Ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) ai cũng biết đến ông Sùng A Tô. Hỏi về ông, người dân trong xóm đều hồ hởi kể với tình cảm trân trọng, bởi ông là người có uy tín (NCUT) được dân quý, dân tin...

Thăm địa chỉ đỏ Di tích lịch sử Quốc gia Nhà tù Hòa Bình

Nằm bên dòng sông Đà hùng vĩ, Di tích lịch sử nhà tù Hòa Bình thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là một trong những địa chỉ đỏ giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.

Huyện Lạc Sơn - tăng cường “cái đẹp”, dẹp “cái xấu”: Bài 2 - "Tỏa hương vườn hoa" người tốt, việc tốt

Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả hơn, Huyện ủy Lạc Sơn yêu cầu các cấp, các ngành trong huyện gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH T.Ư Quy định về trách nhiệm nêu gương của CB,ĐV...

Huyện Lạc Sơn - tăng cường “cái đẹp”, dẹp “cái xấu” : Bài 1 - Lấy lại uy tín của tổ chức Đảng

Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Lạc Sơn xuất hiện nhiều tập thể điển hình tiên tiến, cán bộ, đảng viên tiêu biểu thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng, thực trạng còn một bộ phận đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá” là vấn đề đặt ra cần được quan tâm. 

Cuộc sống của người dân xóm Ngòi, xã Suối Hoa bị ảnh hưởng sau đợt mưa lớn

Những trận mưa lớn liên tiếp trên địa bàn tỉnh vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tại các khu vực lân cận đường tỉnh 435 thuộc xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc), mưa lớn kéo dài đã xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá và sụt lún, nứt. Nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng phần nền, mặt đường nứt, gãy tạo thành những hố sâu gây nguy hiểm khi lưu thông. Đây là tuyến đường nối trung tâm thành phố Hòa Bình với các xã Thung Nai, Bình Thanh (Cao Phong) và xã Suối Hoa (Tân Lạc).

“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 3 - Tiếp sức cho hoạt động cơ sở

Tỉnh Hòa Bình có 151 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 1.482 thôn, tổ dân phố. Theo số liệu của UBND tỉnh, số người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 1.994 người. Số người hoạt động ở thôn, tổ dân phố là 16.302 người; 755 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) ở cấp xã. Tổng kinh phí khi thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khoảng 258,665 tỷ đồng/năm, trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP khoảng 209,045 tỷ đồng/năm; kinh phí từ ngân sách tỉnh bổ sung khoảng 49,620 tỷ đồng/năm. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã ban hành Nghị quyết đáp ứng sự mong chờ của cử tri và Nhân dân.

“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đưa thực tiễn cuộc sống vào nghị quyết

Qua nắm bắt thực tế tại cơ sở và các kỳ tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), HĐND tỉnh đã ghi nhận sau sáp nhập, do địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc tăng thêm mà phụ cấp không thay đổi, bên cạnh những cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm, đã có một số cán bộ cấp cơ sở không muốn làm bí thư chi bộ, trưởng thôn. Chưa kể đến đối với chi hội trưởng các đoàn thể ở khu dân cư như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, bí thư chi đoàn không được hưởng phụ cấp nên càng không muốn làm hoặc làm không hết trách nhiệm.

“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Khẳng định vai trò của những người “vác tù và hàng tổng”

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Hòa Bình đã đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), đạt được kết quả tích cực. Tuy vậy, công tác cán bộ sau sáp nhập gặp không ít bất cập. Trong đó, với địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng số lượng cán bộ cấp xã, thôn, tổ dân phố lại ít đi, phụ cấp còn thấp đã gây tâm tư cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 2: Thúc đẩy du lịch Hòa Bình - Hà Nội vươn xa

Những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 2,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.928 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 33%, đạt 64% kế hoạch năm. Tuy nhiên, những con số này được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, liên kết du lịch được xác định là hướng đi quan trọng nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cụ thể là liên kết phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội. Không chỉ kết nối các di tích, di sản mà còn đòi hỏi tăng cường kết nối giữa các ngành, các địa phương; giữa cộng đồng dân cư các điểm du lịch với du khách; giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch để phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII năm 2024
Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Nằm giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình dịp cuối tuần. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình – Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với cả 2 địa phương trong thời gian tới. 

 Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 2 - Giữ gìn bản sắc, củng cố sức mạnh nội sinh

Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 1 - Người dân chờ nước sạch 18 năm

Nhà máy nước thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành năm 2007, mới hoạt động khoảng 2 tháng thì giếng khoan bị sụt, chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó đến nay, người dân thị trấn Đà Bắc vẫn chưa được dùng nguồn nước từ công trình. Thị trấn Đà Bắc là địa phương duy nhất trong tỉnh người dân chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.