(HBĐT) - Nếu như Nam Định là quê hương của Đức Thánh Trần, Hà Nam là kho quân lương lớn nhất của nhà Trần thì Vạn Kiếp, Kiếp Bạc chính là nơi Người đã cống hiến cả cuộc đời và làm nên sự nghiệp lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đây cũng là nơi Đức Thánh Trần hiển Thánh mất đi. Vậy nên trong tiềm thức dân gian Kiếp Bạc chính là thánh địa thờ Đức Thánh Trần. Cách Kiếp Bạc không xa là di tính Côn Sơn - nơi ẩn dật tu tâm, dưỡng tính của các bậc danh nhân tiêu biểu cho tâm hồn, khí khách tinh hoa văn hóa Việt ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên "Côn Sơn - Kiếp Bạc” - Khu di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Hải Dương.
(HBĐT) - Dù UBND 2 tỉnh Sơn La, Yên Bái đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp đến khu vực suối Rằm thuộc xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để tuyên truyền, vận động người dân trở về nơi ở cũ. Tuy nhiên, các hộ dân đều không nhất trí trở về địa phương và còn có ý định lôi kéo nhiều người trong dòng tộc ở các tỉnh đến cư trú lâu dài, lập làng mới...
Cái tên thành phố Hoa Hồng xuất hiện trong thi ca và âm nhạc viết về Đồng Hới nhưng theo năm tháng nó như rơi dần vào... cổ tích. Nhưng hôm nay, hoa hồng đã thực sự hồi sinh.
Những ngày này, các cựu binh Trường Sa tại miền Trung lại tất bật đến nhà đồng đội - những chiến sĩ đã ngã xuống trên đảo Gạc Ma bởi nòng súng của quân Trung Quốc ngày 14-3-1988. Có người đến tận nhà đồng đội thắp nén hương. Có nơi làm lễ giỗ vọng cho 64 đồng đội như một lời tri ân những người nằm lại Gạc Ma.
Mỗi chuyến đi biên giới là một lần để lại ấn tượng sâu sắc. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến hành trình giúp dân lập bản, gieo chữ của các cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng, các giáo viên cắm bản. Dù hành trình đến với vùng đất ấy còn nhiều khó khăn nhưng không có gì là không thể.
Tháng 3, đường tuần tra biên giới phủ vàng những vạt hoa cải. Tham gia tuần tra biên giới cùng bộ đội biên phòng, Lù Thị Yên và Sùng Thị Thu bước thoăn thoắt giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Trước mắt Yên và Thu là những cột mốc từ 197 đến 199 ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển.
(HBĐT) - Từ hàng trăm năm qua, cánh rừng dưới chân đèo Đá Trắng (xã Phú Cường, Tân Lạc) vẫn là rừng nguyên sinh. Dù nghèo đói thế nào cũng không ai dám vào rừng đốn củi, lấy măng. Dù rằng ngay phía dưới là quốc lộ 6 chạy qua...
Vượt lên mọi khó khăn gian khổ chồng chất sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc tháng 2-1979, 40 năm qua, quân và dân tỉnh Lào Cai đã nỗ lực xây dựng TP Lào Cai trở thành đô thị hiện đại, văn minh, là cửa ngõ giao thương quốc tế ở vùng biên giới phía bắt đất nước.
(HBĐT) - Giữa Thủ đô hoa lệ, náo nhiệt, làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét cổ kính, thanh lịch với cổng làng, giếng nước, cây đa, sân đình, mái chùa mang đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Phố Lụa yên ả, nuột nà mà rực rỡ sắc màu của gấm, của lụa, làm say lòng du khách. Chẳng vậy mà, những ngày đầu xuân, rời xa ồn ào phố thị, không ít người đã về làng cổ Vạn Phúc như tìm về chốn quê nuôi dưỡng giá trị văn hóa đặc trưng của người Việt. Sự kết hợp giữa gìn giữ làng nghề truyền thống và làm du lịch đã khiến nơi đây có sức hút riêng với du khách trong, ngoài nước.
Mỗi độ Xuân về, trong muôn vàn loài hoa tỏa sắc khoe hương chợ Tết, tôi không thôi nhớ những dáng đào bích, đào phai của vùng đất Bảo Thắng (Lào Cai) cứ bình dị, hồn nhiên khoe hoa thắm, lá tươi giữa phố phường đông vui, như cô gái quê đang thì xuân sắc.
(HBĐT) -Một ngày cuối năm 2018, chúng tôi có dịp trở lại vùng cao huyện Lạc Sơn thăm các cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ giữ bình yên trên những cánh rừng đại ngàn. Khoác trên mình màu áo xanh của lực lượng kiểm lâm là niềm tự hào đối với 22 cán bộ làm nhiệm vụ giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Cùng với niềm tự hào đó là trách nhiệm không nhỏ đặt lên vai họ, những con người ăn ngủ với "vàng trên đất”.
Có khát vọng thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, đó là Hòa Bình. Khát vọng ấy càng cháy bỏng nơi biên cương, trong trái tim biết bao thế hệ đánh đổi xương máu để giành, giữ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc.
Đối với một thế hệ đã đi qua cuộc chiến đấu nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc, đó là những ngày tháng không thể nào quên trong tâm khảm và trái tim của họ. Những ngày tháng ấy, họ đi theo tiếng gọi của non sông đất nước để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, sẵn sàng hy sinh cho khát vọng im tiếng súng, cho một biên cương hòa bình.
40 năm đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới nhưng nỗi đau Vị Xuyên vẫn còn đó. Nhiều người vẫn tự hỏi tại sao từ chỗ chỉ được xác định là hướng phụ, hướng thứ yếu trong kế hoạch của quân Trung Quốc khi phát động cuộc chiến tranh, Vị Xuyên lại trở thành một mặt trận nóng bỏng và ác liệt kéo dài dai dẳng nhiều năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc trên danh nghĩa?
(HBĐT) - Họ là những nhân chứng lịch sử trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt cho thấy cuôc chiến đấu anh dũng và chính nghĩa và quân và dân ta bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sẽ mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử giữ nước như một dấu mốc không thể phai mờ