(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, những năm 60 của thế kỷ trước, bà Đinh Thị Nho cùng gia đình lên khai hoang tại xóm Phú Yên, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Mặc dù làm nông nghiệp với hơn 1 ha ruộng màu nhưng gia đình vẫn quyết tâm cho con cái học tập. Nhớ về những ngày khó khăn đó, bà Nho xúc động chia sẻ: "Ngày đó khó khăn lắm, không có đủ cơm áo để nuôi các con ăn học, nhiều khi gia đình phải ăn sắn với rau má để sống qua ngày. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi bảo nhau phải cho con ăn học thành người để sau này chúng bớt khổ”.


Với quyết tâm cho con cái theo học cái chữ cho bằng bạn bằng bè. Bà cùng chồng lam lũ làm hết các việc đồng áng rồi lên rừng lấy củi, đi làm thuê kiếm tiền những khi mùa màng rảnh rỗi. Với số vốn tích góp và vay mượn anh em, họ hàng, vợ chồng bà Nho mua thêm đôi bò sinh sản để phát triển chăn nuôi. Thấy bố mẹ vất vả, lam lũ, 5 anh em không ai bảo ai chỉ biết chăm chỉ học hành. Nhiều lúc thấy bố mẹ vất vả quá, các con xin nghỉ học nhưng bà không đồng ý. Bà nhớ lại: "Ngày người con cả đỗ trường sỹ quan lục quân, gia đình tôi mừng lắm rồi đứa thứ 2, thứ 3 cũng đỗ đại học, nhà không biết lấy tiền đâu nuôi con ăn học nên thằng thứ 4 bảo mẹ cho nghỉ học để nuôi các anh. Biết thế nhưng tôi vẫn động viên các cháu phải tiếp tục theo học, chỉ có con chữ, chỉ có học mới thoát nghèo được. Thế là chúng lại bảo nhau học hành không xin nghỉ học nữa”.

Với sự động viên của gia đình, lòng quyết tâm và ý thức được việc học hành nên cả 5 anh em đều chăm chỉ học và đỗ đạt. Đến nay, người con cả Bùi Văn Thương là cán bộ Bộ CHQS tỉnh. Người con trai thứ 2 là Bùi Văn Thanh là kiến trúc sư xây dựng ở Hải Dương. Người thứ 3 là Bùi Văn Tú hiện là bác sỹ đang công tác tại Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy. Người con trai thứ 4 là Bùi Văn Cử cũng được học hết thpt và đang làm việc bên Đài Loan.

Cuộc sống êm ả trôi, năm 2013, chồng bà mất để lại trên vai bà một gia đình với 5 người con, trong đó, người con thứ 5 đang theo học cao đẳng sư phạm. Thế nhưng với quyết tâm cho con ăn học đến cùng, gia đình bà chắt bóp, mẹ thương con, anh thương em thế rồi công lao của gia đình cũng được đền đáp. Người con út sau 3 năm theo học đã tốt nghiệp nhưng một lần nữa ông trời lại thử thách bà và người con út. Sau khi ra trường chưa xin được việc làm, bà lại động viên con theo học ngành y. Sau khi tốt nghiệp ngành y cũng không xin được việc làm, mẹ con bà lại trở về làm nông nghiệp. Thế rồi trời cũng sáng tỏ lòng người. Vài năm sau, anh lại xin được việc làm và hiện nay người con trai út là Bùi Văn Nguyên là giáo viên công tác tại huyện Mai Châu. Bên cạnh đó, các con dâu của gia đình bà Nho cũng có việc làm ổn định. Các cháu đều chăm ngoan, học giỏi.

ông Vũ Mạnh Tùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Yên Thủy chia sẻ về tấm gương gia đình khuyến học Đinh Thị Nho: "Đây là tấm gương tiêu biểu "suốt đời nuôi con, nuôi chữ”. Từ củ khoai, củ sắn, gia đình bà Nho đã nuôi 5 người con ăn học, đến nay đã thành tài và có việc làm ổn định. ở một xã, một huyện miền núi khó khăn như huyện Yên Thủy, việc hiếu học như gia đình bà Nho là điều rất đáng trân trọng, đáng được tuyên truyền nhân rộng và khen thưởng”.

Với những nỗ lực cố gắng "nuôi con, nuôi chữ”, đến nay bà Nho đã được đền đáp xứng đáng. Hiện nay, các con của bà đã và đang đóng góp tiền để xây dựng cho mẹ căn nhà mới. Công trình đang gấp rút thi công để xuân 2018 này cả nhà có thể đầm ấm bên nhau. Có thể nói, bà Đinh Thị Nho đã góp phần không nhỏ xây dựng xã hội học tập ở xã Yên Trị nói riêng và huyện Yên Thủy nói chung. Đồng thời, bà Nho là điển hình tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài của xã, của huyện.

Xuân Thiên

 (Đài Yên Thủy)


Các tin khác


Người tiên phong đưa cây bưởi đỏ lên đồi ở xã Tử Nê

(HBĐT) - Đó là anh Phạm Khắc Thường, sinh năm 1966 ở xã Tử Nê (Tân Lạc). Cách đây 5 năm, khi anh mạnh dạn đưa cây bưởi đỏ lên trồng ở trên đồi, không ít hộ làm vườn trong vùng lo ngại, hồ nghi. Còn hiện giờ, mọi người đều thán phục. Hàng chục hộ đã nhìn vào anh học tập, làm theo, cũng đưa cây bưởi đỏ lên đồi.

“Vua cam V2” trên đất Phú Thành

(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện là một trong những vùng trọng điểm trồng cam cho năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất này.

Thành công từ mạo hiểm, kiên trì với cây cam

(HBĐT) - "Mình mà không mạo hiểm, kiên trì bám trụ với cây cam thì chắc cuộc sống của gia đình giờ vẫn khó khăn lắm” - vừa chỉ tay ra vườn cam, ông Trần Văn Nghị, trú tại Đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chia sẻ. Sau 10 năm không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vườn cam đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chiến sỹ “sao vuông” vươn lên từ thất bại

(HBĐT) - Chỉ khi được tận mắt nhìn thấy vườn cam đang vào vụ quả sai trĩu cành, chúng tôi càng cảm phục hơn những nỗ lực và nghị lực phi thường của nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Tâm ở xã Kim Sơn (Kim Bôi).

“Vua bưởi Diễn” trên đất Ngọc Lương

(HBĐT) - Tại vùng trồng bưởi Diễn có tiếng xã Ngọc Lương (Yên Thủy), ông Vũ Xuân Oanh ở xóm Đại Đồng được mệnh danh là "vua bưởi Diễn” với việc sở hữu trên 500 gốc bưởi, hơn một nửa trong số đó đã cho thu quả.

Người CCB tiên phong nuôi cá lồng ở hồ Trọng

(HBĐT) - Nhận thấy môi trường khu vực hồ Trọng (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) trong xanh, giàu tiềm năng phát triển thủy sản, đầu năm 2016, CCB Bùi Văn Bình đầu tư làm 10 lồng cá theo phương pháp nuôi lồng lưới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục