"Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì” - đó đã là câu chuyện của ngày xa xưa. Kim Bôi hôm nay có thể vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, nhưng ôm trong lòng "lộc của trời”, ôm cả những bình yên của một vùng đất du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có những chiến lược cụ thể hướng đến mục tiêu đưa Mường Động "cất cánh”.

Toả ngát "những bông hoa" lao động giỏi, lao động sáng tạo

Khắp công xưởng, nhà máy tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sôi nổi không khí thi đua lao động sản xuất những ngày cuối năm. Nhiều sáng kiến hữu ích được ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN). Phong trào thi đua (PTTĐ) "Lao động giỏi - lao động sáng tạo” đã lan tỏa rộng rãi trong công nhân lao động (CNLĐ). Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, đóng góp tích cực cho DN.

Chuyện về “người nhái” sông Đà

Sông Đà được khắc họa đậm nét trong tùy bút "Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Dòng sông lúc hiền hòa, dịu êm, lúc gắt gỏng thác lũ, lạnh lùng với những vách núi đá sừng sững. Ấy vậy mà có những con người bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng chinh phục dòng nước, đó là những "người nhái” sông Đà, những người "lính” thủy điện can trường.

Những “cây đại thụ” trong đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở

Không chỉ tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà những già làng, trưởng bản, người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng dân cư vốn được coi là những "cây đại thụ” còn tích cực tham gia đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ngay từ cơ sở.

Nhịp sống mới ở khu tái định cư Tuổng Đồi

Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành hệ thống hạ tầng điện, đường, trường học... để bàn giao mặt bằng cho các hộ dân chuyển về sinh sống. Từ đây, nhịp sống mới bắt đầu tại khu TĐC này...

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 3 - Hạt giống tốt phải được gieo trên đất tốt

Người tài vốn như hạt giống tốt, hạt giống tốt gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, nếu gieo trên đất đá sỏi, khô cằn thì sẽ khó phát triển được. Môi trường làm việc chính là "mảnh đất” để người tài "dụng võ”. Tuyển dụng được cán bộ chất lượng cao rồi thì yêu cầu tiên quyết đặt ra là làm sao để người cán bộ đó phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường tốt nhất.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 2 - Ngành Y tế “khát” nhân lực chất lượng cao

Tỉnh Hòa Bình có gần 90 vạn dân, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,47 bác sỹ. Tuy nhiên, tỉnh chưa có bác sỹ nội trú (BSNT) nào - thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao chất lượng khám, điều trị cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Trước đòi hỏi bức thiết đó, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã mạnh dạn thực hiện hỗ trợ ban đầu 150 triệu đồng cho BSNT về công tác tại bệnh viện. Chính sách ưu đãi đặc biệt này đã giúp BVĐK tỉnh và cũng là ngành Y tế tỉnh tuyển dụng được BSNT đầu tiên về công tác. Khát nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nóng đối với ngành Y tế tỉnh nhà mà nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, sử dụng phù hợp.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 1 - Nhiều khó khăn trong thu hút nhân tài về tỉnh

Ngày 14/11/1945, hơn 2 tháng sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong bài viết "Nhân tài và kiến quốc” đăng trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài”. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều. Tiếp đó, ngày 20/11/1946, trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố văn bản "Tìm người tài đức”. Muốn "trọng dụng những kẻ hiền năng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương phải lập tức điều tra "người tài đức”, làm được những việc ích nước lợi dân. Hạn trong 1 tháng "phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm


Bài 3 - Lời giải nào cho chính quyền và nhà đầu tư? 
Những vướng mắc liên quan đến dự án "xây dựng các công trình văn hóa tâm linh” tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không được giải quyết triệt để sẽ trở thành vấn đề phức tạp, điểm "nóng” về khiếu kiện kéo dài. Vậy đâu là lời giải "bài toán” này cho chính quyền và nhà đầu tư?

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

Dù nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề tồn tại của dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh chùa Phật Quang (gọi tắt là dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh) tại tổ 8, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, nhưng nhiều năm qua, kiến nghị của hàng chục hộ dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều hộ nằm trong khu vực quy hoạch của dự án bị ảnh hưởng; không được thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhà cửa hư hỏng, xuống cấp không được sửa chữa, cải tạo. Điều này gây bức xúc cho người dân... 

Bài 1 - Dự án "treo” nhiều năm, người dân kiến nghị khẩn cấp

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Ấm áp bữa cơm gia đình phạm nhân

(HBĐT) - Một ngày cuối tháng 9, không khí tại Trại tạm giam Công an tỉnh nhộn nhịp, ấm áp bởi nơi đây diễn ra một buổi lễ đặc biệt. Đó là hội nghị gia đình phạm nhân - cuộc hội ngộ của các phạm nhân với những người thân của họ.