(HBĐT) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố, cùng với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), còn có một đại dịch khác, đó là "đại dịch thông tin”, gây ra mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với cộng đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các lực lượng chức năng đang vào cuộc quyết liệt ngăn chặn, xử lý nghiêm thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận xã hội, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị địa phương.
(HBĐT) - "Vào đây tôi mới hiểu được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của các chú bộ đội dành cho những người cách ly… Tôi cảm thấy thật ấm lòng… Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành thì các chú đã quên thân mình để lo cho dân và sự bình yên của cả nước, xứng danh bộ đội Cụ Hồ "vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Tôi yêu các chú bộ đội. Cảm ơn, cảm ơn và cảm ơn…” - Đó là những dòng lưu bút chân thành của bà Nguyễn Thị Oanh đến từ tỉnh Nghệ An trong một ngày đặc biệt gửi "các chú bộ đội thuộc Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình”.
Sát cánh tuyến đầu chống dịch
(HBĐT) - Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, các cơ quan thông tin trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tổ chức tuyên truyền, thể hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của T.Ư và của tỉnh.
(HBĐT) - Mỗi người một quê, nhưng những chàng trai mới 19 tuổi với sức trẻ phơi phới đã hăng hái xung phong tham gia chiến trường miền Nam. Khi chiến tranh kết thúc, người trở về quê hương, người được phân công nhiệm vụ trên vùng đất mới. Những ngày tháng tư lịch sử, tại mảnh đất Tân Lạc, những người lính của Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 năm xưa có dịp bên nhau ôn lại kỷ niệm về một thời sống và chiến đấu kiên cường.
Nhà báo Nguyễn Sỹ Thủy, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam năm nay đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe đôi khi không được tốt, mái tóc hoa tiêu đã rụng quá nửa do di chứng sốt rét rừng từ những năm tháng tham gia đưa tin tại chiến trường. Ông vẫn luôn luôn khắc ghi những kỷ niệm ăn ngủ trong rừng, thâm nhập, đưa tin ở vùng chiến sự và cả thời khắc lịch sử mùa xuân năm 1975.
(HBĐT) - Trong chuyến công tác tại đảo Trần và đảo Trà Bản (Quảng Ninh), chúng tôi ấn tượng bởi màu xanh mơn mởn của những luống rau trên mảnh đất cằn của Trạm rada 480 và 485, Tiểu đoàn 151 (Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân).
(HBĐT) - Xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) hôm nay, ngoài mía và các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như dưa hấu, bí xanh, lạc, đậu... còn có màu xanh mát của những vườn cam, bưởi. Màu xanh này đã đem đến những đổi thay cho vùng quê từng ghi dấu chiến công đầu của lưới lửa phòng không tầm thấp, mở đầu cho phong trào "bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh” của Quân khu 3 trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Cuối tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở Tây Nguyên và các chiến trường Phan Rang, Phan Thiết rồi Chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, Di Linh được giải phóng, đã hình thành nên vòng cung siết chặt, buộc quân địch phải co cụm lại và chúng quyết "tử thủ” tại cửa ngõ Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh cũ) để bảo vệ Sài Gòn.
(HBĐT) - Tháng 8/1971, tỉnh Hòa Bình đã tiễn hơn 600 thanh niên lên đường nhập ngũ, đây là đợt giao quân đông nhất của năm 1971. Sau khi huấn luyện tại huyện Yên Thủy, các tân binh Tiểu đoàn 647 được đưa vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. 45 năm đã qua, những chiến sỹ Tây Nguyên năm xưa nay tập hợp trong Ban liên lạc chiến sỹ Tây Nguyên tại Hòa Bình, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử của đất nước, Bắc Nam nối liền một dải. Vào thời khắc ấy, đã có nhiều ca khúc ra đời mừng non sông thống nhất.
Chúng tôi về thăm xã Phú Hải, anh Phan Văn Song và anh Nguyễn Đức Quyền đưa chúng tôi thăm lại bãi biển, nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng, nơi bàn chân chiến thắng của chúng tôi từng in dấu. Hôm nay về đây, lòng chợt vui thấy biển không già, phá Tam Giang hiền hòa như nghìn đời vốn có, cuộc sống hồi sinh trên từng gương mặt rạng ngời, trên mỗi bước chân tự tin tiến lên phía trước của người dân Phú Hải, Phú Vang.
Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan "Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.
(HBĐT) - Cách đây 61 năm (1959), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược mang tên Trường Sơn, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời. Đây là tuyến đường đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào và Campuchia để vận chuyển binh lực, lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn cô gái còn rất trẻ của đất Mường Hòa Bình đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Họ chính là những bông hồng thép trên tuyến lửa ác liệt này, góp sức cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đến vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có lẽ đáng nhớ nhất là hành trình đi "ngược” từ mặt biển lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai mang lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc. Ngoài những anh lính của Vùng, chúng tôi đều không phải là "dân chuyên” trong việc leo núi. Vậy nhưng chúng tôi cũng đã đặt chân đến đỉnh của đảo Hòn Khoai để cảm nhận phần nào về cuộc sống nơi đỉnh trời.
Sau những ký ức đáng nhớ ngày vào giải phóng Huế và Đà Nẵng, nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, và các phóng viên chiến trường của TTXVN tiếp tục được giao nhiệm vụ tiến vào Nam trên chặng đường đi đến thắng lợi cuối cùng của chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử.