi rau, củ cho thu hoạch). Học xong rồi nhiều người… nản vì không bám nổi quy trình sản xuất. Bởi vậy mà trong suốt 10 năm qua mới thu hút được 210 thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Diện tích gieo trồng từ 1,2 ha (năm 2008) tăng lên trên 22 ha ( năm 2018). Không nhiều, nhưng chất lượng” - chị Lan chia sẻ. Bằng chứng là đến nay, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã trở thành mô hình tiêu biểu trong toàn tỉnh, vừa tạo ra những sản phẩm rau chất lượng cao, thu nhập tốt, vừa hạn chế tác động xấu đến môi trường.

 

Thiết lập, thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

 

Đã là mô hình sinh kế, khởi nghiệp thì sản phẩm làm ra phải được cung ứng ra thị trường rộng mở, ổn định. Chị Lan nghĩ vậy và cũng "quy” rõ trách nhiệm của bản thân là không thể để nông dân đơn độc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Từ đây, chị lại dồn tâm huyết, kinh nghiệm và mối quan hệ để thiết lập, kết nối tạo ra chuỗi liên kết sản xuất "4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp. Thức suốt đêm để có mặt ở các phiên chợ nông nghiệp hữu cơ cuối tuần của siêu thị Big C, hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp tại số 2, đường Hoàng Quốc Việt, Công ty SCS tại nhà C1, khu đô thị Mỹ Đình, khu Trung Tự (Hà Nội)… là việc mà chị Lan và các thành viên HTX hữu cơ Lương Sơn từng trải trong suốt gần chục năm qua. Thực tế, những năm đầu bắt tay vào sản xuất sản phẩm hữu cơ rất khó bán. Vì phải đầu tư nhiều nên giá bán của rau, củ, quả hữu cơ cao gấp 2 - 3 lần so với rau trồng theo phương pháp truyền thống nên người dân trong xã, trong huyện và ngay cả thành phố Hòa Bình cũng chẳng mấy ai lưu tâm. Với sự hỗ trợ kết nối của tổ chức ADDA, sự tích cực chào hàng của chị Lan và các thành trong nhóm, 5 năm trở lại đây, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn đã tiếp cận được thị trường Hà Nội. Theo đó, sản phẩm hữu cơ sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó và luôn có mặt trên kệ hàng thực phẩm sạch của 3 công ty Tâm Đạt, VinaGAP và Công ty Tràng An (Hà Nội). Vì phải đảm bảo nguồn "cung” cho các doanh nghiệp đã và đang liên kết nên đến thời điểm hiện tại, hầu như sản phẩm hữu cơ Lương Sơn không có để bán lẻ ở thị trường trong tỉnh.

 

Đau đáu việc gìn giữ thương hiệu Vàng rau hữu cơ Lương Sơn

 Bước vào phòng làm việc của chị Phùng Thị Lan, ánh mắt tôi được hút vào những tấm bằng chứng nhận: 3 năm liền (2014-2016) Liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn được T.ư Hội Nông dân Việt Nam cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Cũng trong năm 2016, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã bình chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn lọt vào Top 100 "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”. Tại lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất (được tổ chức vào tháng 12/2016), Liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn đã được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tặng "Cúp vàng thương hiệu sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng 2016”. Đó là nguồn động viên, khích lệ lớn để các thành viên của nhóm phát triển mô hình và giữ gìn thương hiệu. Trò chuyện với chị, tôi được biết thêm để có những sản phẩm rau, quả hữu cơ đảm bảo chất lượng, quá trình canh tác phải tuân thủ nguyên tắc "5 không”: Không sử dụng phân hóa học; không dùng những chất biến đổi gene; không dùng chất kích thích, không dùng các loại thuốc trừ sâu. Rau sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào nhà sơ chế, đóng bao bì có dán mác, tem. Người tiêu dùng có thể truy cập mã vạch để biết rõ được nguồn gốc, xuất xứ cũng như toàn bộ quy trình trồng rau…

Với vai trò là Trưởng liên nhóm rau hữu cơ của huyện, những năm qua, chị Lan luôn duy trì nghiêm túc việc giám sát, thanh tra quy trình sản xuất. Trong 2 năm 2016 - 2017 đã tổ chức 115 cuộc thanh tra, trong đó có 5 cuộc thanh tra đột xuất. Qua thanh tra, liên nhóm đã phát hiện nhóm hữu cơ Đồng Sương sử dụng thuốc diệt kiến vào ruộng sản xuất. Liên nhóm đã ra quyết định đình chỉ việc bán sản phẩm trong hệ thống trong vòng 3 tháng. Cảnh cáo, nhắc nhở lần đầu đối với nhóm hữu cơ Trại Hòa (vì đốt tàn dư thực vật trong khu ruộng đang sản xuất hữu cơ)…

Chị Lan cho biết: Trong thời gian tới, liên nhóm sẽ tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (phấn đấu có 40-50 sản phẩm các loại trên 1 diện tích canh tác). Tiếp tục liên kết người sản xuất với doanh nghiệp, các siêu thị để thu hút vốn đầu tư và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đào tạo, tập huấn nghề hữu cơ cho khoảng 180 người để chuẩn bị mở rộng quy mô, diện tích sản xuất. Tổ chức các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Một mặt, tham mưu cho huyện việc xây dựng, quảng bá thương hiệu để nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn tiếp tục vươn tới thị trường rộng mở. Tầm nhìn sâu, xa hơn là có thêm nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàù bằng chính nghề nông, nguồn sống của 90% dân số trên toàn huyện.

Thúy Hằng

Hiện tại, với giá bán ổn định (bán cho doanh nghiệp) 16.000đồng/kg rau hữu cơ, nhiều khu ruộng cho thu nhập 600- 700 triệu đồng /ha. UBND huyện Lương Sơn đã xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mới bền vững, vừa đảm bảo an toàn sinh học, góp phần bảo vệ và cân bằng sinh thái môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, vừa góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người dân nông thôn. Hiện, huyện đã quy hoạch khoảng 30 ha đất để sản xuất rau hữu cơ, đảm bảo mỗi vùng trồng rau tập trung có diện tích từ 2 - 3 ha. Trước đó, huyện Lương Sơn được tỉnh quy hoạch 1.458 ha trồng rau an toàn để trở thành "vành đai nông nghiệp xanh” cung cấp rau an toàn cho huyện, tỉnh, Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.


 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục