(HBĐT) - Từ nông dân bao năm sống trong cảnh bần hàn, ông Nguyễn Duy Lành (SN 1958) ở thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Vinh dự lớn mà ông có được khi tham dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, năm 2017 là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.

 


Nhà nông Nguyễn Duy Lành đầu tư máy ấp nở trứng gia cầm, tăng sản lượng và chất lượng con giống cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

 

Cách đây chừng hai thập kỷ, gia đình ông Lành phải xoay sở, chật vật mưu sinh với 5 miệng ăn. Đến năm 2004, con đường khởi nghiệp mới chính thức mở ra sau một lần ông được Hội Nông dân xã Phú Thành mời tham dự lớp tập huấn về mô hình phát triển cây có múi. Tiếp đó, ông đăng ký được thăm quan nhiều mô hình kinh tế trong và ngoài huyện để học hỏi nhiều hơn. Tiếp thu những điều học hỏi cùng khát vọng vươn tới làm giàu, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua 2 ha đất, mua giống cam lòng vàng và bưởi Diễn về trồng. Hồi đầu khởi nghiệp, khi cam, bưởi chưa cho thu hoạch, gia đình ông thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng xen bí xanh và dứa Caien. 4 năm sau khi cam, bưởi khép tán và cho thu hoạch, ông chuyển sang chăn thả gà với số lượng ban đầu từ 100 con lên 500 con rồi tăng dần từ 1.000 - 3.000 con/lứa.

Năm 2011, giống gà Lạc Thủy bắt đầu có thương hiệu nhưng trên thị trường vẫn khan hiếm con giống. Gia đình ông mạnh dạn nuôi 2.000 gà mái đẻ, đồng thời mua 4 máy ấp nở trứng gia cầm, công suất 12.000 quả/máy. Thời điểm đó, gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 30 vạn gà giống và 20 - 30 tấn gà thương phẩm. Cách đây 3 năm, khi kinh tế trang trại có xu hướng phát triển, ông quyết định mở rộng quy mô trang trại, đầu tư xây dựng thêm 1 trại lợn thịt siêu nạc công nghệ cao với công suất 300 con/lứa. Tiếp đó, ông xây thêm 3 trại lợn thịt khác với công suất từ 100 - 200 con/lứa, tổng đàn lợn thịt tại 4 trại dao động từ 600 - 800 con.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh thành công, ông Lành bộc bạch: Tôi chú trọng học hỏi những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong, ngoài tỉnh để vận dụng, đồng thời tích lũy kinh nghiệm qua việc học tập, chuyển giao KH-KT. Mặt khác, chủ động theo dõi, nắm bắt diễn biến thời tiết, tình hình sâu, dịch bệnh, nhất là dịch bệnh trong chăn nuôi, từ đó có biện pháp phòng ngừa và lên phương án, kế hoạch sản xuất. Tôi cũng động viên các thành viên trong gia đình giữ vững niềm tin vào SX-KD, tìm hiểu kỹ thị trường, liên hệ đầu ra cho sản phẩm để bảo đảm phát triển kinh tế mang tính lâu dài và bền vững.

Kể từ năm 2012 đến nay, mô hình trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi của ông Nguyễn Duy Lành đạt được những thành công liên tiếp. Năm 2012, ông đạt tổng doanh thu 2 tỷ đồng, trừ chi phí 1,5 tỷ đồng, ông có lợi nhuận 500 triệu đồng. Năm 2013, tổng doanh thu 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí 1,8 tỷ đồng, thu lợi nhuận 700 triệu đồng. Năm 2014, tổng doanh thu 3,2 tỷ đồng, trừ chi phí 2,6 tỷ đồng, lợi nhuận còn 600 triệu đồng. Năm 2015, tổng doanh thu 3,4 tỷ đồng, trừ chi phí 2,5 tỷ đồng, thu về lợi nhuận 900 triệu đồng. Năm 2016 tổng doanh thu 3,6 tỷ đồng, trừ chi phí 2,6 tỷ đồng, thu về lợi nhuận 1 tỷ đồng. Năm 2017, tổng doanh thu gần 10 tỷ đồng nhưng do thua lỗ trong đầu tư chăn nuôi lợn nên trừ chi phí, lợi nhuận chỉ duy trì ở mức 600 triệu đồng. Những tháng đầu năm 2018 này, ông vừa xuất hơn 30 tấn lợn hơi với giá 42.000 đồng/kg, nhờ giá thị trường tăng giúp ông phần nào bù đắp thua lỗ chăn nuôi lợn năm ngoái.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lành còn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân nghèo về vốn, cây, con giống, chuyển giao KH-KT để họ có điều kiện vươn lên thoát khỏi khó khăn. Tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện.


                                                                                 Bùi Minh

 


Các tin khác


Sáng tạo khởi nghiệp và thành công nơi vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao Độc Lập, Kỳ Sơn. Chị Hoa và gia đình đã lập nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm chị đã thành công với mô hình xưởng may bao bì. Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho hơn chục lao động nữ tại địa phương.

Sáng tạo khởi nghiệp ở vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Kỳ Sơn, chúng tôi lên xã vùng cao Độc Lập tìm gặp chị Đỗ Thị Hoa, xóm Can I. Quả thực chúng tôi không khỏi bất ngờ vì ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này có người phụ nữ mạnh dạn, quyết đoán, năng động, sáng tạo và làm được nhiều việc có ích cho gia đình cùng hàng trăm hội viên phụ nữ tại địa phương.

Lên rừng lập nghiệp

(HBĐT) - Đó là chàng trai trẻ Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1993 tại xóm Lâu, xã Tập Lập (Lạc Sơn). Từ đầu xã hỏi thăm về chàng trai 9x một mình lên khai phá rừng làm trang trại nuôi gà ai cũng biết, người ta gọi với cái tên thân mật "Đạt Gà”. Mô hình Đạt đang thực hiện là sự kết hợp giữa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.

Chàng trai 8X mạnh dạn chuyển đổi cách làm giàu

(HBĐT) - Trên tay cầm chiếc túi bạt được may gia công, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) giới thiệu với chúng tôi về quá trình làm giàu theo cách làm mới mà vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ hơn 1 năm nay. Mô hình may gia công túi bạt xuất khẩu của gia đình anh Quyên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Từ chàng trai mồ côi đến “tỉ phú gà ri” đất Lạc Thủy

(HBĐT) - "Top 50 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016”, bằng khen "Thanh niên tiêu biểu vì cộng đồng” của Hội LHTN tỉnh năm 2017 và nổi bật nhất là giải thưởng "Sao Thần nông” của Hội Nông dân Việt Nam năm 2016 cùng hàng chục bằng khen khác, đó là bảng thành tích đáng mơ ước mà "tỉ phú gà ri” Bùi Đông Giang, xóm An Sơn 1, xã An Bình, huyện Lạc Thủy có được từ khi khởi nghiệp đến giờ.

“Vua” đảo Dừa

(HBĐT) - Khoảng 3 năm trở lại đây, đảo Dừa thuộc địa phận xóm Săng Trạch, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) nức tiếng gần xa. Du khách nườm nượp đổ về không chỉ vào mùa lễ hội mà kéo dài suốt nhiều tháng trong năm. Người chủ đảo còn được du khách gọi với cái tên "vua”đảo Dừa là cha con ông Nguyễn Đình Tuy. Từ năm 2014 đến giờ, mọi công việc trên đảo được ông Tuy giao cho con trai là Nguyễn Đình Hạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục