Bài 2 - Trách nhiệm nêu gương - "chìa khóa vàng” hướng tới chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên 

(HBĐT) - Việc thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở Đảng bộ các huyện, thành phố đến nay đã được cụ thể hóa thành việc làm thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân. Đặc biệt, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong thực thi công vụ và phục vụ Nhân dân được thể hiện rõ nét. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng rãi đến đội ngũ CB, ĐV ở các chi, đảng bộ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(HBĐT) - Thực tế những năm gần đây cho thấy, hiện tượng một số cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật... có dấu hiệu ngày càng tăng. Nhiều trường hợp CB, ĐV giữ chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong Đảng, hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương đã suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật; làm suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng, hệ thống chính trị; làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng. Trên địa bàn tỉnh ta, trong 8 tháng đầu năm nay, cấp ủy và UBKT các cấp đã phải thi hành kỷ luật 74 đảng viên; BCH Đảng bộ tỉnh đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 1 đảng viên bằng hình thức khai trừ. Trước thực tế này, vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) được xác định là một trong những giải pháp đột phá, kỳ vọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bài 1 - Lan tỏa rộng khắp

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 2 - Bài học quý về công tác dân vận

 
(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, không nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, tỷ lệ đô thị hóa thấp, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển. Thế nhưng giờ đây, huyện Lạc Sơn đã trở thành điểm sáng của tỉnh với những bứt phá thành công trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư...

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 1 - Khi cán bộ trọng dân, gần dân

(HBĐT) - Lắng nghe ý kiến Nhân dân trên tinh thần cầu thị, tiếp thu; đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân... Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, huyện Lạc Sơn đã đã từng bước xây dựng phong cách lãnh đạo"gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến Nhân dân, kịp thời giải quyết những bức xúc từ cơ sở” của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở... 

Trở lại khu tái định cư suối Nhạp

(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.

Km số 0 - đường Hồ Chí Minh trên biển: Nơi gặp lại những ký ức hào hùng

(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm "Bến tàu không số” - Bến K 15 hay còn gọi là Bến Nghiêng dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại những ký ức hào hùng, câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: Đường Hồ Chí Minh trên biển....

Ý Đảng + lòng dân = Sự bền chắc trên lộ trình  giúp người nghèo an cư: Bài 2 - Khi cả hệ thống chính trị và cộng đồng chung tay vì người nghèo

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tháng 11/2016, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”. Ý nghĩa thiết thực và sự lan tỏa của phong trào đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội chung tay, góp sức vì người nghèo.

Ý Đảng + lòng dân = Sự bền chắc trên lộ trình giúp người nghèo an cư: Bài 1 - Bền bỉ lộ trình giúp người dân an cư

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mường, Tày, Dao, Mông… cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Để có sự đồng tốc trong phát triển KT-XH, từ nhiều thập kỷ qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và vùng thuận lợi trên địa bàn.

Nghiên cứu văn hóa Hòa Bình từ khi tái lập tỉnh đến nay
Văn hóa Hòa Bình những năm đầu tái lập tỉnh

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia tách để tái lập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Toàn bộ di vật bảo tàng và hồ sơ di tích của tỉnh nào được bàn giao về tỉnh đó. Tỉnh Hòa Bình lúc đó được bàn giao hơn 3.000 hiện vật bảo tàng và 1 bộ hồ sơ di tích khảo cổ, nhưng không phải là di tích khảo cổ của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB).

Sống mãi ký ức những tháng ngày chiến đấu giúp nước bạn Lào

(HBĐT) - Từng nắm lá thuốc chữa sốt rét, quả trứng gà cho đến bát cháo nấu vội được các bà mẹ Lào băng rừng, lội suối mang đến tận lều lán của bộ đội Việt Nam đóng quân giữa rừng. Rồi điệu múa lăm vông suốt đêm mừng chiến thắng… Những tình cảm, ký ức đẹp đó theo thời gian vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người lính Việt Nam về những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Lào. Với tinh thần "giúp bạn chính là giúp mình”, hơn 3.000 thanh niên tỉnh Hòa Bình đã lên đường tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào hoặc làm cố vấn quân sự, chuyên gia về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên nước bạn.

Cầu thị lắng nghe, tạo sức bật cải thiện môi trường đầu tư: Bài 3 - Xây dựng niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp

(HBĐT) - Với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, từ đầu năm đến nay, đặc biệt sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố kết quả thực hiện Bộ Chỉ số PCI năm 2021, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT).

Cầu thị lắng nghe, tạo sức bật cải thiện môi trường đầu tư: Bài 2 - Nghiêm túc nhận diện hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - "Có thể nói, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, cán bộ, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) rất quyết tâm phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút, tạo điều kiện cho các DN, nhà đầu tư (NĐT) vào sản xuất - kinh doanh tại tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2021, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh chưa đạt như mong muốn, điều này phản ánh những điều kiện cũng như nỗ lực của tỉnh chưa đủ để cải thiện. Chính vì vậy cần phải có quyết tâm cao độ hơn nữa của các cấp, các ngành". Đó là nhìn nhận của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi đánh giá về dư địa để tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
 

Cầu thị lắng nghe, tạo sức bật cải thiện môi trường đầu tư: Bài 1 - Dư địa cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Tuy có 2 chỉ số cải thiện về điểm số là Tính năng động và tiên phong của chính quyền cấp tỉnh; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhưng thứ hạng tương ứng đều giảm bậc so với năm 2020. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng ở cuối bảng xếp hạng và 7 chỉ số thành phần khác đều giảm điểm và giảm thứ hạng. Đây là kết quả đáng buồn và gây sốc đối với tỉnh. Do vậy, việc thẳng thắn đối diện để nhận diện yếu kém; không lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm mà cầu thị lắng nghe; cùng đồng thuận tìm giải pháp căn cơ nhằm tạo sức bật mới cho cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã và đang được cả hệ thống chính trị dốc sức thực hiện.

Mai Châu - nơi sáng mãi mối tình Việt - Lào

(HBĐT) - Mỗi khi có dịp là 2 cô con gái người Lào được gia đình ông Lường Song Toàn ở Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) nhận nuôi trong những năm tháng đói ăn, thiếu mặc lại trở về vùng đất Mai Châu thăm những người thân như một phần máu thịt của cuộc đời...

Ngời sáng “Nụ cười chiến sỹ Quản lý hành chính”

(HBĐT) - Mặc những giọt mồ hôi ướt thẫm lưng áo, cả "núi” việc phải khẩn trương giải quyết, trên môi Trung tá Hà Thu Hiền, Trung tá Bùi Thị Như Quỳnh, Trung tá Vũ Thị Hồng Hà hay những cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trẻ như Trung úy Lê Tuấn Anh, Trung uý Nguyễn Thị Kiều Hoa, Đại úy Trịnh Thị Thu Hà... vẫn luôn giữ nụ cười thân thiện, niềm nở khi tiếp xúc và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.

“Duyên” với báo điện tử

(HBĐT) - Chính thức vào nghề báo tháng 3/2006 với tôi là cái duyên trong đời. Bởi đầu tiên, tôi không học trường báo chí, mà là cử nhân ngoại ngữ. Chính vì vậy, những ngày đầu, tôi khá bỡ ngỡ với nhiệm vụ phóng viên và được phân công về phòng Tuyên truyền Kinh tế. Được sự giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp và bản thân ý thức phải tự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, tôi dần quen với việc đi cơ sở, viết tin, bài.

Sức sống mới trên mảnh đất Phú Nghĩa anh hùng

(HBĐT) - Thăm quê hương Phú Nghĩa (Lạc Thủy) trong những ngày Tháng Tám lịch sử. Mỗi ngõ phố, khu dân cư rực rỡ hơn với sắc màu của cờ và băng rôn, khẩu hiệu.

Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13

"Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...” - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.

Đưa nhãn Sơn Thủy vươn xa

(HBĐT) - Những ngày tháng 8, có mặt tại vùng trồng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) dễ dàng bắt gặp những nụ cười trên khuôn mặt người nông dân đang khẩn trương thu hái nhãn cho kịp chuyến hàng. Không khí nhộn nhịp, vui vẻ lan tỏa khắp xóm, thôn. Những nông dân thoăn thoắt bẻ nhãn như quên cả mệt nhọc, bởi năm nay nhãn được mùa, được giá. Đặc biệt, vượt qua những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm (ATTP), 1 tấn nhãn Sơn Thủy tươi lần đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường EU.

Chuyến đi đặc biệt đến với “Trường Sa trên biển Bắc”

(HBĐT) - Tính cho đến giờ tôi vẫn được xem là người may mắn khi là phóng viên "dân sự” đầu tiên và duy nhất của Báo Hòa Bình được đi thăm và tác nghiệp trên tuyến đảo tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc. Tôi vẫn gọi đó là một chuyến đi đặc biệt...

Chuyện phóng viên tác nghiệp trong tâm dịch

(HBĐT) - Giữa năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh ta, dịch đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Là những người "chép sử của thời đại”, hàng chục phóng viên trên địa bàn tỉnh lao vào những điểm nóng, dấn thân tác nghiệp giữa lằn ranh của sự sống và cái chết.

Những kỷ niệm với nghề báo

(HBĐT) - Không gì nhanh bằng thời gian, mới đó cũng đã gần 6 năm tôi gắn bó với nghề báo và làm việc tại một cơ quan báo Đảng tỉnh. Khoảng thời gian tuy chưa dài nhưng cũng cho tôi nhiều trải nghiệm trong nghề với những kỷ niệm khó quên, là động lực để tôi cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày, từ trau dồi thêm kiến thức đến bản lĩnh người làm báo cần rèn giũa. Để mỗi khi nhớ lại những ngày đầu làm báo, tôi lại thấy thêm yêu nghề hơn, bởi nhiệt huyết tuổi trẻ và lòng yêu nghề giúp tôi ngày một trưởng thành.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 3 - Chi bộ "lớn” phải là chi bộ mạnh

(HBĐT) -  Chi bộ đông đảng viên (ĐV) có nhiều thuận lợi trong việc triển khai công việc, phát động các phong trào thi đua để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng tại đơn vị, khu dân cư. Tuy nhiên, với những khó khăn phát sinh và mô hình hoạt động tự phát mỗi nơi một kiểu như hiện nay đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng cấp ủy nói chung, đặc biệt là cấp ủy những chi bộ đông ĐV nói riêng cũng như vấn đề chế độ, chính sách cho đội ngũ cấp ủy, tổ trưởng tổ Đảng (TTTĐ) rất cần được quan tâm thỏa đáng. Tất cả để hướng đến mục tiêu chi bộ lớn phải là chi bộ mạnh, là những cánh chim đầu đàn trong công tác xây dựng Đảng.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 2 - Nhiều khó khăn phát sinh đối với chi bộ đông đảng viên

(HBĐT) - Hoà Bình là tỉnh miền núi, dân cư sống thưa thớt, sau sáp nhập xóm, tổ dân phố, nhiều xóm, khu dân cư mới có diện tích rộng, đảng viên (ĐV) đông lại sống rải rác gây không ít khó khăn trong công tác quản lý ĐV. Ngoài ra, vì ĐV quá đông, cơ sở vật chất các nhà văn hóa khu dân cư chật hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vấn đề xếp loại chất lượng sinh hoạt và đánh giá, xếp loại chi bộ hàng năm ở những chi bộ đông ĐV cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 1 - Chi bộ đông đảng viên - mỗi chi bộ một mô hình vận hành

(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố và sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, số chi bộ đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận giảm khá nhiều. Tuy nhiên, số lượng đảng viên (ĐV) tại các chi bộ mới sáp nhập, kiện toàn lại tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3, hình thành các chi bộ có số ĐV rất đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tính đến ngày 15/7/2022, toàn tỉnh có 3.181 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận. Trong đó, 138 chi bộ có từ 50 - 100 ĐV (136 chi bộ khu dân cư, 2 chi bộ ở đơn vị sự nghiệp). Đặc biệt, có 3 chi bộ khu dân cư có trên 100 ĐV. Công tác vận hành, tổ chức sinh hoạt chi bộ, triển khai công việc ở các chi bộ có số ĐV đông đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.