(HBĐT) - Là một hội viên phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên và có ý thức trách nhiệm trong công việc, chị Quách thị Điệp, Trưởng nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) là một tấm gương điển hình trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ.




Chị Quách Thị Điệp (Ngoài cùng bên trái) sơ chế và dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm rau hữu cơ.



Chị Điệp là cô gái Mường từ quê hương Mường Vang về làm dâu ở xóm Ba Lầm. Ban đầu với bao bỡ ngỡ, khó khăn trước cuộc sống mới. Chị Điệp đã phải lăn lộn đi làm công nhân vất vả, xa nhà nhưng cuộc sống gia đình vẫn không khấm khá hơn, con cái lại không được chăm sóc chu đáo. Trăn trở trước thực tế cuộc sống, chị Điệp bàn bạc với chồng và quyết tâm trở về quê hương tìm hướng phát triển kinh tế.

Tận dụng diện tích đất của gia đình cộng với "ưu thế” sức khỏe tốt và sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, đặc biệt là sau khi được tham gia các chương trình tập huấn của Hội Phụ nữ về canh tác hữu cơ trên cây rau cùng các phương pháp, kỹ năng giám sát, thanh tra cũng như tiếp cận tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (PGS), chị Điệp đã mạnh dạn nhận vai trò là Trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ Lầm Trong (Nhóm là mô hình  thuộc một trong những tiểu dự án của Dự án "Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” do tổ chức Bánh Mì cho thế giới triển khai thực hiện từ năm 2017). Chị Điệp cùng với 5 thành viên trong nhóm sau khi tham gia các chương trình tập huấn đã chủ động đào giếng giữ nguồn nước tưới, làm bờ bao, tạo vùng đệm để cách ly và ngăn ngừa ô nhiễm, sâu bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, chọn vị trí phù hợp để ủ phân, tự chế thuốc thảo mộc, dinh dưỡng bổ sung cho cây, làm nơi để dụng cụ, sơ chế đóng gói và dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm…

Chị Điệp chia sẻ: Để có được thửa ruộng rộng trên 1,2 ha thực hiện mô hình, chị và các thành viên trong nhóm đã phải đến từng hộ vận động bà con dồn, đổi thửa để thực hiện mô hình. Rồi khi mô hình đi vào sản xuất, chị cũng phải mày mò tìm các cơ sở để cung cấp ổn định đầu ra cho sản phẩm rau. Làm rau là công việc đòi hỏi sự chịu khó, cẩn thận, thực sự không nhàn hạ, nhưng chị và các thành viên trong nhóm rất phấn khởi và yêu thích công việc này. Hiện nay, nhóm rau hữu cơ của chị phát triển hiệu quả với thu nhập ổn định từ 3 – 4 triệu đồng/thành viên/tháng. Sản phẩm rau được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Những kết quả đạt được của nhóm là sự khích lệ, động viên các thành viên tích cực hơn trong tham gia sản xuất các sản phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng không chỉ cho gia đình, người thân mà cho cả cộng đồng.

Ngoài tham gia hoạt động phát triển mô hình rau hữu cơ, chị Điệp còn phát triển nuôi gà thả vườn bằng phương pháp khá cầu kỳ nhưng chất lượng, hiệu quả. Chị Điệp nuôi giun quế để trộn với cám gạo, ngô và rau xanh cho gà ăn. Với khẩu phần ăn đặc biệt như vậy, gà của gia đình chị chỉ nuôi trong 2 tháng là đã có thể xuất bán với trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5 kg trở lên. Cùng với sản phẩm gà thịt, sản phẩm trứng của gia đình chị cũng được khách hàng ưa chuộng và đặt hàng thường xuyên. Gia đình chị cũng nuôi lợi nái và trong chuồng liên tục có gần 10 con lợn thịt. Mỗi năm, thu nhập từ chăn nuôi của gia đình đạt gần 100 triệu đồng.

Chị Điệp chia sẻ thêm: Hiện, gia đình chị đã chuyển đổi toàn bộ diện tích cấy lúa (trên 2,5 nghìn mét) sang trồng các loại củ, quả như: dưa chuột, cà rốt, su hào, bí các loại. Lượng phân chuồng từ chăn nuôi của gia đình chị được đem ủ đúng quy chuẩn để bón, cải tạo đất phục vụ cho trồng trọt. Từ những nỗ lực không ngừng,  gia đình chị Điệp đang vươn lên làm giàu chính đáng và mở ra hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi cho nhiều hộ dân tại địa phương học tập, làm theo.

Hồng Duyên

Các tin khác


Hội viên Cựu chiến binh xã Đông Bắc nâng cao thu nhập từ trồng thanh long

(HBĐT) - Ở xã Đông Bắc (Kim Bôi), thanh long được biết đến là một trong những cây ăn quả dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn tạp để trồng thanh long. Theo thống kê, Hội CCB xã có 15 hội viên tham gia phát triển mô hình với tổng diện tích gần 10 ha. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Doanh nhân Phạm Xuân Trí - mong được đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng

(HBĐT) - "Tôi quan tâm đến công tác xã hội và mong muốn cùng với doanh nghiệp (DN) của mình triển khai nhiều hơn các hoạt động tình nghĩa, từ đó góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cộng đồng…” - đó là chia sẻ của ông Phạm Xuân Trí, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Tiến An (Công ty Tiến An), TP Hòa Bình, người vinh dự được UBND tỉnh trao tặng danh hiệu "Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình” lần thứ IV, năm 2019.

HTX Nông nghiệp bản Dao, xã Thống Nhất: Phát triển trồng và chế biến tinh dầu sả theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, hội viên phụ nữ; tích cực tham gia thành lập mô hình kinh tế tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em.

Ngày Hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019

(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Sở KH&CN và các đơn vị đồng hành tổ chức "Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019”; chung kết, trao giải cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất"; kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chỉ đạo Ngày hội.

Khởi động mùa thu hoạch cam ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Như thường lệ, hàng năm, cây đặc sản quýt Ôn Châu mở đầu cho vụ thu hoạch cây ăn quả có múi niên vụ 2019 - 2020 của nông dân vùng thủ phủ cam Cao Phong. Người trồng giống quýt chín sớm này đang trong tâm thế hân hoan bởi năng suất, chất lượng quả vẫn ổn định. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ mạnh trên thị trường.

Triển vọng nghề nuôi ong lấy mật ở xã Độc Lập

(HBĐT) - Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, diện tích đất rừng chiếm trên 80%, đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để các hộ dân ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục