(HBĐT) - Chị Bùi Thị Thùy Dung, phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) chia sẻ: Có niềm đam mê, có kiến thức về nghề, có chiến lược kinh doanh cụ thể, xác định dịch vụ mũi nhọn trong spa, xây dựng thương hiệu uy tín là 5 yếu tố quyết định thành công của Ryby spa.


Chị Bùi Thị Thùy Dung chăm sóc da cho khách hàng theo liệu trình tại Ryby spa.

Khởi nghiệp từ niềm đam mê làm đẹp

Phụ nữ luôn yêu thích làm đẹp, chị Thùy Dung thường xuyên đánh phấn trang điểm, hậu quả là để lại nhiều mụn. Để chữa trị mụn, chị được người bạn giới thiếu đến Trung tâm đào tạo nghề thẩm mỹ Ruby tại Hải Dương và được biết da chị bị nhiễm độc tố. Sau thời gian kiên trì điều trị, da chị hết mụn, cũng từ đây Thùy Dung đam mê với nghề làm đẹp và mơ ước mở cửa hiệu làm đẹp riêng.

Thùy Dung chia sẻ: Có ở trong hoàn cảnh những người bị mụn hay gặp những vấn đề về da tôi mới hiểu được nỗi sợ hãi và sự tự ti. Giai đoạn đó, tôi ngại giao tiếp, làm cản trở rất lớn đến công việc và cuộc sống. Có nhiều bạn bè và chị em cũng rơi vào tâm lý như tôi. Chính vì vậy, tôi quyết định mở spa mang tên Ruby spa vừa để làm đẹp cho mình, vừa làm đẹp cho mọi người.

Chính niềm đam mê với làm đẹp là ngọn lửa nhiệt huyết để chị Thùy Dung vượt qua những khó khăn, áp lực để đạt được ước mơ. Là giáo viên trường TH&THCS Dũng Phong (Cao Phong) nên quỹ thời gian dành để học nghề gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục điều đó, chị đã lên thời gian biểu, sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên và quản lý thời gian khoa học đảm bảo sức khỏe mà vẫn sống hết mình trong học tập, công việc và cuộc sống gia đình. Năm 2016, sau khi đảm bảo được kiến thức chuyên môn cộng với sự tự tin về tay nghề, Thùy Dung quyết định mở spa chung với một người bạn lấy tên là Ruby spa địa chỉ tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). Vốn để mở spa 1 tỷ đồng để đầu tư mua máy móc. Sản phẩm chăm sóc da được chị lựa chọn những hãng uy tín, đảm bảo chất lượng, cùng với đó là chất lượng dịch vụ chăm sóc tốt nên spa đã thu hút được lượng khách lớn.

Chiến lược kinh doanh tốt khẳng định thành công

Tháng 6/2017, sau khi tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cùng với việc đảm bảo nguồn vốn, chị Dung quyết tâm rút cổ phần mở spa riêng tại phường Chăm Mát, bà chủ Ryby spa xác định chiến lược kinh doanh cụ thể. Đối tượng khách hàng của Ruby spa hướng tới phục vụ là công chức, viên chức, bà nội trợ… dịch vụ nòng cốt là chăm sóc và điều trị da với các dịch vụ như: liệu trình chăm sóc da chuyên sâu, liệu trình trị mụn bằng công nghệ cao, liệu trình trị tàn nhan, liệu trình làm trắng da hiệu quả… Nhờ tìm đúng hướng đi nên lượng khách đến với Ruby spa đông, nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của chị em trên địa bàn TP Hòa Bình. Trung bình 1 tháng Ruby spa có khoảng 20 khách hàng làm liệu trình chăm sóc da mặt, 50 khách phun xăm, 20 liệu trình giảm béo. Mỗi tháng trừ chi phí spa thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

Không chỉ làm dịch vụ spa, chị Thùy Dung còn nhận đào tạo học viên. Trong 1 năm, chị đã đào tạo được 5 học viên có tay nghề cứng, trong đó có 3 học viên mở spa riêng. Để phát triển dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chị Thùy Dung mở thêm chi nhánh Ruby spa tại xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Dự định trong thời gian tới, Thùy Dung mở thêm spa tại huyện Mộc Châu (Sơn La). Thùy Dung tiếp tục đầu tư vốn để mua các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ khách hàng. Chị hướng tới chăm sóc da và điều trị mụn từ 3 - 6 lần sẽ kết thúc một liệu trình.

Thu Thủy


Các tin khác


Anh Hoàng Văn Giang làm giàu từ trồng dổi

(HBĐT) - Yêu đất, yêu cây, tư duy khác với nhiều người, sau hơn chục năm, anh Hoàng Văn Giang đã sở hữu vườn dổi 400 cây, được xem có quy mô lớn nhất vùng đất Lạc Sơn. Ngoài ra, gia đình anh nuôi hàng trăm con lợn bản địa, trồng 2 ha cam lòng vàng đang ở thời kỳ kinh doanh. Mô hình kinh tế này đang vận hành đúng quỹ đạo và chỉ trong ít năm nữa, anh Giang có thể thu nhiều tỷ đồng từ bán hạt dổi.

Kỹ sư trẻ thu hàng trăm triệu đồng từ vườn ươm cây đặc sản

(HBĐT) - Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư loại khá, anh Bùi Văn Tường, xóm Sung 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lựa chọn con đường khởi nghiệp tại quê hương với mô hình chọn và nhân giống cây dổi, cùng một số loại cây đặc sản khác ở địa phương. Sau 5 năm, với sự cần cù, chịu khó, vườn ươm đã đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chàng kỹ sư trẻ người Mường.

Sáng tạo sản phẩm gỗ lũa có giá trị nghệ thuật chinh phục thị trường

(HBĐT) - Sinh ra ở Nam Định, lên vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, với tình yêu thiên nhiên, đam mê nghệ thuật, chịu thương, chịu khó, anh Đoàn Xuân Thành đã trở thành chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa, tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hàng khó tính, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ở địa phương.

Người “nghĩ khác” ở Bình Thanh

(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.

Bài 2 - Khát vọng nâng tầm thương hiệu chuối Viba

(HBĐT) - Chuối Viba là viết tắt của cụm từ VietNamBanana (chuối Việt Nam). Đây không chỉ là niềm tự hào và khát vọng xây dựng, khẳng định thương hiệu chuối của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà khi xây dựng thương hiệu này, Trần Trung Đức mong muốn sẽ đưa chuối Việt Nam ra với thế giới. Từng bước, từng bước một, Đức đang biến mong muốn đó trở thành hiện thực.

Chàng thanh niên với khát vọng đưa nông sản ra thế giới

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, hiện chàng thanh niên 27 tuổi Trần Trung Đức, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã có 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, dấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối Viba”, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục