(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.

Hồ Hòa Bình – mênh mang, cuốn hút

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Người Mường ở Kon Tum nặng tình với quê hương

(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.

Vì sao việc cải tạo, nâng cấp đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) bị... cấm, cản ?

(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.

Xây dựng khu xử lý rác thải TP Hòa Bình - việc không thể chùng chình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang sải những bước đi ngoạn mục, chuẩn bị các điều kiện để trở thành đô thị loại II. Trên con đường thênh thang ấy còn không ít những chướng ngại vật - một trong số chướng ngại đó là vấn đề môi trường. Bởi đã hơn 2 năm qua, TP Hòa Bình không có khu xử lý rác thải. Chi tiền tỷ hàng năm để xử lý rác thải ở cự ly 35 km và luôn nơm nớp ở thế bị động đã đến lúc cần xây dựng được nơi xử lý rác thải cho riêng mình và đó thực sự là điều cấp thiết.

Xung quanh chuyện người dân tập trung đông người trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn:
Vì quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy

(HBĐT) - Vì quá bức xúc trước việc xả thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), vào khoảng 8 h ngày 26/10 cho đến sáng ngày 27/10/2016 đã có khoảng trên 200 người dân xóm Quán Trắng, Ao Kềnh, xã Thành Lập (Lương Sơn) tập trung trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn (đóng trên địa bàn xã Thành Lập) để phản đối, yêu cầu nhà máy dừng ngay lập tức việc xả thải khói bụi gây ÔNMT ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân...

Những “vua cam” tỷ phú Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều hơn những “vua cam” có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ khiến nông dân cả nước ước ao.

Trạm dừng nghỉ quốc lộ 6:
Bao giờ hoạt động hết công năng?

(HBĐT) - Một ngày đẹp trời (tháng 2/2009), người dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nô nức kéo nhau đi dự lễ khai trương Trạm dừng nghỉ QL 6. Cờ hoa rực rỡ, lễ cắt băng khánh thành hoành tráng với sự tham gia của Trưởng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) Nhật Bản, Bộ GTVT, Bộ NN &PTNT và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh. Thế nhưng, sau 7 năm đi vào hoạt động, Trạm dừng nghỉ QL6 chưa bao giờ hoạt động hết công năng và đang trên đà hoang phế.

Chuyện chưa kể về nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Pháp tại huyện Lạc Thủy: Còn lại một dòng tên!

(HBĐT) - Nếu tính về quy mô thì có lẽ nghĩa trang liệt sỹ K34 (thôn Liên Ba, xã Liên Hoà, huyện Lạc Thuỷ) cũng được xếp vào là một trong những nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Pháp có số liệt sỹ vô danh nhiều nhất cả nước. Nó chỉ đứng sau nghĩa trang liệt sỹ đồi Độc Lập, nghĩa trang liệt sỹ đồi A1 - nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Điện Biên Phủ) và đứng trên nghĩa trang liệt sỹ Tu Vũ (Thanh Thuỷ - Phú Thọ). Tuy vậy không phải ai cũng biết về nghĩa trang K34 và những liệt sỹ còn nằm lại đó...

Ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép tại hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Theo rà soát của Sở TN &MT, trên địa bàn tỉnh có 30 tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi tại các khu vực bãi bồi ven sông. Riêng trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn có 23 điểm tập kết, kinh doanh cát, sỏi với tổng diện tích 9, 5 ha. Hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi vùng hạ lưu sông Đà diễn ra khá phức tạp.Tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép vẫn tồn tại.

Đảo chìm Đá Lát vững vàng nơi đầu sóng

(HBĐT) - Đá Lát là đảo chìm đầu tiên trong hải trình thăm, tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa đón Tết Bính Thân 2016 của đoàn cán bộ Vùng 4 Hải quân và các phóng viên báo chí. Vì điều kiện trên đảo và việc di chuyển từ tàu 561 đến đảo có nhiều khó khăn nên đại tá, đoàn trưởng đoàn công tác Bùi Đình Dương thông báo danh sách một nửa số nhà báo trong đoàn công tác được xuống đảo. Tôi là phóng viên may mắn có trong danh sách.

“Đón”... rác ở Thung Nai

(HBĐT) - Không chỉ cỏ rác mà còn có nhiều, rất nhiều rác thải là vỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại theo dòng suối Tráng dồn về xã Thung Nai (Cao Phong).

Lợi dụng tình thân để chiếm đoạt đất đai - chuyện không chỉ ở làng!

(HBĐT) - Thời gian gần đây, Báo Hòa Bình nhận được khá nhiều đơn - thư phản ánh, “kêu cứu” vì bị anh, em, chú, bác, bạn… lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt quyền sử dụng đất . Có vụ - việc đã được đưa ra tòa để giải quyết, có vụ đang trông chờ vào sự hòa giải của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở với hy vọng “mưa dầm thấm đất”, người chiếm đoạt sẽ tự nguyện trao trả… Xin nêu một vài vụ - việc để thấy rằng đó là vấn đề đáng lưu tâm.

Người dân xóm Sổ mong mỏi công trình nước sạch

(HBĐT) - Cách UBND xã Hữu Lợi (Yên Thuỷ) 2 km, thế nhưng mãi đến năm 2009 xóm Sổ mới có điện. Thoát được gánh nặng về “ánh sáng” thì giờ đây, cuộc sống của 48 hộ dân với 196 nhân khẩu xóm Sổ (1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) lại đối mặt với khó khăn do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Người dân thị trấn Đà Bắc mong mỏi được dùng nước sạch

(HBĐT) - Hơn 1.300 hộ dân thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã từng được sử dụng nước sạch, nhưng đó là câu chuyện của gần 10 năm về trước. Còn suốt bao năm qua và cho đến nay, nguồn nước sinh hoạt, kinh doanh của hàng ngàn hộ dân, các cơ quan... trên địa bàn chỉ biết trông chờ từ nguồn nước giếng tự đào, nơi thì lấy nước tự chảy quanh các khe núi, không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Ghi ở xóm nghèo “nhiều không”…

(HBĐT) - Cách trung tâm xã 7 km nhưng bao đời nay, người dân ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn sống trong cảnh leo lét ánh đèn dầu. Không ánh điện, không đường giao thông và “nhiều không” khác nên đời sống của bà con nơi đây còn vô cùng gian khó…

Nghĩa tình tha thiết Trường Sa Đông

(HBĐT) - “Em nhớ Tết Độc lập quê mình, nhớ nhà nhiều lắm. Nhưng em sẽ cố gắng, vững vàng, hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, của người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc...”. Đó là những lời tâm sự đầy quyết tâm của chiến sỹ Nguyễn Tiến Bảo qua điện thoại - người chiến sĩ đảo Trường Sa Đông - đồng hương Hoà Bình duy nhất tôi gặp trong hành trình thăm, tặng quà chúc Tết chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa Tết Bính Thân 2016. Dù qua điện thoại nhưng tôi cảm nhận được sự rắn rỏi, trưởng thành của em. Hình ảnh người chiến sĩ đồng hương lần đầu ra đảo và một Trường Sa Đông gần gũi, thân thương… cứ nhớ đến cồn cào!

Hơn 20 hộ dân xóm Bãi Thoáng mong mỏi nguồn nước sạch

(HBĐT) - Thời gian vừa qua, người dân xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) phản ánh về tình trạng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ con suối Ngạn bị ô nhiễm từ khi nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú đi vào hoạt động. Các hộ dân trong xóm đã nhiều lần làm đơn đề nghị lên xã, công ty và huyện yêu cầu Công ty CP khoáng sản đồng An Phú khoan giếng cho các hộ bị ảnh hưởng nguồn nước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. UBND xã nhiều lần có văn bản đề nghị Công ty khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm cho người dân. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế.

Tiếng kêu cứu từ các bản, làng du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Massage, xông hơi, karaoke, quầy bar, bàn bi-a, các phòng nghỉ riêng tư rộng chừng 10 m2, nhà sàn bê tông, khách sạn xây mới theo phong cách hiện đại... Đó là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các bản, làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta. Nó đã làm cho bức tranh yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa ngày càng trở nên hỗn tạp, méo mó. Khách du lịch sụt giảm, văn hóa truyền thống mai một, tiềm ẩn nguy cơ tai - tệ nạn xã hội là “góc khuất” đang diễn ra tại các bản, làng du lịch cộng đồng hiện nay.

Cần sớm giải quyết vụ khiếu kiện tranh chấp đất tại tổ 5, phường Chăm Mát

(HBĐT) - Trong lá đơn gửi Báo Hòa Bình, vợ chồng ông Bùi Văn Thức và bà Nguyễn Thị Đua, trú tại tổ 5, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) bày tỏ: “18 năm trước (năm 1998), vợ chồng tôi có mua 100m2 đất của ông Lê Văn Chăm, có giấy tờ chuyển nhượng, hàng năm đóng thuế đất đầy đủ - và đã xây nhà để ở. Thế nhưng, không hiểu tại sao em gái ông Chăm lại có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) trên mảnh đất ấy và lấy đó làm cơ sở để đuổi chúng tôi đi, thậm chí còn kiện chúng tôi ra tòa”… phóng viên Báo Hòa Bình đã đã xác minh, tìm hiểu sự việc.

“Nóng” tình trạng tảo hôn ở huyện Mai Châu

(HBĐT) - Không phải Đảng bộ, chính quyền các cấp huyện Mai Châu không vào cuộc. Ngược lại, các biện pháp từ tuyên truyền, vận động đến xử phạt đều đã được áp dụng, tuy nhiên vấn nạn tảo hôn vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí còn bùng phát trong 6 tháng đầu năm nay. Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, số vụ tảo hôn ở huyện Mai Châu đã tăng gấp ba so với cả năm 2015 với trên 100 vụ và chắc chắn vẫn còn khó kiểm soát khi có không ít trường hợp tảo hôn là con của Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Bí thư Chi bộ, đảng viên, giáo viên.

Bao giờ người dân xã Mường Chiềng hết “sợ” nắng…

(HBĐT) - Sau mấy thập kỷ căn bệnh quái ác ập đến, dù được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng những người mắc bệnh “sợ” nắng (bệnh khô da sắc tố) ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vẫn lay lắt sống với “án tử”. Bệnh tật hành hạ nhưng họ khao khát được sống và mong được chữa khỏi bệnh.

Phá lò khai thác than trái phép ở huyện Kim Bôi:
Xóa tận gốc nạn “than tặc”

(HBĐT) - Luồng khói trắng phụt ra từ miệng lò sau tiếng nổ giòn đanh từ những khối bộc phá của những người lính công binh - Bộ CHQS tỉnh làm núi rừng Cuối Hạ rung chuyển. Một khối lượng lớn đất, đá ụp đổ, bịt kín những đường lò sâu hun hút vào lòng đất đã đặt dấu chấm hết cho nạn “than tặc” vốn gây bức xúc cho người dân bấy lâu nay...

Suối Cỏ bảo tồn nghề làm giấy dó

(HBĐT) - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Hợp Hòa (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm tổ sản xuất giấy dó thủ công tại thôn Suối Cỏ. Trong không gian nhỏ hẹp, những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo đang miệt mài sản xuất ra những tờ giấy dó truyền thống.

Huyện Lương Sơn: Bức xúc ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rác thải

(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải thuộc tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp do việc tồn đọng rác thải tại khu xử lý gây ra. Theo ông Nguyễn Hồng Bảo, Bí thư chi bộ tiểu khu 10, nhà dân ở cách xa hàng ki lô mét mà vẫn ngộp thở bởi không khí nặng mùi xú uế, muỗi và ruồi nhặng bay từng đàn. Nguồn nước giếng đào của bà con giờ không ai dám sử dụng trong sinh hoạt.