Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc diễn ra tháng 2-1979 tới nay tròn 40 năm. Cuộc chiến đấu đó đã trở thành một dấu son trong lịch sử giữ nước của dân tộc, và trong ký ức của những cựu chiến binh đã có mặt trên biên giới ngày ấy vẫn vẹn nguyên cảm xúc, hình ảnh về những tháng ngày hào hùng, gian khổ, nỗi niềm tri ân với đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Và đó cũng chính là những dòng ký ức của nhà báo Nguyễn Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc…

Biên cương ngày ấy… (Kỳ 1)

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc diễn ra tháng 2-1979 tới nay tròn 40 năm. Cuộc chiến đấu đó đã trở thành một dấu son trong lịch sử giữ nước của dân tộc, và trong ký ức của những cựu chiến binh đã có mặt trên biên giới ngày ấy vẫn vẹn nguyên cảm xúc, hình ảnh về những tháng ngày hào hùng, gian khổ, nỗi niềm tri ân với đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Và đó cũng chính là những dòng ký ức của nhà báo Nguyễn Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc…

Cuộc sống hồi sinh ở vùng bị lũ bão Đà Bắc

(HBĐT) - Tỉnh lộ 433 đang thi công dang dở nhưng không vì thế mà làm giảm những chuyến hàng mang Tết lên với vùng cao Đà Bắc. Ngay từ đầu tháng chạp, quần áo mới, bánh, mứt, kẹo, nhu yếu phẩm… theo các tiểu thương đã tấp nập ngược lên Đà Bắc. Mưa lũ qua đi, mầm sống hồi sinh; hoa đào, hoa mận bung nở trên rẻo cao để cùng bà con nơi đây đón Tết, vui xuân.

Mùa dổi đưa hương

(HBĐT) - Trong ánh nắng vàng dìu dịu của những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về huyện Lạc Sơn - nơi sở hữu rừng cây dổi có giá trị lớn. Từng hàng dổi thẳng tắp, cao vút, trước đây được người dân trồng làm hàng rào tựa như những chiếc ô khổng lồ, tỏa bóng mát. Hàng nối hàng, cây nối cây, tạo không gian đặc sắc cho vùng đất Mường Vang.

Người lòng hồ và câu chuyện mưu sinh

(HBĐT) - Ở bản Sạn, xã Phúc Sạn (Mai Châu) có câu chuyện người nhanh dắt người chậm, người sáng chỉ giúp người chưa thông, người có của lo cho người nghèo hơn để cùng no cái bụng, ấm cái thân. Ấy là chuyện nuôi bò "rẽ". Người có bò cho người khác nuôi hộ gọi là nuôi "rẽ", mỗi năm đẻ ra hai con bê thì chia nhau mỗi người một con. Người nhận nuôi "rẽ" khi đã có vài "cặp" lại cho những hộ khác nuôi, cứ thế cặp bò bê lan tỏa ra khắp bản Sạn. Không những thế còn sinh sôi ở những bản khác nữa.

Nhìn lại Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn

Bài 2 - Lồng ghép các nguồn lực, tập trung phát triển sản xuất 
(HBĐT) - Đánh giá 5 năm thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, giảm bớt khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư hạ tầng mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, hạ tầng thiếu thốn, trong khi đó các thôn, bản thường xuyên bị thiên tai, mưa lũ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Các ngành chức năng đang tham mưu UBND tỉnh rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách lồng ghép các nguồn lực đầu tư hạ tầng, chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện tình trạng khó khăn của các thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh.

Nhìn lại đề án Đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn
Bài 1 - Ghi nhận 2 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đến nay đã có 2/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhất tỉnh là thôn Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu và thôn Đậu Khụ, xã Thống Nhất, TP Hòa Bình đã ra khỏi diện ĐBKK.

Xung quanh dự án công viên nghĩa trang Lạc Hồng tại xóm Khăm, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi: Gắn hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích người dân

(HBĐT) - Vừa qua, trên một số trang báo mạng và thông tin của nhân dân về việc thực hiện dự án Công viên nghĩa trang Lạc Hồng do Công ty CP Long Dương triển khai tại xóm Khăm, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi đã nhận được sự quan tâm của dự luận. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã về tìm hiểu, lắng nghe thông tin phản hồi từ cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương...

Người “tiếp lửa” cho gốm Bát Tràng

"Cục đất để nguyên thì chỉ là cục đất, nhưng nếu qua bàn tay tài hoa, khéo léo có thể trở thành sản phẩm giá trị. Và, để tạo dựng được thương hiệu gốm Bát Tràng với thế giới là cả một hành trình đầy nỗ lực và không ngừng vượt khó của người làng nghề” - nghệ nhân gốm sứ Hà Thị Vinh trải lòng...

Chiều thu tại nghĩa trang lớn nhất cả nước

(HBĐT) - Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975, hoàn thành ngày 10/4/1977 với tổng diện tích 140.000 m2. Đây là nơi quy tụ của hơn 10 nghìn phần mộ các liệt sỹ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chuyện về những nhà giáo lên vùng cao dạy chữ

(HBĐT) - Ở một ngôi trường tại bản làng nghèo khó, trong hành trình lên vùng cao dạy học, ngoài những trang giáo án, các thầy, cô giáo luôn có một vật bất ly thân, đó là những dây xích để cuốn lốp xe. Câu chuyện vượt khó của những nhà giáo hết lòng vì sự học vùng cao là "nốt nhạc” trầm lắng của sự nghiệp GD&ĐT.

Người mẹ Việt của sinh viên Lào

Một sáng chủ nhật cuối tháng 9-2018, khi trận đấu bóng đá giữa hai đội sinh viên Lào ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuẩn bị bắt đầu, các cầu thủ đã vào sân khởi động. Trong lúc nhiều người vẫn hướng ra ngoài sân như đang tìm kiếm điều gì, bỗng tiếng vỗ tay vang lên cùng nhiều tiếng reo mừng rỡ: "Mẹ Hương đến rồi”, "Con chào mẹ” cùng những cái ôm thật chặt... Người được gọi là "mẹ Hương" chính là Thạc sĩ Đỗ Mai Hương, Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình(Kỳ III)

Bài 3 - Lời giải nào cho việc xử lý dứt điểm tình trạng chậm di dời các bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp quy hoạch? 

(HBĐT) - Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 1/8/2018, cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố đã và đang tìm "lời giải” cho bài toán này.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình (Kỳ II)

Bài 2 - Tiếng nói từ phía doanh nghiệp

(HBĐT) - "Chúng tôi sẵn sàng thực hiện phương án di dời bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND của UBND tỉnh, nhưng tỉnh cũng phải có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc di chuyển. Nếu không sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản”, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi không phù hợp quy hoạch phải di dời về các vị trí phù hợp - ông Phạm Xuân Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hà có địa chỉ tại tổ 8, phường Thịnh Lang chia sẻ.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình(Kỳ I)

(HBĐT) - Quyết định số 2488/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được ban hành cách đây gần 1 năm. Ngày 1/8/2018, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện việc thu hồi hợp đồng thuê đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) tại 2 bãi tập kết ở khu vực phường Thịnh Lang và Đồng Tiến; đóng cửa 2 bãi tập kết VLXD nói trên trước ngày 15/8/2018. Tuy vậy, cho đến thời điểm này, việc đóng cửa các bãi VLXD, thu hồi hợp đồng thuê đất, di chuyển các bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) không phù hợp quy hoạch của các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Vậy, đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

Giữa non ngàn Tây Yên Tử

Tây Yên Tử với các cánh rừng nguyên sinh, suối thác hoang sơ kéo dài qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Vùng Tây Yên Tử được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh sắc hữu tình, lôi cuốn.

Hòa mình trong không gian rừng thông bản Áng

(HBĐT) - Không thể phủ nhận Mộc Châu là vùng cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía Bắc, nơi có khí hậu ôn đới gió mùa và các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Một trong số đó phải kể đến rừng thông Bán Áng – điểm du lịch Mộc Châu không thể bỏ qua nếu du khách đã đặt chân lên vùng cao nguyên này.

Về thăm đất lửa Quảng Trị

(HBĐT) - Vào một ngày trung tuần tháng 8, chúng tôi có dịp về thăm Thành cổ Quảng Trị, một "địa chỉ đỏ” ở đất lửa linh thiêng. Nơi đây không chỉ lưu giữ những kỷ vật, ký ức về 81 ngày đêm khốc liệt mà còn biểu tượng về sự hy sinh anh dũng quật cường của thế hệ cha anh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chuyện “lính trời” bay biển

Tuy không cùng "chiến tuyến” canh biển đảo, nhưng những chuyến bay tuần dương, quan sát, huấn luyện, diễn tập, cứu hộ cứu nạn trên biển, đảo của những phi công Quân chủng Phòng không Không quân đã góp phần quan trọng cùng với cán bộ chiến sĩ Hải quân Trường Sa, DK1 bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc trong mọi tình huống.

“Góp lửa” gìn giữ trò chơi dân gian

"Đi tìm vé về tuổi thơ là giấc mơ có thật nếu bạn đến và trải nghiệm những trò chơi tại Phố đi bộ Trịnh Công Sơn ở Ngày hội Olympic trò chơi dân gian 2018…”. Dòng chia sẻ ấy tại địa chỉ "Sân Đình - Bảo tồn văn hóa dân gian Việt” trên mạng xã hội Facebook đã đưa tôi tìm tới những người trẻ đầy hoài bão, đang theo đuổi một dự án gìn giữ những trò chơi dân gian.

Đến thăm vùng đất của những thợ săn voi

(HBĐT) -"Chú voi con ở bản Đôn/Chưa có ngà nên còn trẻ con…” là những câu ca quen thuộc trong ca khúc "Chú voi con ở Bản Đôn” do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác mà bất kỳ ai thuở nhỏ cũng đã từng được nghe và cất tiếng hát. Bản Đôn trong bài hát chính là Buôn Đôn hiện nay thuộc Buôn Trí A, xã Krông An, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, được mệnh danh là vùng đất huyền thoại của những thợ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Và chúng tôi, trong chuyến hành trình đã có buổi dừng chân, thăm thú và nghe những câu chuyện gắn với lịch sử nơi đây.

Hiểm họa bóng cười xâm nhập vào tỉnh

(HBĐT) - Bùm… bùm… bùm… trong tiếng nhạc chát chúa, một nhóm thanh niên gồm 2 gái, 1 trai ngồi ghế nhựa thi nhau thổi - hít và hít - thổi những quả bóng cười. Bất ngờ một cô cười sằng sặc, mắt lờ đờ rồi ngã bịch xuống vỉa hè. Loạng choạng mãi và có sự trợ giúp của người bạn trai, cô gái mới ngồi dậy được… Đây là những gì chúng tôi được chứng kiến vào buổi tối muộn đầu tháng 9/2018 tại một quán bán nước và bóng cười trên vỉa hè đầu đường đê Đà Giang thuộc phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). Những hiện tượng như thế này cũng dễ thấy tại các điểm bán bóng cười khác trên đê Đà Giang, khu vực Quảng trường Hòa Bình… từ tháng 5/2018 trở lại đây.

Cầu Rồng - niềm tự hào của người dân Đà Thành

(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, chúng tôi ghé thăm Đà Nẵng, thưởng thức cảnh đêm trên sông Hàn thơ mộng và khám phá vẻ đẹp của cây cầu Rồng nổi tiếng đang ngự giữa dòng. Đêm ở sông Hàn thong dong trên cầu ngắm rồng phun lửa, phun nước thật tuyệt vời.

Về miền biên viễn Bờ Y

(HBĐT) - Trong chuyến công tác ở Tây Nguyên, chúng tôi có dịp lên thăm mảnh đất vùng biên giới xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Không chỉ biết đến là ngã bã Đông Dương, nơi một tiếng gà gáy 3 nước Việt Nam, Lào, Cam pu chia cùng nghe mà mảnh đất này còn là nơi an cư, lạc nghiệp của nhiều đồng bào Mường trong cuộc "thiên di” của gần 30 năm về trước.

Gềnh Đá Đĩa “tổ ong khổng lồ” ở xứ hoa vàng, cỏ xanh…

(HBĐT) - Không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thơ mộng trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Phú Yên còn được mẹ thiên nhiên ban tặng ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh độc lạ bậc nhất trên dải đất hình chữ S. Ghềnh này được nhiều người ví von như một tổ ong khổng lồ ven đại dương xanh biếc, quanh năm được sóng biển vỗ bề…