(HBĐT) - Được lãnh đạo huyện Lương Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2 B, xã Thành Lập. Ông Lâm là điển hình trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả, ông Lâm đã thành công với mô hình chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam.


Cán bộ kỹ thuật Công ty CP Chăn nuôi cổ phần Việt Nam kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm.

Tích lũy kinh nghiệm từ chăn nuôi thủ công

Tiếp chúng tôi, ông Lâm chia sẻ: Trước năm 2000, gia đình tôi là công nhân của Nông trường chè Lương Mỹ. Sau khi nghỉ việc ở Nông trường chè về phát triển kinh tế, gia đình tôi gặp không ít lúng túng. Trong thời gian này, trên địa bàn các xã lân cận nhiều hộ đầu tư chuồng trại chăn nuôi gia công cho Công ty CP của Thái Lan, một số hộ nuôi gà thả vườn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Những năm đầu làm kinh tế, thiếu vốn và kinh nghiệm nên sản xuất cũng như kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Tôi luôn suy nghĩ phải quyết tâm làm giàu để cải thiện cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học tử tế.

Với quỹ đất rộng, lúc đầu, ông Lâm và gia đình quyết định đầu từ chăn nuôi thủ công như gà thả vườn, nuôi lợn để có thu nhập. Vợ chồng ông mạnh dạn vay vốn xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, hướng tới chăn nuôi quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, gia đình gặp không ít khó khăn như: đầu tư mở rộng chăn nuôi và xây dựng chuồng trại cần rất nhiều vốn. Giá cả thị trường bấp bênh, giá cám, giá thuốc thú y cao. Dịch bệnh chăn nuôi bùng phát ở các khu vực lân cận, do đó các sản phẩm chăn nuôi rất khó tiêu thụ. Gia đình đã dần dần tháo gỡ khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

Thành công từ chăn nuôi quy mô lớn

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lâm đúng lúc cán bộ Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam đến làm việc với gia đình. Anh Nguyễn Phụ Hải, cán bộ kỹ thuật của Công ty cho biết: Tôi gắn bó với gia đình ông Lâm từ những năm đầu gia đình phát triển chăn nuôi gia công cho Công ty. Những ngày đầu vất vả, cán bộ Công ty ăn ở tại gia đình để úm gà, chăm sóc làm sao đảm bảo nhiệt độ thích hợp. Khâu cho ăn lúc đầu chỉ là thủ công, bây giờ thức ăn chỉ đổ ở kho là chảy về các máng cho gà, vịt ăn suốt ngày đêm. Cả tỉnh Hòa Bình có khoảng 30 - 40 trang trại chăn nuôi gia công cho Công ty, tập trung chủ yếu ở huyện Lương Sơn, trong đó riêng xã Thành Lập có 4 trang trại. Trang trại của ông Lâm được đánh giá khá cao vì gia đình đã có kinh nghiệm chăm sóc, tỷ lệ con chết thấp...

Theo ông Lâm, từ năm 2010 - 2014, gia đình đầu tư 2 trang trại chăn nuôi gà thịt với diện tích 1.500 m2, hệ thống chuồng trại khép kín tự động, trị giá 1,2 tỷ đồng. Mỗi năm nuôi 4 lứa, mỗi lứa thả 10.000 con, mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí, lợi nhuận thu được hơn 900 triệu đồng. Gia đình còn xây dựng 1 chuồng chăn nuôi lợn với diện tích 200 m2, trị giá 200 triệu đồng. Mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 200 con. Cùng với lợi thế về diện tích đất sẵn có, kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, năm 2017, gia đình ông tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 2 chuồng nuôi vịt, nuôi gia công, trị giá 1,5 tỷ đồng, mỗi lứa nuôi 10.000 con. Mỗi năm nuôi được 4 lứa, lợi nhuận thu được trừ chi phí hơn 900 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình có 2 ao nuôi cá với diện tích gần 2 ha, mỗi năm bình quân thu được hơn 20 tấn cá thương phẩm các loại, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hơn 60 triệu đồng. Hàng năm, gia đình còn thu hơn 100 triệu đồng từ trồng chuối và các loại hoa quả trong vườn. Đàn bò của gia đình hiện nay có hơn 20 con nuôi bán thịt, mỗi năm thu được hơn 70 triệu đồng. Hiện nay, gia đình tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động ở thôn Đồng Sương, thôn 3/2 B và 4 lao động trong gia đình.

Theo thống kê, từ năm 2013- 2017, thu nhập của gia đình tăng dần theo các năm. Năm 2013, tổng doanh thu của gia đình đạt 5 tỷ đồng, trừ chi phí thu về 1 tỷ đồng.

Để có được thành công như ngày hôm nay, theo ông Lâm, kinh nghiệm của gia đình là phải nắm vững và chuyên sâu cách phòng - chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Lựa chọn con giống tốt, áp dụng các tiến bộ KH-KT tiên tiến vào sản xuất. Nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả thị trường.

Từ thành công của mô hình chăn nuôi của gia đình ông Lâm đã có nhiều hộ trong và ngoài địa phương đến học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Với những thành tích đạt được, nhiều năm, gia đình ông Nguyễn Đình Lâm được UBND huyện Lương Sơn tặng giấy khen. Năm 2015, ông được UBND tỉnh, T.Ư Hội Nông dân tặng bằng khen. Năm 2018, UBND huyện Lương Sơn đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho gia đình ông Nguyễn Đình Lâm về thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh giai đoạn 2013 - 2018.

Hương Lan


Các tin khác


Kỹ sư trẻ thu hàng trăm triệu đồng từ vườn ươm cây đặc sản

(HBĐT) - Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư loại khá, anh Bùi Văn Tường, xóm Sung 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lựa chọn con đường khởi nghiệp tại quê hương với mô hình chọn và nhân giống cây dổi, cùng một số loại cây đặc sản khác ở địa phương. Sau 5 năm, với sự cần cù, chịu khó, vườn ươm đã đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chàng kỹ sư trẻ người Mường.

Sáng tạo sản phẩm gỗ lũa có giá trị nghệ thuật chinh phục thị trường

(HBĐT) - Sinh ra ở Nam Định, lên vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, với tình yêu thiên nhiên, đam mê nghệ thuật, chịu thương, chịu khó, anh Đoàn Xuân Thành đã trở thành chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa, tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hàng khó tính, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ở địa phương.

Người “nghĩ khác” ở Bình Thanh

(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.

Bài 2 - Khát vọng nâng tầm thương hiệu chuối Viba

(HBĐT) - Chuối Viba là viết tắt của cụm từ VietNamBanana (chuối Việt Nam). Đây không chỉ là niềm tự hào và khát vọng xây dựng, khẳng định thương hiệu chuối của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà khi xây dựng thương hiệu này, Trần Trung Đức mong muốn sẽ đưa chuối Việt Nam ra với thế giới. Từng bước, từng bước một, Đức đang biến mong muốn đó trở thành hiện thực.

Chàng thanh niên với khát vọng đưa nông sản ra thế giới

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, hiện chàng thanh niên 27 tuổi Trần Trung Đức, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã có 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, dấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối Viba”, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.

Hợp tác xã An Sinh khởi nghiệp từ trồng sả

(HBĐT) - Trồng sả không mất nhiều công chăm sóc, giống dễ kiếm, phù hợp với nhiều loại đất, yêu thích mùi tinh dầu sả... đó là những lý do để chị Đinh Thị Huệ, HTX dịch vụ tổng hợp An Sinh, thôn chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thuỷ) xây dựng ý tưởng trồng sả, sản xuất tinh dầu, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Ý tưởng của chị Huệ bước đầu có thành công nhất định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục