Không trụ được tại nơi ở mới, gia đình bà Lường Thị Nhàng 

đã phải quay  về quê cũ, sống cảnh không ai quản lý.

(HBĐT) - Trước khi di rời về nơi ở mới, xóm Nghịt, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) là nơi cư trú của bà con dân tộc Tày, biệt lập giữa núi rừng hoang vu. Cách trung tâm xã 9 km, chủ yếu là đường rừng, không thể đi xe máy nên xóm Nghịt thiếu thốn nhiều thứ: từ gạo, tiền đến cái chữ, chăm sóc y tế và ánh điện. Năm 2009, người dân trong xóm hết sức phấn khởi vì được các cấp quan tâm đưa đến nơi ở mới.

Khám phá mùa xuân trên cao nguyên Mộc Châu

(HBĐT) - Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình năm xoay quanh mức 200C, Mộc Châu (Sơn La) vẫn thường được ví như một Đà Lạt của Tây Bắc. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho Mộc Châu với bốn mùa cây trái xanh tươi. Đầy lùi lại phía sau những ngày mùa đông rét mướt, nắng xuân đánh thức Mộc Châu bừng tỉnh trong từng nụ đào bung nở, trên mỗi nhành lan đua sắc tỏa hương. Đến với Mộc Châu những ngày đầu xuân sẽ được cảm nhận và chiêm ngưỡng chiếc áo đẹp nhất, rực rỡ nhất, sắc màu nhất của cao nguyên.

Ngược dòng sông Bôi

(HBĐT) - Đông sang, Xuân về sông Bôi đã trở nên hiền hoà, êm đềm, nhưng cứ vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm dòng sông trải dài trên 125 km này lại trở nên hung dữ với những dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Tuy vậy, nó vẫn là người bạn chung tình của người dân Từ Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đến Thượng Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hoà suốt bao đời nay.

Khắc sâu lời dạy, học Bác mỗi ngày

(HBĐT) - Với NSƯT Bùi Chí Thanh, niềm yêu kính Bác Hồ luôn ngự trị bất di, bất dịch trong trái tim ông, từ khi còn là chàng thanh niên hơn 20 tuổi đầy hoài bão và khát khao cống hiến hay đến khi đã trở thành người nghệ sĩ già tóc bạc đáng kính như bây giờ. Ông đã 6 lần được gặp Bác, trong đó, 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện. Lần cuối cùng là năm 1962... Dù 54 năm hay xa hơn thế rất nhiều, ký ức mỗi lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm trí ông những bài học vô cùng thấm thía.

Nơi dòng sông Đà tỏa sáng

(HBĐT) - Ngày nay, sông Đà không còn dữ dội của 130 thác, 170 ghềnh với “đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”; không còn giống như một “gã say rượu” hung hăng mà đã trở thành một “cô gái bản”... xinh đẹp, dịu hiền. Những ai đã một lần được trầm mình vào dòng nước sông Đà êm ái mới thấu hiểu hết sự hùng vĩ của đất trời.

Angkor Wat - một lần trong đời nên đến

(HBĐT) - Campuchia là quốc gia cùng hai dân tộc Việt, Lào anh em cùng chung sống gắn bó trên bán đảo Đông Dương. Trong lịch sử, Vương quốc Campuchia từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng nhưng cũng đầy đau thương đẫm máu. Ngày nay, đất nước Campuchia đã có những bước phát triển ngoạn mục về kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Đặc biệt, tình hữu nghị anh em đã từng sống chết có nhau giữa Việt Nam và Campuchia vẫn vô cùng sâu đậm, bất chấp đâu đó có những thế lực âm mưu phá hoại, chia rẽ. Đó là cảm nhận của đoàn Nhà báo Việt Nam sau gần 10 ngày trải nghiệm trên đất bạn.

Niềm vui ấm no trên những bản Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Một mùa xuân mới lại về với những bản Mường Lạc Sơn. Mùa xuân với những niềm vui mới, sự ấm no thể hiện trên gương mặt của người dân.

Để mía tím Hòa Bình có đầu ra bền vững
Bài 2: Hướng đi nào cho mía tím Hòa Bình?

(HBĐT) - Đó là câu hỏi đang đặt ra cấp thiết khi tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím đứng trước những nỗi lo phẩm cấp, thị trường tiêu thụ không còn ổn định như trước.

Để mía tím Hòa Bình có đầu ra bền vững

(HBĐT) - Mía tím - cây trồng chủ lực của tỉnh ngày càng mở rộng diện tích, trở thành cây giảm nghèo và làm giàu trong những năm gần đây. Tuy nhiên ở 2 niên vụ 2014 - 2015, cây mía tím gặp không ít khó khăn để duy trì chất lượng ổn định và thị trường đầu ra bền vững.

“Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu”...

(HBĐT) - Không hiểu sao, trong chuyến đi ngược lên Lai Châu vào cuối năm 2015, những câu thơ của một thi sĩ viết từ những năm 80 của thế kỷ trước cứ vang vọng trong lòng: “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu/ Hoa ban nở thành người con gái Thái/ Đám mây bay trong thau nước gội đầu…”.

Xuân về vùng ven đô

(HBĐT) - Nếu chưa một lần đặt chân đến những xã NTM, nơi mà cả cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang nỗ lực hết mình để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh sẽ không cảm nhận hết được không khí nhộn nhịp, niềm vui trước những đổi mới của nhân dân mỗi vùng quê này. ở nơi giấc mơ NTM đã được hiện thực hóa: xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), làng quê đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhân dân ngày càng sung túc, hạnh phúc để mỗi ngày với họ đều là mùa xuân.

Nhịp sống mới ở khu tái định cư Mai Sơn

(HBĐT) - Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 5 năm sau ngày về nơi ở mới, cuộc sống của người dân đã dần đổi thay, hòa nhập với vùng đất mới.

Khó quá, đường về Táu Nà

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…

Chuyện của xóm Hà...

(HBĐT) - Xóm Hà có 80 hộ, 98% là bà con người Mường, là xóm nghèo nhất xã Đồng Chum (Đà Bắc) và là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Giao thông cách trở nên bao năm qua bản Mường này vẫn hoay hoay thoát nghèo. Cùng với đó là niềm mong ước cháy bỏng về một ngôi trường khang trang để cô và trò khỏi phải nơm nớp nỗi lo “trôi” chữ trong những ngày mưa gió.

Rộc Dong trăn trở mối lo giao thông

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.