(HBĐT) - Năm 2015, dự án "Thiết bị đưa nước lên cao dùng sức nước” của học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã vượt qua 205 dự án của các tỉnh bạn, giúp Hòa Bình lần đầu tiên đạt giải nhất chung cuộc tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia. Gần đây nhất, tháng 7/2019, lần đầu tiên, Hòa Bình có dự án tham gia Olympic Phát minh và sáng chế quốc tế tại Hàn Quốc và đã vinh dự giành huy chương vàng. Thầm lặng đứng phía sau nụ cười rạng rỡ của học sinh trên bục vinh quang nhận giải thưởng, chính là thầy giáo Phạm Đình Mẫn (giáo viên trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) – người trực tiếp hướng dẫn dự án cho các em.



Thầy giáo Phạm Đình Mẫn (bên phải) hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm.

Đỗ Đại học Bách Khoa, ngành Tự động hóa, nhưng lại chọn học Đại học Sư phạm để tiếp nối truyền thống gia đình. "Trích ngang” đầy ấn tượng đó khiến chúng tôi thực sự rất tò mò về người thầy giáo đặc biệt này. Trò chuyện với chúng tôi, thầy Phạm Đình Mẫn chia sẻ: Nhà có 4 người thì bố mẹ và chị gái ruột tôi đều là giáo viên. Vậy nên, ngay từ nhỏ, dù rất đam mê tìm tòi sáng tạo KHKT, nhưng đồng thời, tôi cũng xác định tinh thần sẽ học sư phạm nên việc thi vào Đại học Bách Khoa chỉ là một trải nghiệm, thử sức.

Đam mê nghiên cứu, sáng tạo và có "duyên” với các cuộc thi nên số lượng bằng khen, giấy khen, giải thưởng… mà thầy giáo Phạm Đình Mẫn đang nắm giữ là khá lớn. Ngay từ khi đang là sinh viên đại học năm thứ 3, thầy đã đạt giải B Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc và giải khuyến khích Olympic Tin học sinh viên toàn quốc. Tốt nghiệp đại học, thầy về công tác tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ từ năm 2003. Trên cương vị giáo viên, năm 2006, thầy Mẫn được giải thưởng đầu tiên là giải nhất cuộc thi "Sáng tạo đồ dùng dạy học cấp tỉnh”. Năm 2008, thầy tiếp tục giành giải nhất Hội thi giáo viên THPT làm thí nghiệm thực hành giỏi cấp tỉnh… Cũng trong năm 2008, thầy Mẫn được tín nhiệm chọn tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Riêng về công tác ôn luyện học sinh giỏi quốc gia, thầy Mẫn đã được nhận 5 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia. Cũng liên quan đến công tác chuyên môn, thầy Mẫn 6 lần được Bộ GD&ĐT chọn tham gia ra đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học…

Điểm khác biệt của thầy giáo Phạm Đình Mẫn đó là không chỉ giỏi về chuyên môn, thầy còn có niềm đam mê rất lớn với nghiên cứu, sáng tạo KHKT. Năm 2014, khi lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình tham gia sân chơi sáng tạo KHKT cấp quốc gia, thầy Mẫn và các học trò đã "trình làng” giải nhì lĩnh vực, giải ba chung cuộc với dự án "Lọc nước biển thành nước ngọt từ năng lượng thừa của động cơ nhiệt” và giải khuyến khích lĩnh vực với dự án "Máy phát điện từ sóng biển”. Tiếp đó, từ năm 2015 đến nay, thầy Mẫn tiếp tục hướng dẫn 3 dự án đoạt giải tại cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Đỉnh cao gần đây nhất là thầy trực tiếp hướng dẫn học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và THPT Công Nghiệp đoạt huy chương vàng tại Olympic Phát minh và sáng chế quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 7/2019.

Chia sẻ về hành trình tiếp lửa nghiên cứu sáng tạo KHKT cho học sinh, thầy giáo Phạm Đình Mẫn cho biết: Một trong những yêu cầu cấp thiết về đổi mới giáo dục hiện nay chính là phải đẩy mạnh việc "học đi đôi với hành”, cụ thể hóa những kiến thức lý thuyết học trên lớp vào thực tế. Các học sinh cũng ngày càng tự tin, thích thú và chủ động tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo KHKT. Sau nhiều năm hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án, tôi nhận thấy nghiên cứu, sáng tạo KHKT giúp các em được khơi gợi, phát huy tốt tư chất thông minh, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tin học và ngoại ngữ. Qua đó, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động trong cuộc sống. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn học sinh có thêm nhiều nghiên cứu, ứng dụng có tính thực tiễn cao; đồng thời tích cực hỗ trợ các bạn đồng nghiệp trẻ tham gia nghiên cứu sáng tạo KHKT để góp phần thúc đẩy phong trào sáng tạo KHKT trong giáo viên, học sinh của tỉnh thêm sôi nổi, hiệu quả.


Dương Liễu


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục