Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào của thành phố Hoà Bình cùng nhau ôn lại kỉ niệm những năm tháng tham gia giúp bạn

(HBĐT) - Theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, hàng vạn người con đất Việt đã vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ sang nước bạn Lào để làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trên khắp nước bạn Lào đều có dấu chân, những giọt mồ hôi, những giọt máu của chiến sỹ hai nước hoà quyện vào nhau để đổi lấy độc lập tự do cho cả hai dân tộc. Ân nghĩa sâu nặng “hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” đã được đắp xây và gìn giữ bằng mồ hôi và xương máu theo suốt chiều dài lịch sử từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến thời kỳ xây dựng đất nước hôm nay.

Thanh niên xung phong – sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

Ký sự xuyên Việt: Bài cuối - Đường về Đồng Lộc 

 

(HBĐT) - “Đất đá bị cày đi, xới lại chi chít những hố bom nhưng Ngã ba Đồng Lộc vẫn căng tràn sức sống. Một sức sống mà dù mưa bom bão đạn tàn khốc vẫn không cắt đứt được mạch máu giao thông, mạch sống của tuổi thanh xuân trên cung đường khắc nghiệt này”. Với chất giọng trong trẻo, nhẹ nhàng như gió, cô hướng dẫn viên Phan Thị Hương Giang đã bắt đầu câu chuyện về “cung đường lửa” một cách rắn rỏi và tha thiết.

Ký sự xuyên Việt: Bài 6 - Thiêng liêng đất Mũi

 

(HBĐT) - Đích đến cuối cùng chuyến hành trình xuyên Việt, đoàn công tác của chúng tôi được đặt chân đến đất mũi Cà Mau. Trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình có nói: Nếu đã từng được đặt chân đến ải Nam Quan, đã đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thì hãy cố gắng một lần để được về nơi đất Mũi thiêng liêng. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mỗi người.

Ký sự xuyên Việt: Bài 5 - Sắc màu Nam bộ

(HBĐT) - Nam Bộ là vùng đất đa văn hoá, đa dân tộc. Nhưng những sắc thái văn hoá, con người ở đây vẫn luôn nằm trong một tổng thể hài hoà và thống nhất. Chính điều đó đã tạo nên những sắc màu rất riêng cho vùng đất Nam Bộ vừa gần gũi, vừa thân thiện và thật đáng yêu. Nhờ vậy, con đường xuyên Việt qua miền Tây sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với chúng tôi là một chặng đường thú vị nhất...

Ký sự xuyên Việt: Bài 4 - Ngày 30/4 ở thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thành phố Hồ Chí Minh - lần đầu tiên chúng tôi đến. Vừa lạ lẫm, vừa thấy thân quen. Lạ vì phố xá, còn ký ức về đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn như gần gũi, quen thuộc. Bây giờ, sau 35 năm, trên hành trình xuyên Việt, chúng tôi đã đặt chân đến điểm cuối của cuộc chiến tranh đã được sống trong không khí, niềm vui của ngày chiến thắng.

Ký sự xuyên Việt: Bài 3 - Dọc đường chiến thắng

(HBĐT) - Tháng 3, tháng 4, thời tiết miền Trung, miền Nam nắng nóng bỏng rát. Nhưng ở những nơi chúng tôi đặt chân đến và đi qua từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đều náo nức kỷ niệm ngày chiến thắng cách đây 35 năm trước. Không có gì thú vị hơn khi được tham gia vào cuộc hành trình tiến về Sài Gòn trong niềm vui chiến thắng ở những vùng đất đi qua.

Ký sự xuyên Việt: Bài 2 - Ghi ở nghĩa trang Trường Sơn

(HBĐT) - Trước một màu trắng mênh mông tưởng như vô tận của những tấm bia mộ giữa núi rừng Trường Sơn của hơn một vạn người con đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mỗi người một tâm trạng, một cảm xúc. Nhưng trên nét mặt của mỗi cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình khi đứng trước những nấm mộ thanh xuân và trinh nguyên như những hạt giống tốt gieo vào tầng đất phù sa chưa kịp nảy mầm ấy vẫn không giấu nổi cảm xúc rưng rưng nghẹn ngào...

Ký sự xuyên Việt: Bài 1 - Xa miền gió lạnh

(HBĐT) - Ngay trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã nhấn mạnh và giao nhiệm vụ: Đây là chuyến công tác nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm với các báo bạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình. Ngoài ra, đây là chuyến đi nhằm hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010).

Kỳ II - Khi tiềm năng du lịch bắt đầu được đánh thức

(HBĐT) - Du lịch vùng hồ Hoà Bình - một trong các khu du lịch trọng điểm quốc gia được xác định với vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch của vùng, bước đầu đã xuất hiện những tín hiệu vui khi các dự án đầu tư phát triển du lịch bắt đầu được triển khai, đưa “thương hiệu” du lịch hồ Hoà Bình đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Nằm trong tuyến du lịch hồ Hoà Bình, quần thể ghềnh Thác Bờ là một địa điểm văn hoá tâm linh truyền thống hấp dẫn, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

“Hành trình về nguồn” năm 2010:
“Hâm nóng” trái tim những người làm báo trẻ

(HBĐT) - Mỗi năm một lần vào Tháng Thanh niên, tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lại có dịp gặp nhau để cùng tham gia chương trình “Hành trình về nguồn”. Năm nay, chương trình do Chi đoàn Báo Bắc Giang đăng cai tổ chức đã thực sự “hâm nóng” trái tim của hơn 100 nhà báo trẻ đến từ 12 cơ quan báo chí trong khu vực

Người gieo mầm thiện

(HBĐT) - Mãi cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu tại sao và sức mạnh nào đã làm cho một cô gái có vẻ “yếu ớt” lại trở thành một người quản giáo đầy bản lĩnh và lòng nhân ái ở nơi mà đến các đồng nghiệp nam còn có cảm giác ái ngại khi bắt đầu một ngày làm việc. Có lẽ, không đơn thuần là trách nhiệm mà cao hơn đó là sự đồng cảm và trái tim nhân hậu của một cô gái mới ngoài 20 tuổi.

Huyền thoại Trường Sơn - Bài III: Những linh hồn bất tử

(HBĐT) - Có lẽ đã rất lâu rồi tôi mới có cái cảm giác háo hức trước một chuyến đi. Háo hức đến kỳ lạ. Bởi cuộc hành trình về lại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn lần này tôi sẽ thực hiện lời hứa mà cách đây hơn 3 năm tôi đã tự nhủ nếu có dịp quay lại, nhất định sẽ mang theo một nắm đất quê hương gửi lại cho những người con của xứ Mường còn nằm lại giữa Trường Sơn...

Huyền thoại Trường Sơn: Bài II: Huyền thoại tuổi 20

(HBĐT) - Giữa sự ồn ào, sôi động của thành phố trẻ Đồng Hới, cô bạn phóng viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Lệ Thủy đã kể cho tôi nghe về sự ác liệt và sự hy sinh dũng cảm, can trường của những chàng trai, cô gái mới vừa tuổi đôi mươi trong chiến tranh trên dải đất quê hương em. Trong tiếng gió biển mặn mòi và sóng biển thì thầm với cát mênh mông, tôi chợt nghĩ, ở Trường Sơn có sự hy sinh nào mà không là một huyền thoại?!