(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, hiện chàng thanh niên 27 tuổi Trần Trung Đức, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã có 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, dấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối Viba”, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.

Bài 1 - Từ giảng đường đại học đến nông trại chuối Thung Bù

Tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội, không chọn công việc tại các doanh nghiệp ở Hà Nội, Đức quyết định lập nghiệp tại quê hương mình – Thung Bù (xã Tân Thành, huyện Lương Sơn). Tích cực tìm tòi, học hỏi, Đức đã thành công với việc áp dụng các kiến thức học được ở trường đại học vào việc quản lý mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Mạnh dạn với mô hình trồng chuối cấy mô

Từng hàng chuối "sánh đôi” lên xanh tốt, hàng thẳng tắp khiến chúng tôi khá bất ngờ khi đến thăm nông trại Viba – Thung Bù của anh Trần Trung Đức. Trước mắt chúng tôi là bạt ngàn chuối, được trồng theo hàng lối.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp trường đại học Hà Nội, Đức thử sức với công việc kinh doanh hoa quả. Chính quãng thời gian này đã giúp anh tích lũy kinh nghiệm bán hàng, nghiên cứu một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Năm 2016, Đức trở về nhà với ý tưởng phát triển mô hình trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGap. Tận dụng diện tích đất sẵn có, được sự ủng hộ của gia đình, Đức khởi nghiệp với 5.000 cây chuối trên diện tích hơn 1 ha. Đặc biệt, qua học hỏi, tìm tòi và quyết định chọn cho mình đường đi khác biệt, Đức lựa chọn phương pháp trồng chuối nuôi cấy mô với ưu điểm vượt trội là cây ít sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao.

Chia sẻ với chúng tôi, Đức cho biết: "Mô hình trồng chuối cấy mô được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, trải qua quá trình sàng lọc cây mẹ rất kỹ để chọn được những cây giống khỏe, sạch bệnh, có sức đề kháng cao. Chính vì vậy, khi gia đình tôi mở rộng diện tích theo quy mô sản xuất tập trung sẽ thu hoạch sản phẩm cùng mùa vụ, hình thức quả đẹp, chất lượng đồng đều. Trong quá trình trồng nếu tuân thủ đúng quy tắc thì có thể thu hoạch sản phẩm sau 10 tháng. Không những vậy, trồng chuối theo phương pháp cấy mô có thể cho năng suất cao hơn từ 20- 30% so với cách trồng truyền thống. Cụ thể như 1 buồng chuối thu về nặng trung bình 20 kg, nếu trồng tốt có thể đạt từ 30- 40 kg”.


Cây chuối được anh Trần Trung Đức trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt nhưng cho năng suất, sản lượng cao.

Đối với kỹ thuật trồng chuối theo phương pháp cấy mô, người trồng đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn đất trồng và đảm bảo nguồn nước tưới. Để giải quyết vấn đề này, Đức đã lựa chọn khu vực thung lũng, đất ruộng có độ ẩm cao, tuy nhiên không bị ngập úng. Sau khi thu hoạch từ 3 - 4 lứa, anh chú trọng cải tạo đất, xử lý đúng quy trình kỹ thuật để đất trồng giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, khu đất này nằm ở vị trí đầu nguồn nước tự nhiên,thuận lợi cho việc tưới tiêu, đặc biệt cung cấp đủ nước tưới vào mùa khô.

Khi bắt tay vào phát triển mô hình, Đức gặp rất nhiều khó khăn vì một số bệnh đốm lá, nấm rễ… Để hạn chế sử dụng thuốc BVTV,Đức chủ động sử dụng các loại phân chuồng, rắc vôi… Đặc biệt vào mùa mưa, anh cắt tỉa lá già để tránh lây lan bệnh sang lá non, dẫn đến tình trạng giảm chất lượng sản phẩm. Vườn chuối được anh lắp hệ thống tưới hiện đại. Để hạn chế việc bốc hơi nước và cỏ dại, diện tích đất trống được phủ bằng bạt nông nghiệp...

Anh Đức chia sẻ: "Trồng chuối nuôi cấy mô cho năng suất, chất lượng cao nhưng vốn đầu tư cây giống khá cao. Đặc biệt, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa lá, thu hoạch. Do đó tôi phải mày mò, tìm tòi, học hỏi rất nhiều”.

Khác với phương pháp trồng chuối truyền thống quy mô nhỏ, lẻ, năng suất thấp, chất lượng quả không đồng đều. Điều này được anh Đức khắc phục bằng phương pháp trồng chuối cấy mô, cùng với đó là áp dụng kiến thức trên giảng đường đại học vào quá trình sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp quy mô lớn để rút ngắn thời gian thu hoạch sản phẩm, đảm bảo năng suất, chất lượng; sắp xếp công việc phù hợp, giảm nhân công, chi phí đầu tư.

Khép kín quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ đạt tiêu chuẩn Vietgap

Đầu ra bấp bênh, không tiêu thụ được sản phẩm, là những khó khăn lớn nhất mà người nông dân thường gặp phải. Để giải quyết vấn đề, Đức đã nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn đầu tư khu vực nhà xưởng chế biến chuối. Đức đã thiết kế khu vực nhà xưởng, vùng nguyên liệu… được bố trí khoa học để thuận tiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Lắp đặt hệ thống phun tưới tự động, giàn phun mưa, phủ nilon… nhằm cung cấp đủ nguồn nước tưới theo đúng quy trình, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khu vực nhà xưởng chế biến và đóng gói sản phẩm được đầu tư với diện tích khoảng 1.000 m2, sản xuất theo dây chuyền chuyên nghiệp, đảm bảo VSATTP…

Là người có trình độ, kiến thức và am hiểu khi làm nông nghiệp nên Đức đặc biệt quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối. Đức chia sẻ: Sản phẩm phải có thương hiệu thì mới dễ được nhận diện, tiêu thụ, khẳng định chỗ đứng và phát triển. Do đó, cùng với việc bắt tay trồng chuối, tôi cũng tiến hành các thủ tục và được cấp đăng ký nhãn hiệu thương hiệu "Chuối Viba”.

Anh Đức cho biết thêm, một trong những công nghệ mới được áp dụng thành công và khách hàng đánh giá cao là cách dấm chuối và giữ chuối tươi lâu bằng nhiệt độ thấp. Chuối dấm bằng phòng dấm tiêu chuẩn, công nghệ cao nhập khẩu từ Mỹ, được Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận VSATTP số 04/2017/NNPTNT – 120. Chuối chín tự nhiên bằng khí Ethylene sinh học, tuyệt đối an toàn, không độc hại. Khác biệt là thay bằng việc dấm bằng nhiệt độ cao, Đức chọn phương pháp dấm bằng nhiệt độ thấp, khoảng 13oC. Nhờ phương pháp dấm "lạnh” đó mà chuối giữ được các giá trị tự nhiên nhất của quả chuối như: Calories, protein, sắt, đồng, kẽm, photpho, potassium, vitamin c, khoáng chất. Chuối Viba tươi hơn, mã sáng, đẹp và để lâu hơn chuối dấm hương truyền thống. Thị trường đánh giá cao chất lượng chuối được dấm "lạnh”.

Nung nấu ý định mở rộng và phát triển thương hiệu chuối Viba, năm 2018, Trần Trung Đức đã nhân rộng diện tích lên 4 ha với hơn 10.000 cây. Trong đó chủ yếu là giống chuối tiêu hồng, tiêu Thái Lan… Với giá bán ổn định đạt 12.000 đồng/kg, năm 2017, Đức suất ra thị trường 50 tấn quả, thu về khoảng 600 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu được suất bán cho hệ thống siêu thị tại Hà Nội, các khu công nghiệp trên địa bàn và khu vực lân cận, nhà hàng, đại lý hoa quả sạch… Mô hình trồng, sản xuất, chế biến chuối của Trần Trung Đức hiện giải quyết việc làm ổn định cho trên, dưới 20 lao động với thu nhập đạt từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.

(Còn nữa)

Đức Anh


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục