(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.


Anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chăn nuôi T&T 159 Lạc Sơn ký kết hợp tác đầu tư với Tập đoàn chăn nuôi bò hàng đầu của Colorodo nước Mỹ.

Câu slogan (khẩu hiệu trong kinh doanh) của doanh nhân Hà Văn Thắng: "Kinh doanh là sự khám phá không giới hạn!”. Nghe qua có vẻ hơi nhiều phần sách vở, nhưng khi tiếp xúc, chuyện trò, liệt kê những chuyến đi, những "lao tâm, khổ tứ” để anh đưa ra ý tưởng kinh doanh mới thấy đam mê là có thật.

Doanh nhân Hà Văn Thắng vốn là cán bộ của Tỉnh đoàn Hòa Bình (những năm 90 của thế kỷ trước). Sôi nổi, nhiệt tình lại có trong tay bằng cấp, chuyên ngành đào tạo về kinh tế nông nghiệp, anh được BTV Tỉnh Đoàn phân công phụ trách phong trào thanh niên nông thôn lập nghiệp. 8 năm làm công tác chuyên trách ở Tỉnh Đoàn Hòa Bình, tham gia các hoạt động của Tổng đội thanh niên xung phong Sông Đà, anh luôn ấp ủ giấc mơ làm những việc cụ thể, có hiệu quả rõ ràng để chứng minh khả năng, bản lĩnh của người cán bộ đoàn. Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực khi anh được BTV Tỉnh Đoàn phân công làm Giám đốc Xí nghiệp 26/3 (xí nghiệp thanh niên làm kinh tế trực thuộc Tỉnh Đoàn). Đây là mô hình điểm nên vừa làm vừa phải dò dẫm học hỏi. Chỉ sau 1 năm nhận quyết định điều động làm Giám đốc xí nghiệp, anh Thắng đã xây dựng phương án cổ phần hóa Xí nghiệp để thành lập Công ty cổ phần 26-3 Hòa Bình (năm 2002).

Anh Thắng tâm sự: Những ngày đầu đi vào hoạt động doanh nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật bắt đầu từ con số không, nguồn vốn sản xuất ít ỏi, hơn thế cả 18 thành viên trong công ty đều là những người lần đầu bỏ việc Nhà nước đi làm công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong cái khó "ló” niềm đam mê và quyết định dấn thân. Có được gần 1 tỷ đồng huy động từ tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, anh Thắng cùng Ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các loại vật liệu sẵn có ở Hòa Bình như bương, tre, luồng. Để mở lối làm ăn, một đoàn cán bộ được cử sang Trung Quốc tìm kiếm máy móc, học hỏi cách thức sản xuất. Trở về từ Trung Quốc, công ty đã tập trung sản xuất mặt hàng chiếu tre để cung ứng ra thị trường. Vẫn ứng dụng dây chuyền công nghệ như đã học ở nước bạn, nhưng nhờ sử dụng thảo dược để đánh bóng thay vì hóa chất (tránh được phản ứng phụ cho người tiêu dùng), thời điểm đó sản phẩm chiếu tre của Công ty CP 26-3 đã vượt qua được các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam. Năm 2003, công ty CP 26-3 chạm tới giải thưởng Sao Vàng đất Việt (lần thứ nhất) cũng nhờ sản phẩm chiếu tre độc đáo này.

Tôi quen biết CEO (người điều hành doanh nghiệp) Hà Văn Thắng khi công việc kinh doanh của công ty do anh đứng đầu không mấy xuôn xẻ. Đó là thời điểm cả nước đang rốt ráo thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 24/2/2011 của Chính phủ "Những giải pháp chủ yếu về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”, mà tinh thần cốt cõi là thực hiện chính sách tài khoán, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách…

Đến đây hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Việc Chính phủ hay địa phương thực hiện chính sách tài khoán, cắt giảm đầu tư công thì có liên quan gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP 26-3 (một công ty khởi sự với việc sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ )?

Thực tế, từ khi bén nghiệp doanh nhân, CEO Hà Văn Thắng luôn trong tâm thế học hỏi, tư duy và khám phá những cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, ngay cả khi mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty 26-3 Hòa Bình đang "làm mưa, làm gió” trên thị trường, anh Thắng và những người cộng sự vẫn mở rộng sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề khác như: Xây dựng dân dụng, xây dựng kỹ thuật; đầu tư hạ tầng kỹ thuật; sản xuất, chế biến nông, lâm sản; sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát và dạy nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Riêng trong lĩnh vực xây dựng, công ty nhận các gói thầu xây dựng nhà ở, trường học, trụ sở cơ quan; công trình kỹ thuật công nghiệp, tập trung vào sân vận động, nhà xưởng; công trình giao thông, thủy lợi bao gồm: kè chỉnh trị sông, bai, đập, kênh, hồ, mương, cầu, cống, đường dân sinh, quốc lộ...

Với những công trình đều có dính dáng tới ngân sách như vậy, khi Nhà nước, địa phương cắt giảm đầu tư công rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng. Khi ấy việc kinh doanh của doanh nghiệp thực sự bước vào đoạn đường gập ghềnh với những "ổ gà”, "dấu chân voi”… khó vượt. Thấy khó có thể phát triển nhanh trong giai đoạn này, CEO Hà Văn Thắng đã ra quyết định: phải cắt bỏ những gì quá sức để giảm tải. Theo đó, nhiều dự án như chợ, cụm công nghiệp, bến xe… đành phải lùi lại dù các thủ tục đã hòm hòm; có những gói thầu đã ký, nhưng chưa nhìn thấy nguồn của chủ đầu tư, công ty cũng đàm phán lại để chờ vốn.

Trong lúc chờ kinh tế phục hồi, chờ nguồn đầu tư cho các gói thầu xây dựng hạ tầng, CEO Hà Văn Thắng lại tiếp tục khám phá và thử sức với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới: đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vậy là 3 năm trở lại đây, CEO Hà Văn Thắng tập trung vốn và tâm sức cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới trên 1.500 tỷ đồng. Đó là Dự án khu liên hợp trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất thực phẩm theo cơ chế phát triển sạch tại xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình); Dự án khu liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp và trại bò giống chất lượng cao tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình) và dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò cao sản xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn. Hiện tại, ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình, CEO Hà Văn Thắng còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chăn nuôi T&T 159 Lạc Sơn.

Tuy làm ăn ở tỉnh lẻ, nhưng tên tuổi, vị thế của doanh nhân Hà Văn Thắng khá nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy mà ngay trong thời điểm Công ty Cổ phần 26 - 3 Hòa Bình gặp khó khăn do kinh tế suy thoái, năm 2012, CEO Hà Văn Thắng vẫn được bình chọn vào Top 100 Phong Cách Doanh Nhân - Giải thưởng danh giá của cộng đồng doanh nhân Việt Nam và quốc tế.

(Còn nữa)

Thúy Hằng

 


 


Các tin khác


Mở hướng làm giàu từ trồng thanh long ruột đỏ

(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn, ruộng lúa bấp bênh sang trồng thanh long ruột đỏ, anh Bùi Văn Thanh, xóm Đồi Bưng 2, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã thu được những kết quả ngoài mong đợi, mở ra hướng làm giàu đầy hứa hẹn.

Hội LHPN tỉnh: Triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

(HBĐT) - Ngày 26/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”. Dự hội nghị và lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 70 học viên là cán bộ nữ quản lý trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ các huyện, thành phố.

Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong thành công nhờ uy tín và năng động

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Tươi ở xóm Sấu Hạ, xã Thanh Lương. Mới ngoài 30 tuổi, anh Tươi được biết đến là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa cần cù lại giỏi tính toán làm ăn. Anh hiện là tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Sấu Hạ.

CEO Vietjet: Khi khởi nghiệp, đừng tiết kiệm ước mơ

Nữ tỷ phú chia sẻ câu chuyện kinh doanh của Vietjet và gửi lời khuyên khởi nghiệp trước 1.000 đại biểu trong ngoài nước tham dự WEF ASEAN.

Nữ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo với cây Sachi

Bài 2: Sachi - khơi nguồn đam mê sáng tạo 
(HBĐT) - Tháng 7/2017, sau bước đầu xây dựng vùng nguyên liệu, chị Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Việt Nam bắt tay vào sản xuất và cho ra sản phẩm của mình. Quá đỗi bất ngờ bởi sản phẩm viên nang Omega (liên kết với công ty Dược) của Công ty CP Inca Việt Nam vừa ra mắt 2 ngày đã được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam mời tham gia và tôn vinh giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2017. Cũng từ đây, người tiêu dùng biết đến một địa chỉ sản phẩm Sachi của Việt Nam sản xuất tại Hòa Bình.

Nữ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo với cây Sachi

(HBĐT) - Cuộc sống đang ấm êm, công việc của một cô giáo tuy không giàu nhưng ổn định, luôn là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Lê Thị Vân (số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) đột ngột chuyển hướng sang công việc hoàn toàn mới và trên thực tế "không trải hoa hồng”, đó là trở thành doanh nhân. Kể từ đây chị xác định đối mặt với những thử thách trên thương trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục