(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.


 

Từ mảnh đất đồi dốc, chị Nguyễn Thị Thương hạ đất thấp, cải tạo để trồng rau thơm trái vụ cho thu nhập gấp 2-3 lần cấy lúa.

Cách đây 3 năm, chị Thương lập gia đình, rời TP Hoà Bình về nhà chồng tại xóm Giang, xã Bình Thanh. Thấy điều kiện gần thành phố, giao thông thuận tiện, nước tưới đầy đủ, chị bàn với chồng bỏ hơn 1.000 m2 trồng lúa sang trồng rau thơm. Trước khi lấy chồng, gia đình chị ở tổ 3, phường Đồng Tiến đã có nghề trồng rau thơm. Chị Thương cho biết: Ngày trước nhà tôi trồng rau ở khu vực phường Đồng Tiến rất thuận lợi vì đất pha cát nên trồng loại rau gì cũng tốt. Khi trồng ở đây, đất chua, phải mất công cải tạo nhiều. Lứa đầu phải cày xới tơi đất rồi ủ phân chuồng và vôi hàng tháng trời mới trồng thử vài trăm m2. Bà con nơi đây quanh năm trồng lúa nên khi thấy tôi trồng rau thơm ai cũng ngạc nhiên hỏi: Liệu có trồng được không? Bán cho ai? Nhiều người không muốn trồng vì suốt ngày ở ngoài ruộng rau.

Vốn có nghề, có kinh nghiệm nên ngay từ lứa đầu, chị Thương trồng cây tốt và chọn những loại rau đã làm như tía tô, kinh giới, rau răm và húng chó. Chị vừa trồng, nhân rộng diện tích, vừa cải tạo đất. Đến nay, chị đã trồng được hơn 1.000 m2, tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên.

Khác với những cây trồng khác, trồng rau thơm người lao động thường xuyên nhặt cỏ, bón phân và thu hoạch. Chị Thương tính toán: Tuy thường xuyên làm trên ruộng nhưng nguồn thu nhập mang lại cũng đều đặn, phù hợp với người nông dân. Điều đặc biệt là rau thơm khi ra chợ không bị ế, chỉ bán giá cao hay thấp. Nếu có đầu ra ổn định như cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng… hàng ngày giá ổn định thì đây là nguồn thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Với diện tích của gia đình chị Thương, vào trái vụ mỗi lần chị hái khoảng trên 20 kg, vào chính vụ được 40-50 kg rau, cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Chị cho biết: Trước đây, vườn rau thơm ở phường Đồng Tiến là "vựa” rau thơm của TP Hoà Bình. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, khu vực này đã quy hoạch xây dựng khu đô thị. Qua tìm hiểu được biết, nhu cầu sử dụng rau thơm, nhất là ở thành phố ngày càng tăng nên đây là cơ hội tốt cho nhiều nông dân ở vùng ven như xã Bình Thanh, Trung Minh, Dân Chủ, Thống Nhất… phát triển nghề trồng rau thơm.

Cũng theo chị Thương, trước đây, trên diện tích này gia đình chị cấy lúa chỉ đủ gạo ăn. Từ ngày trồng rau thơm cho thu nhập khá ổn định, nuôi sống cả gia đình. Nếu như có điều kiện đầu tư làm giàn lưới che, hệ thống tưới… canh tác những cây rau thơm trái vụ thì giá trị kinh tế tăng nhiều lần và có thể làm giàu được từ loại cây này.

Việt Lâm


Các tin khác


Trần Văn Minh - “Nông dân Việt Nam xuất sắc”

(HBĐT) -Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đã mạnh dạn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Mô hình gia trại và kinh doanh máy xúc phục vụ xây dựng vận tải mỗi năm cho gia đình ông tổng lợi nhuận 4,5 tỷ đồng. 5 năm liền, ông được công nhận là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư; tháng 10/2018 được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư vinh danh là 1 trong 63 "Gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

Triển vọng từ mô hình chăn nuôi bò công nghệ cao

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm trong khan gian núi đồi hùng vỹ của xã Tân Mỹ, huyện lạc Sơn có 1 khu trang trại bò với sức chứa khoảng 1000 con. Đây là khu trang trại vùng lõi của Công ty CP chăn nuôi T&T 159 huyện Lạc Sơn. 

Vườn lan tiền tỷ của 9X ở bản nghèo

(HBĐT) -Đam mê những nhành lan rừng khi còn là đứa trẻ, theo thời gian thì tình yêu với loài cây cảnh này ngày một sâu nặng. Và rồi, lan rừng lên ngôi, trở thành thú chơi thịnh hành đã mở ra cơ hội lớn để hai anh em 9X ở một xóm nghèo thuộc xã Đông Lai (Tân Lạc) khởi nghiệp và gặt hái được những thành công.

Cô gái Mường “chèo lái” hợp tác xã sản xuất rau an toàn Quyết Chiến

(HBĐT) - Thành lập từ tháng 4/2018, HTX sản xuất rau an toàn (RAT) Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang được Đinh Thị Quyết - cô gái Mường SN 1986 ở xóm Biệng "chèo lái”. Quyết hiện đang nắm giữ vai trò Giám đốc HTX, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thị trường.

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp


Bài 2 – Đề cao trách nhiệm vì cộng đồng

(HBĐT) - Nhiều năm liền giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ và hiện tại là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật của tỉnh, doanh nhân Hà Văn Thắng, vị CEO của Công ty CP 26-3 Hòa Bình thường xuyên có mặt trong các diễn đàn về KT -XH. Trong các diễn đàn này, anh sẵn sàng sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm trên thương trường cho thế hệ trẻ đang thực hiện ước mơ lập thân, lập nghiệp trong đó thể hiện rõ cái tâm hướng về cộng đồng.

 

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp

(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục