Bài 2 - Ngã ở đâu đứng dậy ở đó

(HBĐT) - Quyết định từ bỏ công việc Nhà nước gắn bó nhiều năm. Dốc sức, dốc tiền khởi nghiệp cách xa nhà gần 2.000 km. Nhớ con, trăn trở trách nhiệm với gia đình. Và thất bại! Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) chết hàng loạt vì cái nóng đốt cháy da thịt của đất Mai Châu những ngày tháng 5. Út Hạnh tưởng như trắng tay!

Vạn sự khởi đầu nan

ĐTHT là sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp được nuôi trồng và sản xuất theo công nghệ nhà kính hiện đại. Tuy nhiên, phải áp dụng đúng quy trình nghiêm ngặt thì ĐTHT mới có giá trị dược tính nếu không sản phẩm được sản xuất chỉ có hình thức chứ hoàn toàn không có giá trị dược tính. Vì vậy nên Herbal King đã đầu tư xây dựng khu vực nhà xưởng nuôi trồng ĐTHT đạt tiêu chuẩn gồm: phòng cấy giống, phòng ủ tơ và phòng nuôi trồng. Tất cả các phòng kỹ thuật này đều phải kín gió, có thể điều chỉnh độ thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Các thiết bị đi cùng như tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống chiếu sáng, hệ thống khử trùng bằng đèn UV, tủ bảo quản giống đạt cấp độ, máy lắc, hệ thống lên men miễn dịch thể...đều được Út Hạnh đầu tư đầy đủ.

 

Út Hạnh (bên phải) kiểm tra chất lượng và quá trình thu hoạch Đông trùng hạ thảo.

Đưa chúng tôi đi thăm quan khu vực nuôi trồng, Út Hạnh cho biết: Khu vực nhà xưởng nuôi trồng được xây dựng trên diện tích hơn 2000 m2 theo tiêu chuẩn phòng sạch class 100 và được mô phỏng tương tự với điều kiện sống tự nhiên của ĐTHT nên giữ được các dược chất có ích như ĐTHT ngoài tự nhiên. Toàn bộ dây chuyền nuôi trồng, sản xuất được thực hiện theo quy mô công nghiệp với công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn sạch 100%. Bên cạnh đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, muốn có ĐTHT chất lượng, phải có nguyên liệu nuôi trồng đạt chuẩn. Nguyên liệu nuôi trồng ĐTHT ở Herbal King là gạo lức đỏ, nhộng tằm, khoai tây, dinh dưỡng bổ sung loại tinh khiết.

Út Hạnh cho biết thêm: Nuôi trồng ĐTHT là cả một quá trình đòi hỏi mỗi bước đều phải thực hiện đúng kĩ thuật với các yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt. Từ việc đổ gạo lức đỏ vào các lọ thủy tinh vô trùng, sản xuất hỗn hợp bột nhộng tằm, tinh chất mầm đậu nành, rót nước dừa ngập mặt hỗn hợp cho đến việc đóng gói kín, đem các hũ đi hấp thanh trùng đều phải được thực hiện cẩn thận. Giai đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi chuyên môn cao nhất là cấy giống nấm ĐTHT vào hũ hỗn hợp đã được thanh trùng. Các hũ giá thể đã cấy giống đóng gói kín đưa vào phòng lạnh để ủ, quá trình nuôi trồng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng kiểm soát theo quy định. Để giúp du khách, người dân hiểu thêm về quy trình nuôi trồng, sản xuất ĐTHT , Herbal King đã xây dựng Phòng chiếu phim để du khách xem được những thước phim về quy trình sản xuất. Từ đó hiểu hơn về sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp này.

Khu vực nhà xưởng nuôi trồng ĐTHT tại Herbal King được Út Hạnh làm từ các Container nên việc xây dựng diễn ra khá nhanh chóng. Có nhà xưởng, có công nghệ được chuyển giao trong tay, tháng 1/2018, Herbal King bắt đầu nuôi trồng ĐTHT và kỳ vọng sản phẩm ĐTHT sẽ ra thị trường đúng dịp 30/4. Nhưng do cạn vốn, sản phẩm chưa có đầu ra, Herbal King phải tạm dừng nuôi trồng 3 tháng để xoay sở tìm vốn. Khi có vốn, bắt đầu khôi phục nuôi trồng thì cũng là thời điểm diễn ra đợt nắng nóng kỷ lục tại miền Bắc mùa hè năm 2018, cộng với việc xây dựng hạ tầng chưa phù hợp khiến ĐTHT chết hàng loạt, hũ nuôi cấy bị nhiễm khuẩn. Hơn 5.000 hũ nuôi cấy bị hỏng phải bỏ, rửa sạch, hấp khử trùng, thiệt hại hơn 800 triệu đồng.

Hy vọng tiếp tục được thắp lên

Nghị lực của cô gái Nam Bộ đã vực Hạnh dậy sau những tổn thất nặng nề do sự cố chết ĐTHT. Bình tâm lại, Hạnh nhận ra sai lầm của mình khi đã bê nguyên xi mô hình nhà xưởng của miền Nam ra Mai Châu, đặc biệt là việc lợp mái tôn cho nhà xưởng. Qua tìm hiểu, tham khảo bạn bè, Hạnh quyết định thay toàn bộ mái tôn bằng mái lá cọ và điều chỉnh một số hạng mục xây dựng cho phù hợp. Trong khuôn viên Herbal King, một số loại hoa mang từ miền Nam ra trồng không phù hợp với thời tiết đã được Hạnh thay bằng các loại hoa phù hợp. Khu vực nhà hàng ẩm thực cũng được thiết kế, trang trí lại tạo cảnh quan hài hòa. Không phụ công người, Hạnh bắt đầu có lứa ĐTHT đầu tiên nuôi cấy thành công Herbal King dần hoàn thiện với cảnh quan đẹp, sản phẩm độc đáo, thu hút khách du lịch.

Ngày 1/9/2018, Herbal King chính thức mở cửa đón khách thăm quan. Một trong những vị khách đặc biệt, đầu tiên mà Herbal King được đón tiếp chính là đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh vào ngày 5/9. Tại buổi thăm và làm việc tại Herbal King, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự đầu tư đúng hướng và cách thức doanh nghiệp phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương nhằm phát triển du lịch, sản xuất những sản phẩm đặc trưng khí hậu mang lại giá trị kinh tế cao.

Út Hạnh chia sẻ: Đối với các nhà đầu tư, mọi sự khởi nghiệp đều rất gian nan, khó khăn, trở ngại nhiều vô cùng. Đối với một người từ Nam ra Bắc khởi nghiệp như Hạnh thì khó khăn sẽ nhân lên bội phần. Ngoài những nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của gia đình, Hạnh thực sự cảm thấy rất tâm đắc với các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của địa phương, sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đó là yếu tố khích lệ Hạnh tiếp tục mạnh dạn đầu tư để phát triển Herbal King.

Sau nhiều gian nan, giờ đây, Út Hạnh phấn khởi chia sẻ: Sau khi khắc phục được những sai lầm trong việc xây dựng nhà xưởng, việc nuôi trồng ĐTHT tại Herbal King đã đạt được những kết quả vượt trên cả mong đợi. Nhìn chung Mai Châu có khí hậu mát mẻ, nguồn nước sạch, môi trường trong lành, rất phù hợp cho sự phát triển của ĐTHT. Đối với khí hậu miền Nam, ĐTHT phải nuôi trồng khoảng 75 ngày mới được thu hoạch thì tại Herbal King Thung Khe chỉ 68 ngày đã được thu hoạch nên hoàn toàn có thể nâng cao sản lượng. Không chỉ phát triển nhanh mà ĐTHT nuôi trồng tại đây có sợi mập, tròn, dài hơn so với nuôi trồng trong TP Hồ Chí Minh. Kết quả này đã cho thấy Hạnh hoàn toàn đúng khi chọn Mai Châu là nơi khởi nghiệp với dự án nuôi trồng ĐTHT ”.

(Còn nữa)

                                                                  Dương Liễu

 

 

 =>> Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh


Các tin khác


Người “nghĩ khác” ở Bình Thanh

(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.

Bài 2 - Khát vọng nâng tầm thương hiệu chuối Viba

(HBĐT) - Chuối Viba là viết tắt của cụm từ VietNamBanana (chuối Việt Nam). Đây không chỉ là niềm tự hào và khát vọng xây dựng, khẳng định thương hiệu chuối của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà khi xây dựng thương hiệu này, Trần Trung Đức mong muốn sẽ đưa chuối Việt Nam ra với thế giới. Từng bước, từng bước một, Đức đang biến mong muốn đó trở thành hiện thực.

Chàng thanh niên với khát vọng đưa nông sản ra thế giới

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, hiện chàng thanh niên 27 tuổi Trần Trung Đức, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã có 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, dấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối Viba”, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.

Hợp tác xã An Sinh khởi nghiệp từ trồng sả

(HBĐT) - Trồng sả không mất nhiều công chăm sóc, giống dễ kiếm, phù hợp với nhiều loại đất, yêu thích mùi tinh dầu sả... đó là những lý do để chị Đinh Thị Huệ, HTX dịch vụ tổng hợp An Sinh, thôn chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thuỷ) xây dựng ý tưởng trồng sả, sản xuất tinh dầu, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Ý tưởng của chị Huệ bước đầu có thành công nhất định.

8X khởi nghiệp với mô hình sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Có công việc ổn định tại UBND xã Yên Trị, thế nhưng, chàng trai 8X Bùi Huy Chương (sinh năm 1984) xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã quyết định rời công sở và bắt đầu thực hiện đam mê tạo ra thực phẩm sạch để cung cấp cho người tiêu dùng.

Trần Văn Minh - “Nông dân Việt Nam xuất sắc”

(HBĐT) -Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đã mạnh dạn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Mô hình gia trại và kinh doanh máy xúc phục vụ xây dựng vận tải mỗi năm cho gia đình ông tổng lợi nhuận 4,5 tỷ đồng. 5 năm liền, ông được công nhận là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư; tháng 10/2018 được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư vinh danh là 1 trong 63 "Gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục