Người dân Nước Ruộng đã quan tâm hơn tới đời sống tinh thần, sức khoẻ.

(HBĐT) - Nếu lên bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vài năm trước, chẳng mấy ai khỏi chạnh lòng về một “cổng trời” với những thứ không như: không điện, không đường, không trường… Nước Ruộng ngày đó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tưởng như cái đói, nghèo cứ đeo bám lấy người dân nhưng hôm nay khi trở lại, chúng tôi được chứng kiến những bước chuyển mình, người dân Nước Ruộng đã biết vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo, thoát dần khỏi cuộc sống lam lũ xưa kia .

Khơi nguồn nét chữ Thái truyền thống

(HBĐT) - Giữa cuộc sống hối hả với bao sức hút của những luồng văn hóa mới, nơi thung lũng mờ sương Mai Châu vẫn có những con người bình dị ngày đêm miệt mài, say sưa với nét chữ Thái truyền thống. Với họ, nếu mất đi tiếng nói và chữ viết của dân tộc, chẳng khác nào đã đánh mất chính sự tồn tại của dân tộc mình.

Phú Minh - sáng lên vùng đất hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Thời những năm 90 của thế kỷ trước, Phú Minh như đảo nổi, các xóm tách biệt nhau mỗi khi nước xả lũ sông Đà tràn về. Ngày đó, đứng ở trên triền đê, nhìn những bông lúa cố vươn lên khỏi mặt nước đỏ lừ, còn bà con đang hối hả dầm mình trong nước để mong giành lại những hạt thóc đẫm nước, ai cũng chạnh lòng.

Ánh sáng của niềm tin nơi đất khó

(HBĐT) - Xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được biết đến bởi nhiều điểm đặc trưng: chưa có điện, con đường độc đạo xuống xã mấp mô, trơn trượt, thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa. ốm đau không có cơ sở y tế để chữa trị, trẻ em đi học chữ có khi phải dậy từ sớm tinh mơ để vượt qua 4 km đường rừng ... Thế nhưng, đây lại là nơi tụ hội lòng tin của dân vào Đảng, nơi con người sống với nhau chan chứa tình yêu thương.

Đi tìm những mảnh vỡ ký ức vụ thảm sát Đồng Uống

(HBĐT) - Chỉ đến khi được nghe ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu khẳng định: "Những vụ thảm sát xảy ra liên tiếp ở đồn Đồng Uống (xã Mai Hạ) do giặc Pháp lập trong những năm 1947 - 1949 làm khoảng hơn 100 người dân Mai Châu, Thanh Hóa và các tỉnh lân cận bị giết",  chúng tôi mới dám tin đó là sự thật.

Lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn

(HBĐT) - Hơn một năm nay, những ngày nghỉ cuối tuần luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với chị Bùi Thị Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Vào những ngày này, tạm gác lại công việc Hội, không bận rộn với mùa màng, chị Lan vượt hơn 20 km đường đèo, dốc để tham gia lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn. Đó là lớp văn hóa - nghề do trường TH Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh tổ chức.

Người đi xẻ vợi nỗi đau bao nhà

(HBĐT) - Tháng bảy, đất trời Hòa Bình như cô gái đỏng đảnh. Đang nắng chang chang là thế bỗng sập mưa. Người phụ nữ ở tuổi ngoài 40 có khuôn mặt tròn và nhân hậu ngồi bên tôi, nhìn mưa giăng giăng cứ thở dài. Chị Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Định Nhuận thổ lộ nỗi lo lắng:

Người lính pháo binh và những vần thơ “hát”

(HBĐT) - Ông 72 tuổi, “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ôm trong mình nỗi đau màu da cam suốt 35 năm qua, người lính pháo binh ấy chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh, càng không cho rằng mình là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh. Từ trước đến nay, ông chấp nhận mọi cái giá trong cuộc đời bởi ông luôn sống lạc quan và trái tim lúc nào cũng nghêu ngao những vẫn thơ biết hát…

“Ông vua” giảo cổ lam và những tri ân cuộc đời

(HBĐT) - Người ta gọi ông là “ông vua “giảo cổ lam, báo chí ca ngợi ông làm rạng danh xứ Mường, tò mò, tôi đã ngược dốc Tày Măng tìm đến xã Tu Lý – Đà Bắc để được gặp ông. Khác với mỹ từ "ông vua”, Bùi Đắc Quang, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Tùng - người làm nên thương hiệu giảo cổ lam Ba Tri nổi tiếng thực tế là một CCB đã cống hiến hết những năm tháng tuổi trẻ cho chiến trường và với ông, tìm được giảo cổ lam đơn giản đó là cơ duyên trời ban và ông làm tất cả cũng chỉ muốn tri ân cuộc đời.

Bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường

Bài 2: Giữ gìn di sản văn hóa cho dân tộc

(HBĐT) - Không gian văn hóa cồng chiêng Mường đã khẳng định được giá trị qua chiều dài lịch sử phát triển nhưng lại đang có nguy cơ bị mai một không chỉ ở số lượng mà cả về số bài chiêng và các nghệ nhân biết đánh chiêng giai điệu. Những giá trị văn hóa cồng chiêng quý giá đó cần được bảo tồn và phát huy bản sắc trong công cuộc đổi mới và phát triển.

Bảo tồn và phát huy không gian văn hoá cồng chiêng dân tộc Mường

 

Bài 1:  Kiệt tác văn hóa  trước cơ hội lớn

(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Mường với phương thức trình diễn độc đáo đã tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển của người Mường. Kiệt tác này đang được lập hồ sơ đề cử trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Những người giữ rừng cho phố

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang đổi thay từng ngày. Những quả đồi, những bờ ruộng đang dần bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hoá. Nhưng có hai người quyết tâm trồng, bảo vệ cánh rừng lim có hàng trăm năm nay giữa lòng thành phố. Họ mong ước cánh rừng này là lá phổi xanh cho thành phố trong tương lai.

Đà Bắc: Đã hết rồi mùa đói

(HBĐT) - Trước kia, lên Đà Bắc vào tháng 5, khi những nương ngô xanh biếc phất cờ cũng là lúc người dân ở huyện vùng cao này bước vào mùa đói. Còn bây giờ, nhìn những nương ngô xanh bạt ngàn khiến cho đồi núi trập trùng cũng trở nên trù phú, hứa hẹn một cuộc sống ấm no. Đà Bắc đã hết rồi mùa đói.

Chuyện ghi ở Cổng trời

Kỳ 2: Lớp học đặc biệt

(HBĐT) - Chuyện tự bỏ tiền ra làm đường của người dân xóm Đằng Long thì nhiều người đã biết. Nhưng hàng đêm, trong ánh đèn dầu leo lét, người dân ở đây vẫn duy trì những lớp học dạy làm người và học làm người thì không phải ai cũng biết.

Chuyện ghi ở cổng trời

(HBĐT) - Hẹn mãi chúng tôi mới có dịp quay trở lại bản người Dao Đằng Long xã Bắc Sơn (Kim Bôi). Có quá nhiều thay đổi so với cách đây hơn 2 năm khi chúng tôi đến. Con đường trải nhựa vào bản Dao quanh co theo dốc, qua đá núi đã thay cho lối mòn nhỏ lốc cốc vó ngựa thồ..