Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện, từng bước tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có không ít tồn tại, hạn chế như: còn các cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo dịch vụ và thuốc không đúng trên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó cung cấp dịch vụ y tế không đảm bảo an toàn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, gây dư luận không tốt trong xã hội.
"Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi/ Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục/ Đất nước giống như con thuyền xuyên gió mạnh/ Những mối tình trong gió bão tìm nhau…” Thời gian qua, những câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ được sử dụng nhiều trên mạng xã hội nhằm thay lời muốn nói, gửi tình yêu thương đến người dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3. Những câu thơ truyền cảm xúc cho hàng triệu người Việt Nam cùng "máu đỏ, da vàng”, sống đoàn kết trên dải đất hình chữ S.
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tròn 70 năm trước, nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh, câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) đã trở thành lời hịch thiêng liêng của non sông, lặng đọng trong tâm hồn, soi sáng trái tim mỗi người con đất Việt niềm tự hào về nguồn cội, nghĩa đồng bào, nhân lên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vững bước tiến lên bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chung sức đồng lòng xây dựng đất nước hùng cường...
"Khi còn là cán bộ Đoàn xã phụ trách công tác thiếu niên, nhi đồng, mỗi khi hướng dẫn, dạy các em bài hát "Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sỹ Phong Nhã, tôi chỉ ước có dịp được gặp Bác Hồ. Tưởng chừng điều đó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ấy vậy, vào chiều 19/9/1964, điều ước đó đã trở thành sự thật...”, bà Bùi Thị Lưu (79 tuổi) ở xóm Dạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) vẫn nhớ như in khoảnh khắc diệu kỳ và xúc động đó dù thời gian đã qua 60 năm...
Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, quanh năm mây mù che phủ, 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) nay đã có nhiều đổi thay, trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách. Vậy nhưng mảnh đất cao nguyên đá xinh đẹp này từng là "vùng đất chết”, nỗi ám ảnh bởi ma tuý, thuốc phiện, những cuộc chiến sống còn với tên trùm ma tuý khét tiếng.
Vụ sạt lở đất tại xóm Má Mư, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) rạng sáng 12/9 đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 vợ chồng anh Dương Văn Nguyên, chị Nguyễn Thị Hà ở xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) thiệt mạng và con út Dương Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 2018) bị thương. Hai vợ chồng mất đi để lại 3 con nhỏ ở cùng bà ngoại là nỗi xót thương vô hạn cho người thân và gia đình.
Những ngày này, với tinh thần "nhường cơm sẻ áo” cùng chia sẻ, hướng về đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tỉnh Hòa Bình đã chung sức, đồng lòng góp phần giúp người dân vùng lũ sớm vượt qua mất mát, đau thương, ổn định đời sống.
Tiếng nổ chát chúa trong đêm do sạt lở đất gây ra đã khiến 4 người trong một gia đình tại xóm Chầm, xã Tân Minh (Đà Bắc) tử vong. Từ đêm 7/9, nỗi đau đớn, xót xa, bàng hoàng xen lẫn sự lo lắng bao trùm bản nhỏ này.
Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Tự hào và tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, lực lượng thanh niên trong tỉnh đã và đang khẳng định vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Với tôi, ấn tượng về Bí thư Đảng ủy xã Cao Sơn (Lương Sơn) Bùi Văn Điệp không chỉ là một cán bộ tận tụy với công việc, đảng viên mẫu mực. Mà ấn tượng đậm nét nhất ở anh là một cán bộ dân cử gần gũi, biết lắng nghe dân, giải quyết những kiến nghị của nhân dân bằng việc làm, hành động thực tế...
Vùng đất Hang Kia (Mai Châu) từng là thủ phủ của cây anh túc. Xưa kia, cứ vào khoảng tháng 7, tháng 8, trên những sườn đồi trải dài ngút tầm mắt là màu tím hoang hoải của loài cây "ma dược” chết người. Còn nay, cũng những triền đồi ấy là cây ngô mướt xanh mênh mang trên những triền đá...
Là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) không chỉ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Xác định xây dựng, phát triển văn hóa là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để tập trung chỉ đạo. Những năm qua, công tác quản lý đối với di tích VHHB được tỉnh ngày càng quan tâm. Đặc biệt, Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền VHHB giai đoạn 2023 - 2030 đang được triển khai đã xác định nền VHHB là một di sản quý giá của đất nước và nhân loại, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.
Với giá trị độc đáo, đại diện cho nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) nổi tiếng thế giới, tháng 7 vừa qua, di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Hòa Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa có một không hai nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).
Trong không khí của những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu Mường Khói, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình.